- Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường tại khu vực khai thác mỏđá.
- Nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ chuyên trách về môi trường của mỏ: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an toàn
mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân mỏ.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương về bảo vệ môi trường.
- Nếu xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, chế biến đá phải báo cáo cho các cơ quan chức năng về môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng về môi trường của địa phương để giải quyết những xung đột về môi trường giữa dự án và cư dân địa phương.
- Quan tâm, hỗ trợ chính quyền tại địa phương để giải quyết các vấn đề vềmôi trường nói chung của địa phương
- Thuê đơn vị có chức năng thực hiện các công tác đo đạc trong chương trình giám sát môi trường.
- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường
- Liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
4.4.2.3. Các giải pháp quản lý xửlý nước thải
- Các đơn vị cần phải bố trí quỹ đất sạch để xây dựng công trình phù hợp với lưulượng nước thải của mỏ.
- Tập trung các nguồn nước thải về chung một hệ thống trước khi đưa về công trình trạm xử lý nước thải.
- Hồ sơ tài liệu liên quan để làm cơ sở lập dự án thiết kế công trình phải được cập nhật đầy đủ đểđảm bảo chất lượng công suất thiết kế và tính khả thi của dự án.
- Đối với các mỏ khai thác than cần tập trung xây dựng cáccông trình xử lý nước thải cho các mỏ và cải tạo nâng công suất các trạm xử lý nước
đảm bảođủ khả năng xử lý lượng nước thải từ khai trường khai thác than, chế biến,sàng tuyển than
- Cần có các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực xử lý nước thải, đảm bảo được hệ thống xử lý luôn được vận hành đúng quy trình
4.4.3. Đề xuất các biện pháp xửlý nước thải trong khai thác mỏ
4.4.3.1. Quy trình xửlý nước thải mỏ ít ô nhiễm
Qui trình công nghệ được thể hiện trên hình sau:
Hình 4.14. Sơ đồ công nghệ xửlý nước thải mỏ
Nước thải (đã kiểm tra độ pH) chảy qua hệ thống bể lắng 1 để lắng bùn đất và đất đá, sau đó được đưa sang bể trung hoà đồng thời với việc cho vôi sữa vào theo tỷ lệ phù hợp, để tăng hiệu quả ta kết hợp dùng máy khuấy bằng cánh quạt. Từ bể trung hoà được dẫn sang bể keo tụ để xử lý và tiếp tục lắng
Bể lắng 1 (hệ thống 3 bể) Sân phơi bùn Van địnhlượng Bể keo tụ Bể pha ụ Bể sữa vôi Bể lắng 2 Nước thải mỏ Van định lượng Van địnhlượng Bể tôi vôi Bể trung hoà Bể lắng 3
Bể chứa nướcsau xử lý
Nước đạt QCMT Bùn
cặn và nước được tiếp tục chuyển qua bể số 2 và số 3 để lắng cặn đảm bảo theo yêu cầu theo qui trình công nghệ
Nước thải sản xuất được tập trung vào hố lắng cặn, sau khi lắng phải đảm bảo chất lượng nước loại B theo QCVN 40:2011/BTNMTmới được thải vào hệ thống thoát nước chung.
4.4.3.2. Dùng phương pháp lắng cơ học đối với các mỏcó nước mưa rửa trôi bề mặt khu chứa thành phẩm bề mặt khu chứa thành phẩm
Xung quanh mặt bằng sân công nghiệp, bãi chứa sản phẩm cần có hệ thống cống rãnh và xây dựng các hố lắng. Các hố lắng được thiết kế phù hợp để hạn chế bùn, đất, cát bịnước mưa cuốn trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Cặn lắng được nạo vét thường xuyên và được vận chuyển đến nơi xửlý quy định
Hình 4.15. Sơ đồ cấu tạo hố lắng cặn cứng
Đối với nước mưa chảy tràn, khi thoát ra thường mang theo nhiều cặn cứng như vụn đá, cát, sét, mùn, quặng.... Do vậy trước khi hoà mạng thuỷ văn khu vực, nước thải cần được làm trong bằng cách bơm qua hồ lắng
4.4.3.3. Xử lý nước thải chứa dầu mỡ
Nước thải chứa nhiều dầu mỡ, kim loại và các tạp chất khác phát sinh từ xưởng sửa chữa cơ khí, bảo dưỡng ôtô và trạm rửa xe... Sau khi qua hố lắng ga lắng cặn được xử lý tách dầu mỡ bằng bẫy dầu trước khi thải ra môi trường . Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý thoả mãn các tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại các mỏ than thuộc Tổng công ty Than Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh” em rút ra một số kết luận sau:
1. Ảnh hưởng của quá trình khai thác mỏ đến môi trường vùng Quảng Ninh đã gây những tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường. Cụ thể:
- Tỷ lệ rừng che phủ trên toàn tỉnh bị suy giảm một cách nghiêm trọng do mở khai trường. Rừng tự nhiên bị giảm mạnh nhất tại các khu vực có khai thác than lộ thiên, có nơi tới 70 - 80% như phía Bắc thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả
- Hàm lượng bụi lơ lửng ở các cảng Cửa Ông, Cao Sơn, Đá Bàn, Khe Dây đều vượt Tiêu chuẩn cho phép, từ 0,35 0,56 mg/m3. Trên một số tuyến đường vận chuyển qua khu vực Đông Triều và Uông Bí hàm lượng bụi tới 0,60,7 mg/m3. Tại hầu hết các khu vực có hoạt động khoáng sản, độồn đều vượt tiêu chuẩn cho phép đạt tới 80 100 dBA
- Ảnh hưởng của nước thải khai thác mỏ đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường: Làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện tàng trữvà thoát nước, làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước
2.Về hiện trạng ô nhiễm của nước thải hầm lò mỏ than tại 2 mỏ than được đánh giá tại Tổng công ty than Đông Bắc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn quy định.
3.Đề tài cũng đưa ra được một số các biện pháp về nghiên cứu xử lý nước thải đạt hiệu quả cao hơn, xử lý triệt để tránh tác động tiêu cực của nước thải hầm lò tại các mỏ than.
5.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm nâng cao cũng như bảo vệ nguồn nước suối Đạo tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần tối ưu việc tuần hoàn sử dụng nước trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện chương trình quan trắc giám sát môi trường định kỳ nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận.
- Cần tiếp tục nghiên cứu về môi trường trong hoạt động khai thác và chế khoáng sản nói chung và đặc biệt là khoáng sản than nói riêng để kịp thời có những biện pháp trong quản lý và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ chế biến, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng Việt
1.Bộtài nguyên và môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia vềnước thải công nghiệp, Hà Nội
2.Báo cáo tổng kết công tác BVMT của Tập đoàn Công nghệ than và Khoáng sản Việt Nam từnăm 2011 đến 2016
3.Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Ninh năm 2012, 2013, 2014, 2015 do trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Quảng Ninh thực hiện.
4.Lưu Đức Hải (2009), Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13, ban hành ngày 01/07/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
6. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5980 – 1995, ISO 6107-1: 2004 Chất lượng
nước – thuật ngữ, Hà Nội (Nước thải)
II. Tài liệu từ internet
7.“Công nghệ khai thác mỏ”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Đá_hoa
8. “Suy thoái nguồn nước là gì”,
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/tai-nguyen--moi-truong/suy- thoai-nguon-nuoc-la-gi-130155 [Ngày truy cập 3 tháng 11 năm 2018].
9.“Than”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Than_%C4%91%C3%A1 10. “Tiêu chuẩn môi trường là gì?”,
https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tiêu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F