Ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trên địa bàn khu vực Hạ Long

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại các mỏ than thuộc tổng công ty than đông bắc tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 42)

Hoạt động khoáng sản là một trong những lĩnh vực phát triển kinh tế quan trọng trên địa bàn tỉnh đã diễn ra hàng trăm năm. Trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển tăng vọt. Sự tăng trưởng của lĩnh vực hoạt động khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động và dân sinh (kể cả ở các vùng đô thị và nông thôn); làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác như cảnh quan môi trường, tài nguyên rừng, các nguồn nước, tài nguyên đất, các hệsinh thái trên các lưu vực và vùng cửa sông, ven biển ...

Hoạt động khai thác than tại các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cảnh quan xung quanh các vùng mỏ. Nhiều khảo sát và nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và các ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế, xã hội và hệ sinh thái đã được thực hiện trong những năm gần đây đối với các mỏ than tại tỉnh Quảng Ninh. Có thể liệt kê khái quát như sau: phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, làm ô nhiễm môi trường không khí, làm nguồn nước bị ô nhiễm, gây bồi lắng các dòng suối và cửa sông ven biển, trượt lở đất đá, xói mòn đất… làm ảnh hưởng tới mỹ quan, cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp tới khu du lịch ven biển: Vịnh Hạ Long, khu du lịch Bãi Cháy, Cửa Lục thành phố Hạ Long,

4.2.3.2. Ảnh hưởng của nước thải khai thác mỏ

Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp. Trong hoạt động khoáng sản, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v... đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường:

Làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện tàng trữvà thoát nước (tác động cơ học); làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước (tác động hóa học).

a, Tác động hóa học của khai thác than tới nguồn nước

Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽthúc đẩy các quá trình hòa tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.

Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn Quy chuẩn từ 13 lần, đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than .

Đối với khai thác lộ thiên: Lượng nước mưa rửa trôi bề mặt khai trường khai thác, bãi thải vào mùa mưa có khối lượng lớn, cuốn theo nhiều đất đá, than chưa đo lường được gây bồi lấp sông, suối, ao, hồ và vùng ven biển, gây ngập lụt các khu dân cư lân cận. Lượng nước thải này vẫn còn phát sinh kể cả khi các hoạt động mỏđã kết thúc, vì vậy có tính tiềm tàng ảnh hưởng lâu dài.

Đối với nhà máy tuyển: Nước thải từ các nhà máy tuyển (Cửa Ông, Nam Cầu Trắng, Vàng Danh) hiện nay phần lớn được thu hồi sử dụng lại cho quá trình sàng tuyển. Lượng nước thải ra môi trường nhỏ, thường tối đa đến 1/3 lượng nước sử dụng nhà máy. Nước thải có lượng than mịn rất lớn từ 20003200 mg/l, Zn2+ từ 36 mg/l, Cu từ 0,43 mg/l, Pb+ từ 0,31,5 mg/l, độ ph trung bình từ 3,7  5,5.

Đánh giá chung:Nước thải từ các hoạt động sản xuất than có chung các đặc trưng mang tính axít với hàm lượng chất rắn lơ lửng cao và một số kim loại cao hơn quy chuẩn. Khi các hoạt động khai thác mỏ chấm dứt, nguồn nước thải này cũng không còn, vì vậy không có tính tiềm tàng.

Bảng 4.2.Kết quả quan trắc môi trương nước thải mỏ TT Chỉ tiêu Đơn vị Mỏ Núi

Béo Mỏ Hà Lầm QC 40:2011/BTNMT A B 1 Nhiệt độ 0C 28,4 27 40 40 2 pH - 5.9 4.9 6-9 5,5-9 3 DO mg/l 3,8 4.7 - - 4 Độ mặn ‰ 0.0 0.0 - - 5 TSS mg/l 45,8 197,59 50 100 6 Độđục NTU >10 15 - - 7 COD mg/l 38,4 24 75 150 8 BOD mg/l 21 6,9 30 50 9 As mg/l 0,0012 0,0011 0,05 0,1 10 Hg mg/l <0,0002 0,0002 0,005 0,01 11 Cd mg/l 0,00039 0,0006 0,005 0,01 12 Pb mg/l 0,0126 0,0008 0,1 0,5 13 Coliform MNP/100 ml 124,8 2,4x10 3 3000 5000

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, 2018)

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại các mỏ than thuộc tổng công ty than đông bắc tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)