Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải hầm lò tại các mỏ thuộc tổng

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại các mỏ than thuộc tổng công ty than đông bắc tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

công ty Than Đông Bắc và ti Qung Ninh.

Hiện nay, phần lớn các trạm XLNT mỏ than của tập đoàn TKV do Tập đoàn làm chủ đầu tư thuê thiết kế và lắp đặt theo hình thức EPC sau đó giao cho Công ty TNHH MTV môi trường trực tiếp vận hành. Trong năm 2012, Tập đoàn giao Công ty TNHH MTV Môi trường Vinacomin khởi công xây dựng mới 18 trạm xử lý nước thải mỏ, trong đó có 4 trạm xử lý nước thải mỏ lộ thiên và 14 trạm xử lý nước thải hầm lò.

Tính đến năm 2013 có trên 30 trạm XLNT mỏ than được Công ty TNHH MTV môi trường quản lý vận hành với công nghệ xử lý chủ yếu như sau: Hình4.4 sau đây.

Nước thải mỏ Bể trung hòa Ca (OH)2 Bể keo tụ Bể lắng Bể nước sạch Bể lọc kết hợp khử Mn Bê lắng bùn Bơm bùn Bãi chứa bùn thải Suối PAC/PAM Nước sau lắng Sục khí

Hình 4.3 : Sơ đồ công nghệ XLNT hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh.

Nước thải lò được bơm lên đưa trực tiếp vào Bể trung hòa. Tại đây dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 được bơm vào và hoà trộn với nước thải để trung hoà axít H2SO4 có trong nước thải, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn môi trường, đồng thời không khí từ máy nén khí được sục vào Bể trung hòa tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe, một phần Mn và trợ giúp quá trình hòa trộn sữa vôi.Từ Bể trung hoà nước thải chảy trực tiếp sang Bể keo tụ, tại đây dung dịch keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng bơm khuấy trộn sau đó tự chảy vào Bể lắng thứ cấp. Trước hết cho PAC vào để giảm độ nhớt, tăng khả năng hút giữa các hạt có kích thước nhỏ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn, sau đó cho tiếp PAM đểtăng khả năng hội tụ của các hạt khi tiếp xúc với nhau tạo thành thể keo tụ lớn, tăng tốc độ lắng đọng.Tại Bể lắng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, phần lớn lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy Bể lắng lắp đặt các ống hút bùn nối với máy bơm bùn. Bơm bùn định kỳ hoạt động hút bùn lên bể chứa bùn, sau đó bùn tại bể chứa bùn được bơm lên máy ép bùn để ép.Nước từ Bể lắng thứ cấp được chảy trực tiếp sang bể thu nước sau lắng, tại đây nước được bơm áp lực bơm lên bể lọc mangan, sau đó theo đường ống dẫn về bể chứa nước sạch. Tại bể chứa nước sạch nước qua đường ống chảy ra suối, một phần tái sử dụng cho mục đích vệ sinh công nghiệp và tưới đường chống bụi. Các trạm XLNT phần lớn được điều khiển bằng hình thức bán tự động.

Công nghệ XLNT hầm lò mỏ than tại Tổng công ty than Đông Bắc được áp dụng hiện nay chủ yếu là phương pháp keo tụ và lọc trọng lực. Vì vậy nước thải sau xử lý chỉ đáp ứng được yêu cầu xả ra nguồn nước mặt loại B theo QCVN 40:2011. Tuy đạt tiêu chuẩn nhưng nhiều thời điểm hàm lượng TSS trong nước thải vượt trên 50 mg/l, hàm lượng Fe và Mn phần lớn nằm ở ngưỡng nồng độ giới hạn cho phép. Nước thải hầm lò chủ yếu xả ra sông suối hoặc trong một sốtrường hợp sử dụng một phần để dập bụi.

4.3.2. Kết qu x lý ca công ngh xlý nước thi hm lò ti các m thuc tổng công ty Than Đông Bắc

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại các mỏ than thuộc tổng công ty than đông bắc tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)