Tình hình môi trường không khí trên thế giới

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện sóc sơn (Trang 25 - 30)

Trên thế giới hiện nay, loài người đang bắt đầu hứng chịu những ảnh hưởng do ô nhiễm không khí gây nên. Trái đất đang nóng dần lên do các hoạt động của con người thải ra khí CO2; NO2; SO2…, hiện tượng nhà kính xảy ra, mưa axit, nhiều lỗ thủng tầng ozon xuất hiện. Tất cả các thảm họa đó đều có nguyên nhân là do các hoạt động của con người.

Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ khiến các vấn đề y tế diễn biến phức tạp hơn trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, “gần 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí thường xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình. Tương đương 2/3 người ở các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương” - WHO cho biết.

Tính đến năm 2014, có đến 92% dân số thế giới sống trong các vùng không khí có mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn của cơ thể và gây tổn hại đến sức khỏe. Con số ngày tương đương với tỷ lệ 9/10 người phải hít bầu không khí bị ô nhiễm, nhất là ở những nước nghèo. Điều này cho thấy thế giới đang phải đối mặt với tình trạng y tế “khẩn cấp” có khả năng sẽ gây thất thoát lớn cho chính phủcác nước.

Chưa bao giờ tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới lại đang ở trong tình trạng đáng báo động như hiện nay. Đặc biệt, có nhiều thành phố đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.

*Thủđô New Delhi của Ấn Độ

Ít ai biết rằng Thủđô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây. [20]

Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.

Tỉ lệ thành phần bụi mịn ở thủ đô New Delhi cao gấp 10 lần mức báo động do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

*Thủđô Bắc Kinh, Trung Quốc

Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn.

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mật độ trung bình của PM 2,5 không được phép lớn hơn 25 µg/m3 mỗi ngày, trong khi ở Thượng Hải mật độ này đã gấp 10 lần trong những ngày gần đây. Trong ngày 1/12/2013, chỉ số AQI tại Thượng Hải đã vượt qua mốc 230, trong khi mật độ PM 2,5 trong ngày hôm đó đã lên mức 248 µg/m3. Đây cũng là ngày diễn ra giải Marathon Quốc tế thường niên tại thành phố này và nhiều vận động viên đã đeo khẩu trang khi thi đấu. [20]

Vào tháng 11/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đã tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10/12/2015. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy. [20]

* Thủđô Tehran, Iran

Khoảng 5 triệu xe hơn và 5 triệu xe mô tô không đạt tiêu chuẩn về môi trường là thủ phạm chính trong việc gây ô nhiễm gây cái chết cho hàng ngàn nạn nhân mỗi năm tại thủđô cũng như ở các thành phố lớn.

Theo số liệu chính thức, trong 16 năm gần đây, trung bình mỗi năm Teheran được 219 ngày có không khí trong lành. Với số lượng xe gia tăng hiện nay, ít có hy vọng tình trạng này được cải thiện nhanh chóng.

Những năm gần đây, Quốc hội và Chính phủ Iran luôn nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô, như ban hành luật khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch và thay thếxe cũ bằng các loại xe mới ít thải khí độc hại. Chính phủ Iran dự kiến thực thi các chính sách nhằm giãn mật độ dân cư và các nhà máy công nghiệp hoạt động ở thủ đô, nơi dân số đã lên tới 8 triệu người. [20]

Theo thông tin từ AFP (Agence France-Presse: trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới) ngày 26/3/2014, tính chung trên toàn cầu cứ 8 người chết thì có một là do ô nhiễm không khí. Những thủ phạm gây chết nhiều nhất liên quan đến ô nhiễm là bệnh tim, đột qụy, bệnh phổi và ung thư phổi. Ngoài ra nó còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm sinh và suy giảm chức năng tâm thần do chất lượng không khí kém. Số tử vong bao gồm 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà, chủ yếu do đun nấu bằng bếp than, củi. Tác động của ô nhiễm không khí ngoài trời ước tính là 3,7 triệu, với nguồn gây ô nhiễm từ đốt than tới động cơ diezen. Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, và khu vực Tây Thái Bình Dương, từ Trung Quốc tới Philippines. Những khu vực này có 3,3 triệu người chết liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm ngoài trời-với tổng số tính chung là 5,1 triệu. Ở châu Phi, số tử vong tính chung là 680.000, trong khi có khoảng 400.000 người chết ở Trung Đông, 287.000 người chết ở các nước châu Âu thu nhập thấp và trung bình, và 131.000 người chết ở Châu Mỹ La tinh do ô nhiễm không khí. Số tử vong ở các nước thu

nhập cao là 295.000, với 96.000 ở Bắc Mỹ và 68.000 ở các thuộc Thái Bình Dương gồm Australia và Nhật. [19]

Theo nghiên cứu của Rachael Rettner cho thấy, biến đổi khí hậu có thể gây ra ô nhiễm không khí trầm trọng, nhưng chỉ có tác động nhỏ đến các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. Theo đó, chỉ có 1.500 ca tử vong vì ô nhiễm tầng ozone và 2.200 trường hợp chết từ các hạt vật chất nhỏ có liên quan đến biến đổi khí hậu .

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/5/2014 cho biết phần lớn trong số 1.600 thành phố thuộc 91 quốc gia đang chìm trong ô nhiễm, vượt quá mức đô ̣cho phép về độ ̣ô nhiễm . Chỉ có 12% dân sốở 1.600 thành phố đươc ̣ sống trong bầu không khí đạt các tiêu chuẩn quy định của WHO . Số còn lại phải sống ở những nơi có không khí ô nhiễm nặng nề, khiến ho ̣thường xuyên mắc các bệnh vềhô hấp và các trọng bệnh khác . Một nhiên cứu chỉ ra rằng gần một phần ba dân số sống ở đô thị Châu Âu hít phải các hạt ô nhiễm không khí với hàm lượng vượt giới hạn cho phép của Liên minh Châu Âu (EU). Tình hình ô nhiễm môi trường ở các nước Châu Á đang có diễn biến xấu trong những năm gần đây. Tại thành phố lớn của các nước như New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện ra mức độ ô nhiễm không khí đều ở mức báo động nguy hiểm đối với cuộc sống của con người. Các công trình nghiên cứu của WHO ở Đông Nam Á và Trung Quốc cho thấy, khí thải từ các phương tiện giao thông, các cơ sở sản xuất công nghiệp, việc sử dụng than gỗ, than đá và các nhiên liệu khác trong sinh hoạt... đã khiến không khí ở khu vực này thường xuyên trong tình trạng ô nhiễm ở mức độ cao. [18]

Eurasia Review – nghiên cứu viên thuộc Nanyang Technological University và RSIS Centre for Non-Traditional Security (NTS) Studies cho rằng, ASEAN đang phải đương đầu với ba khó khăn: điều phối triển khai,

không có kế hoạch rõ ràng, dù có không thiếu kế hoạch và ý tưởng; khả năng không đủ ngân sách để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí dai dẳng của ASEAN.[19]

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện sóc sơn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)