3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Giải pháp công nghệ
3.4.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Để giảm ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn tại các công đoạn khoan, nổ mìn, sàng tuyển, bốc xúc vận chuyển, mỏ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:
- Đưa ra lịch trình khai thác vận chuyển hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện vận chuyển trong cùng một thời điểm.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ, độ ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất.
- Các ô tô chuyên chở đất đá, quặng phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực, các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép đối với từng loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường.
- Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản như tưới nước thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính, tại khu vực bốc xúc. Giải pháp này không xử lý hoàn toàn các loại bụi, song hạn chế tối đa sựphát tán của chúng.
- Nâng cấp tuyến đường nội bộ tạo điều kiện cho các xe vận tải hoạt động ở điều kiện tốt tránh phải dừng phanh gấp, thay đổi tốc độ hạn chế lượng khí thải.
- Trong quá trình đổ thải tại bãi thải Thác Lạc I cũng gây ô nhiễm bụi từ hoạt động vận chuyển, san gạt, do vậy để hạn chế trong quá trình đổ thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cũng như vận chuyển về bãi thải mỏ sẽ sử dụng phương tiện phun nước để giảmthiểu bụi phát sinh.
3.4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do nước thải
- Xử lý nước thải từ quá trình tuyển rửa:
Hiện tại để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình tuyển rửa với lưu lượng 3.200m3/ng.đ đến 3.700m3/ng.đ, mỏ sử dụng 03 trạm bơm công suất 2.000 m3/h và 01 hồ lắng nước thải dung tích 2.000.000m3 và 01 hồ chứa bùn thải quặng đuôi có dung tích 150.000m3 (diện tích 50.000m2, chiều sâu 3m), nước thải phát sinh từ quá trình tuyển rửa sẽ được thu gom vào hồ lắng, sau đó nước thải sau khi lắng được tuần hoàn sử dụng lại, bùn thải phát sinh từ quá trình lắng nước thải tuyển rửa được bơm bằng hệ thống bơm hút bùn sang hồchứa bùn thải quặng đuôi.
Để tận dụng tối đa kim loại còn sót lại sau khi tuyển quặng sắt bằng phương pháp thô có chứa trong bùn thải quặng đuôi Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên đã ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Đức Hạnh tuyển lại bùn thải, lượng bùn còn lại sau khi tuyển sẽ được tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (dây truyền sản xuất gạch).
- Đối với nước mưa chảy tràn:
Hiện nay mỏ đang áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa như: thu gom vật liệu, đất đá rơi vãi trên bề mặt, định hướng dòng chảy bằng hệ thống mương rãnh thoát nước và các hố ga lắng cặn trước khi thoát ra ngoài môi trường. Cụ thể:
+ Tại khu vực bãi thải mỏ: Nước mưa chảy tràn qua bãi thải được thoát vào hệ thống rãnh xung quanh có kích thước rộng 1,0m, sâu 0,5m nhằm thu gom tập trung nước mưa chảy tràn xung quanh bãi thải vào suối Ivon.
+ Đối với mặt bằng sân công nghiệp: Hiện nay để hạn chế ô nhiễm do nước mưa cuốn theo bụi, quặng sắt rơi vãi và bụi đất đá tại khu vực này, mỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đã đào rãnh thoát nước vào hệ thống rãnh thu nước và các hố ga lắng cặn, sau đóchảy vào hệ thống thoát nước chung và chảy vào suối Ivon.
- Đối với nước thải sinh hoạt
Hiện nay mỏ đã xây dựng 3 khu nhà vệ sinh, được bố trí trên mặt bằng các phân xưởng sàng, phân xưởng cơ khí và khai thác, phân xưởng vận tải. Bể xử lý tự hoại 3 ngăn. Các thông số của các ngăn như sau:
+ Ngăn thứ nhất có thể tích 10m3
+ Ngăn thứ 2 có thể tích 15m3
+ Ngăn thứ ba có thể tích 10m3
Nước thải sinh hoạt sau xử lýqua bể tự hoại sau đó vào nguồn tiếp nhận.
3.4.2.3. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn
Đối với đất đá thải: Hiện nay đất đá thải của mỏ được vận chuyển đổ thảitại cả hai bãi thải.
- Lượng đất đá thải của khu Tây là 139.411m3; khu Đông là 266.562m3. Sau khi lấp đầy khu Tây lượng đất đá thải đổ thải vào bãi thải Thác Lạc I là 374.838m3. Trung bình mỗi tháng lượng đất đá thải là 21.256m3.
Tại khu vực bãi thải thiết bị san gạt sẽ lu lèn cho đất chặt và ổn định. Các thông số bãi thải đảm bảo không sạt lở bờ thải, chân bãi thải đào mương hứng dòng tạo bùn lắng.
Diện tích bãi thải Thác Lạc I là 234.328,4m2, đã được đổ thải từ năm 2003 hiện nay còn trống 5 ha, trong đó diện tích chứa đất đá thải là 20.000m2;
Chiều cao trung bình của tầng thải 20m. Góc nghiêng sườn tầng thải: 350 - 450 Độ dốc dọc trong lòng bãi thải: id = 2% Hệ số nở rời sau khi bị nén chặt: 1,05 - 1,10.
Khai thác theo hình thức cuốn chiếu để tạo đủ không gian khai thác và đổ thải hợp lý. Đất đá thải sau khi đổ thải đến đâu sẽ được lu lèn chặt đến đó, sau khi cải tạo sẽ trồng cây xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ sử dụng bãi thải trong ở những khu vực đã kết thúc khai thác theo chỉ giới của phòng kỹ thuật giao ngoài hiện trường (khai thác theo hình thức cuốn chiếu hoặc phương pháp khai thác phù hợp khác để tạo đủ không gian khai thác và đổ thải hợp lý).
3.4.2.4. Đối với sự cố sụt lún đất, nứt đất, mất nước và phòng chống sét
- Di dời các gia đình đã sảy ra sụt lún đất, nứt đất ở gần nhà đến nơi an toàn.
- Khoanh các vị trí sụt lún đất, nứt đất trong vùng và thông báo để nhân dân khi lao động sản xuất tránh xa, nhất là những ngày có mưa to.
- Điều tra khảo sát chi tiết để khẳng định các nguyên nhân sụt lún đất trên đây, đồng thời cảnh báo các khu vực có nguy cơ sụt lún đất tiếp theo.
- Vùng thị trấn Trại Cau và lân cận nằm trên vùng đất có phân bố đá vôi ngầm với các hang hốc karst có thể sảy ra sụt lún đất, nứt đất khi có điều kiện thuận lợi, vì vậy cần có điều tra khảo sát khoanh vùng khu vực có nguy cơ sụtlún đất, nứt đất phục vụ quy hoạch đưa nhân dân định cư ở nơi an toàn.
* Phòng chống sét
- Lắp đặt hệ thống cột chống sét cao đảm bảo thu sét trong khu vực mỏ, khu vực nhà văn phòng và nối đất các thiết bị để đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị.
- Kiểm tra hệ thống cột điện, biến áp, nhà xưởng có biện pháp sửa chữa những chỗ nứt, vỡ có khả năng gây đổ.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, có phương án sửa chữa, bổ sung, thay thế những đoạn dây yếu có khả năng gây chạm chập điện.
- Kiểm tra hệ thống thu lôi, tiếp địa tại các khu vực có khả năng bị sét đánh trước mùa mưa.
3.4.2.5. Biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản tại một số điểm mỏ đã kết thúc khai thác tại mỏ sắt Trại Cau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong số 9 khu vực trong mỏ sắt Trại Cau đ. được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trong giấy phép khai thác khoáng sản thì đã có một số điểm mỏ đã kết thúc khai thác như mỏ Quang Trung Nam, Thác Lạc I, Thác Lạc II, Thác Lạc III, Chỏm Vung, Quang Trung Bắc, hai điểm mỏ đang trong quá trình khai thác là Núi Đ và Núi Quặng, một điểm chưa tiến hành khai thác là khu vực Hàm Chim. Như vậy đối với những khu vực đã kết thúc khai thác thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố về môi trường là rất lớn nếu không thực hiện các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, trong luận văn đề xuất biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác đối với các khu vực đãkết thúc khai thác như sau:
a. Phương án giải quyết vấn đề môi trường sau khai thác
+ Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu vực mỏ trên ý thức tiết kiệm đất đai sử dụng.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước trong khai trường đảm bảo cho đất đá thải không trôi lấp xuống lòng suối.
+ Các bãi thải nâng lên cốt đổ thải tối đa để giảm diện tích chiếm dụng. + Khai thác lộ thiên với góc dốc bờ công tác hợp lý nhất vừa đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, vừa đảm bảo diện tích mở rộng khai trường là nhỏ nhất.
+ Có thể sử dụng bãi thải trong để tiết kiệm diện tích đổ thải.
+ Tại các chân bãi thải xây dựng các đập chắn để hạn chế hiện tượng trôi lấp đất đá thải ảnh hưởng tới sông suối và ruộng vườn của nhân dân.
+ Mương thoát nướcngăn thành nhiều tầng bậc để lắng đọng chất thải. + Đào hệ thống mương máng thu thoát nước tại xác tầng bãi thải, trong khai trường để thu nước mặt chống tràn trực tiếp trên mặt mỏ.
+ Khống chế ô nhiễm bụi bằng cách tưới đường thường xuyên nhằm hạn chế tối đa lượng bụi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Trồng cây xanh và cỏ tại những khu vực đãngừng đổ thải hoặc khai thác. + Khi xây dựng mặt bằng, đường xá, mặt taluy cần được đánh cấp đầm chặt trồng cỏ giữhoặc xếp đá hộc tránh sự bào mòntrượt lở khi mưa bão.
+ Đất đá thải phát sinh từ quá trình tuyển cần được thu gom đổ thải vào nơi quy định.
b. Đề xuất biện pháp cải tạo môi trường sau khai thác * Vấn đề ô nhiễm môi trường sau khai thác
Sau quá trình khai thác tại các điểm quặng sắt trong mỏ sắt Trại Cau tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, một loạt những ảnh hưởng có thể xảy ra như sau:
+ Tác hại có tính địa cơ học làm biến đổi địa hình, biến đổi cấu trúc địa chất, hoang mạc hoá đất đai.
+ Tác hại có tính địa chất thủy văn làm hạ mực nước ngầm và làm ô nhiễm môi trường nước.
Tác hại mang tính khoa học làm thay đổi thành phần hoá học của không khí, nước và đất nền.
+ Làm thay đổi khí hậu, thay đổi quá trình sinh hoá trong nước, đất. + Các hoạt động gây ô nhiễm chính là: Khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải, thải đất đá, thoát nước, sàng tuyển và các hoạt động phụ trợ khác như trạm điện, xưởng cơ khí...
* Đề xuất biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác
Tiến hành san lấp moong khai thác sau khi kết thúc khai thác. Tính toán lượng đất đá cần san lấp cho các điểm mỏ đãkết thúc khai thác.
- Đối với các tuyến đường vận tải sau khi kết thúc khai thác, các tuyến đường vận tải không phục vụ mục đích vận tải khoáng sản từ khu vực khai thác đến khu vực tuyển quặng nữa. Khi đó, một giải pháp quan trọng là trồng cây xanh tại các vị trí cho phép mục đích làm đẹp cảnh quan, đối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tuyến đường còn lại trồng cây xanh để khôi phục cảnh quan môi trường. Đặc biệt là sự phân tán bụi trong không khí.
- Đối với bãi thải sau khai thác là nơi sinh ra bụi, bụi được sinh ra khi đấtđá bị gió cuốn đi trong mùa hanh khô. Như vậy, sau khi kết thúc khai thác khoáng sản quặng sắt, biện pháp tốt nhất để cải tạo phục hồi môi trường trong khu vực bãi thải là trồng cây xanh. Vị trí trồng cây xanh là bao phủ toàn bộ bãi thải, nhằm trả lại môi trường xanh-sạch-đẹp cho khu vực mỏ.
- Khu vực tuyển quặng sau khi khai thác khoáng sản, các khu vực sàng, kho chứa quặng có thể còn tồn tại. Chính vì vậy tác giả đưa ra giải pháp xử lý và chống bụi như sau: Gian nhàsàng tuyển quặng phải được che chắn để ngăn ngừa bụi phát tán; xung quanh xưởng sàng tuyển được trồng cây xanh ngăn bụi phát tán ra môi trường.
- Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật
+ Công tác tạo mặt bằng và phục hồi thảm thực vật đối với khai trường và bãi thải được tiến hành ngay sau khi kết thúc khai thác và đổ thải cho từng khu vực. Việc tạo mặt bằng bằng cách san gạt, tạo địa hình có độ dốc phù hợp với địa hình khu vực.
+ Tăng độ mầu của đất bề mặt, trong quá trình khai thác thì những lớp đất mầu có độ dinh dưỡng cao được cất giữ ở một nơi, khi tiến hành công tác hoàn thổ ở khai trường và bãi thải tiến hành trải đều lớp đất phủ lên bề mặt để tăng độ màu mỡ, nếu khối lượng lớp đất màu ít thì phải bỏ vào từng hố để trồng cây.
+ Phục hồi thảm thực vật đặc điểm đá của khu vực mỏ thường là bạc màu, trơ sỏi đá và có độ chua. Do vậy, cần phải trồng các loại cây có khả năng thích nghi trong môi trường đất đá mỏ bao gồm: Keo lá tràm, keo tai tượng, muồn đen, bạch đàn. Thực tế, cây keo được trồng ở khu vực mỏ phát triển tương đối tốt. Phương án trồng cây keo với khoảng cách 4m một cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phân tích các tính chất hoá nông của đất đá bóc
Lấp moong khai thác bằng đất đá bóc
San gạt tạo mặt bằng bãi thải,bạt thoải sườn dốc Thu hồi và rải lớp đất màu, đất trồng trọt lên bề mặt san gạt.
Xây dựng các công trình tiêu thoát nước
+ Phục hồi thực vật: Phục hồi thực vật chính là biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác, bao gồm phục hồi nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tuỳ theo từng khu vực của mỏ khai thác có điều kiện thuận lợi về địa hình, chăm bón và tưới tiêu được tiến hành như sau:
Phục hồi đất lâm nghiệp: Áp dụng cho bãi thải và toàn bộ bề mặt của các mỏ, tiến hành san gạt tạo mặt bằng, bạt thoải sườn dốc, xây dựng các công trình thoát nước, phủ đất màu trồng cây.
Phục hồi đất nông nghiệp: Tiến hành các công việc làm tăng màu mỡ củađất đai cho đến khi có đủ điều kiện nuôi sống cây trồng, lựa chọn cách cải tạo đất hiệu quả và thành phần phân bón hợp lý, khi đất đai phát huy được hiệuquả cho gieo trồng cây.
- Tận dụng các công trình phục vụ quá trình khai thác tại các khu vực mỏvào mục đích dân sinh
+ Mặt bằng khu sàng tuyển, khu vận tải, cơ điện sử dụng làm khu tái định cư, đồng thời kết hợp với moong khai thác (sau khi lấp bớt một phần hạ thấp độ sau của moong không ảnh hưởng đến việc gây sạt nở, mất nước ngầm) làm khu vực giải trí hoặc công viên cho khu dân cư mới.