Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 4/2019

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong hợp tác xã thủy sản núi cốc (Trang 43)

Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 4/2019 HTX Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân

tích QCVN 08: MT 2015/BTNMT (cột B1) 1 pH - 6,71 5,5 – 9 2 T0 0C 28 - 3 DO mg/l 4,6 ≥ 4 4 NO2 mg/l 0,58 0,05 5 NH4/NH3 mg/l 0,47 0,9 6 Fe mg/l 0,03 1,5 7 TSS mg/l 48,5 50 8 COD mg/l 18,09 30 9 BOD5 mg/l 14,11 15 10 Cl mg/l 78,92 350 11 Coliform MPN CFU/100ml 5000 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích)

Nước trong ao không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở ao nguồn có màu xanh lục nhạt, ao nuôi rô phi thì nước có màu vàng nhạt.

Qua bảng kết quả phân tích ta thấy:

Các thông số pH, TSS, BOD5 NH4, Fe, TSS, COD, BOD5 , Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN vềnước mặt.

Ao nuôi rô phi có hàm NO2cao hơn QCVN 08:MT2015/BTNMT về nước

mặt là 11,6 lần.

Hàm lượng NO2cao do quá trình chuyển hóa NH4 và NO3 thành N2diễn ra không thuận lợi nên trong nước còn tích lũy nhiều NO2không có lợi cho động vật thủysinh. Vào cuối tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp hơn quá trình này diễn ra chậm hơn, sang tháng 4 nhiệt độ cao hơn, quá trình này diễn ra tốt hơn,hàm lượng NO2 tăng lên. Để khắc phục tình trạng này cần rải thêm chế phẩm sinh học EM kết hợp cho cá ăn vừa đủ để sao cho quá trình chuyển hóa đạm diễn ra theo chiều hướng có lợi cho động vật thủy sinh.

Hình 4.4. Kết quphân tích TSS đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019

Qua hình 4.4 cho thấy, hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5 mg/l.Tuy nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). 42.2 48.5 50 50 38 40 42 44 46 48 50 52 T2/2019 T4/2019 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TSS QCVN 08:2015/BTNMT (CỘT B1)

Hình 4.5. Kết qu phân tích COD đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019

Qua hình 4.5 cho thấy, giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 18,09 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).

Hình 4.6. Kết qu phân tích BOD5 đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019

Qua hình 4.6 cho thấy, giá trị BOD5có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).

17.25 18.09 30 30 0 5 10 15 20 25 30 35 T2/2019 T4/2019

mg/l Nhu cầu oxy hóa học (COD)

COD QCVN 08:2015/BTNMT (CỘT B1) 13.26 14.11 15 15 12 12.5 13 13.5 14 14.5 15 15.5 T2/2019 T4/2019

mg/l Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

BOD5

QCVN

08:2015/BTNMT

Hình 4.7. Kết qu phân tích Coliform đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019

Qua hình 4.7 cho thấy, giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là

5000 CFU/100ml và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN

08:2015/BTNMT (Cột B1).

4.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chấtlượngmôi trường nước nuôi

cá của HTX

*Nguyên nhân bên trong: Đối với ao nguồn do ao có nuôi cá trắm nên hàng ngày có đổ bèo tấm làm thức ăn cho cá với lượng là 4 xe rùa bèo trên một ngày chia 2 lần. Bèo được nuôi bằng phân và nước thải nên sẽ gây ra rất nhiều chất rắn lơ lửng.Bùn đáy ao tích tụ lâu, xácđộng thủy sinh, xác cá chết.

Đối với ao nuôi cá rô phi thì mật độ nuôi là 6-8con/m2 lớn hơn mức tiêu chuẩn là 4con/m2, hơn nữa hệ thống ao ít khi được thay nước. Mật độ cá lớn và chất thải của cá trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây ra hiện tượngthiếu oxy ảnh hưởng đến hoạt động của cá, nếu hiện tượng này có xu hướng kéo dài và tăng nặng thì có thể làm cho cá chết.

- Do nước mưa chảy tràn: 1 Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6- 12 tháng trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa,

3600 5000 7500 7500 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 T2/2019 T4/2019 CFU/100ml COLIFORM Coliform QCVN 08- MT:2015/BTNMT (CỘT B)

lũ...Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống ao nuôi có thể làm cho nồng độ pH trong ao nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong ao nuôi tăng cao. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá của ao nuôi.

- Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau . Lượng thức ăn này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy ao, lâu dần có thể làm cho nước trong ao nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong ao tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường nước trong ao NHTXS.

- Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xá của cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cao thì gây ra hiện tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của nước tăng cao, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh sống trong ao nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.

* Nguyên nhân bên ngoài: Nước cung cấp cho các ao nuôi được lấy trực tiếp từ nước Hồ Núi Cốc.

Nguồn nước được lấy từ hồ không qua xử lý cung cấp thẳng cho các ao nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá của HTX.

Nước từ Hồ Núi Cốcchảyqua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh, các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá.

Hơn nữa, Nước Hồ là nơi tiếp nhận rất nhiều các loại chất thải do hoạt động du lịch cũng như chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp của người dân

xung quanh khu vực thải ra. Đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho nước của hệ thống ao HTX có thể chứa mầm bệnh và bị ô nhiễm.

Tất cả nhưng nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước của khu vực HTX và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.

4.3. Đề xuất giải phápgiảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản trong khu vực nuôi trồng thủy sản

- Sự dụng máy quạt nước để có thểlàm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước. - Cung cấp lượng thức ăn vừa đủđúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong ao những chất gây hại.

- Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong ao: Thả bèo lục bình trong ao để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả bèo lục bình vào trong ao ta có thể tạo thành những ô nhỏở trong ao để dễ dàng vớt bèo ra khỏi ao khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra khắp mặt ao làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao.

Các loại bèo có khả năng:

+ Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể. + Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả những kim loại nặng.

+ Ao được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh + Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc hơi nhằm tích trữnước cho mục đích tưới tiêu.

+ Ao được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước. -Không cho nước mưa chảy tràn vào ao nuôi, bằng cách là đào các rãnh mương quanh các ao nuôi đểnước mưa không chảy vào ao.

- Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để kịp thời xử lý các tình huống nồng độoxy hòa tan trong nước giảm đột ngột.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Hiện trạng môi trường nước trên HTX:

- Trên cơ sở phân tích đánh giá cho thấy các thông số pH, DO và amoni, Fe , TSS, COD, Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN.

- Riêng đối với hàm lượng nitrit rất cao vượt QCVN về chất lượng nước mặt ở cảhai đợt phân tích tháng 2 và tháng 4. Nguyên nhân là do lượng thức ăn dư thừa, do chất thải của cá…

- Các thông sốđợt phân tích tháng 4 tăng do thời gian này nhiệt độ tăng cao hơn so với đợt tháng 2. Vì vậy các quá trình diễn ra nhanh hơn

- Hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5 mg/l.Tuy nhiên các giá trịnày đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).

- Giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 18,09 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). - Giá trị BOD5 có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).

- Giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 5000 CFU/100ml và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).

5.2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu chất lượng môi trường nước ao nuôi cá em có một số kiến nghịnhư sau:

- Đối với nguồn nước:

Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lývới formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3.

- Trong quá trình nuôi cá:

Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao.

Chăn cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây ra ô nhiễm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội

2. Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà (2017), Giáo trình Quản lý tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp.

3. Dương Thị Minh Hòa, Hoàng Thị Lan Anh (2016), Giáo trình Quan trắc môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên

4. Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016), “Giáo trình: Ô nhiễm môi trường”, NXB Nông nghiệp.

5. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường

6. Dư Ngọc Thành (2016),Giáo trình Biện pháp sinh học trong xửlý môi trường,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

7. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xửlý nước thải, HTX nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc.

II. Tài liệu website

8. hHTXp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-chat-luong-nuoc-mot-so-ao- nuoi-thuy-san-nham-dua-ra-nhung-phuong-phap-xu-ly-tu-nhien-de-toi- uu-hoa-ao-50138/ 9. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/khai-th%C3%A1c- th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong- san-luong-thuy-san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19 10. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/

11. hHTXps://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_di%C3%AAu_h%E1%BB %93ng 12. hHTXp://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/p ost.aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA% A3n&ItemID=77&Mode=1 13. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2018), Tổng quan ngành Thủy sản Việt Nam (hHTXp://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong- quan-nganh.htm)

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong hợp tác xã thủy sản núi cốc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)