Chủ yếu do nước thải công nghiệp: nước rửa nguyên liệu, rửa các bán thành phẩm, rửa máy móc…Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ.
Ô nhiễm do không khí sấy.
Ô nhiễm do tiếng ồn: quạt, động cơ điện, thiết bị trộn, rửa, đóng gói…
Phương án xử lý: chủ yếu xử lý nước thải công nghiệp, đề xuấtphương pháp xử lý nước thải phân xưởng bằng phương pháp sinh học.
4.5.2. Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải
Hình 4.7:Sơ đồ công nghệ xửlý nước thải: 1: Song chắn rác/ Hố thu gom; 2: Bểđiều hòa; 3: Bể lắng đợt 1; 4: Bể Arotank; 5: Bể lắng đợt 2; 6: Bể tiếp xúc; 7: Ngăn chứa
SVTH: Lê Cao Nhiên Trang 86 MSSV: 60601700
Thuyết minh quy trình:
Toàn bộ nước thải từ khu sản xuất được dẫn theo cống thoát nước thải của công ty tới hố thu gom qua song chắn rác (1) để giử lại và loại bỏ các loại rác và tạp chất vơ cơ có kích thước lớn hơn 16 mm (như bao nylon, rác, …). Sau đó, nước thải tiếp tục được bơm vào bể điều hòa (2). Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được ổn định về lưu lượng, nồng độ. Ở bể điều hòa có hệ thống xáo trộn bằng khí nén. Sau thời gian lưu nước, nước thải sẽ được chảy vào bể lắng đứng đợt 1 (3). Tại đây, những tạp chất thô không hòa tan sẽ được giữ lại ở đáy bể nhờ trọng lượng riêng của các tạp chất thô lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên lắng xuống đáy bể. Nước thải lưu trong bể lắng đợt 1 được bơm vào bể Aerotank. Phần cặn từ bể lắng đợt 1 sẽ được bơm về ngăn chứa bùn dư. Tại bể Aerotank, lượng nước thải kết hợp với bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng đợt 2 và lượng oxy cho vào bể nhờ máy nén khí để thực hiện quy trình oxy hóa những chất hữu cơ dễ bị oxy hóa. Sau thời gian làm việc, nước thải sẽ được chảy vào bể lắng đứng đợt 2. Tại bể này, lượng cặn lắng sẽ lắng xuống và bơm vào ngăn chứa bùn, một phần lượng bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank, và một phần bùn dư sẽ được bơm tới bể chứa bùn. Sau khi ra khỏi bể lắng đứng đợt 2, nước thải sẽ được khử trùng bằng clorua vôi và vào bể tiếp xúc. Sau khi ra khỏi bể tiếp xúc, nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, được xả vào nguồn tiếp nhận. Tại bể chứa bùn, nước trong sẽ được bơm về hố thu gom nước thải. Phần bùn lắng sau 6 tháng sẽ được hút ra 1 lần và vận chuyển tới bãi đổ.
SVTH: Lê Cao Nhiên Trang 87 MSSV: 60601700
Chƣơng 5
SVTH: Lê Cao Nhiên Trang 88 MSSV: 60601700
5.1. Tầm quan trọng của đề tài
Nước ta có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, có đường bờ biển dài hơn 2600 km. Đây là một thế mạnh vô cùng to lớn để chúng ta phát triển ngành khai thác và chế biến thủy hải sản. Mặc dù trong giai đoạn gần đây, ngành này ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung tầm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Do đó, việc đầu tư nghiên cứu để đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm là những việc thiết yếu mang tính chiến lược để phát triển ngành khai thác và chế biến thủy hải sản một cách bền vững.
5.1.2. Các kết luận từđề tài
Từ những kết quả thí nghiệm, thiết kế phân xưởng sản xuất, có thể đưa ra những kết luận sau:
- Tổng quan tài liệu về cá ba sa, tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm cá ba sa, cá tra trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu công nghệ sấy cá ba sa phi lê tối ưu trong điều kiện cụ thể của Phòng Quá trình và Thiết bị:
+ Phương pháp sấy đối lưu kết hợp tách ẩm gia nhiệt + Chế độ sấy: nhiệt độ 55oC, vận tốc TNS 1,1 m/s. Công nghệnày đạt được hiệu quả:
+ Tiết kiệm năng lượng + Rút ngắn thời gian sấy
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua màu sắc, mùi vị sản phẩm + Vận hành hệ thống đơn giản
+ Rất thân thiện với môi trường.
- Từ công nghệ sấy tối ưu trên, thiết kế phân xưởng sản xuất cá ba sa phi lê sấy năng suất 1 tấn sản phẩm/mẻđưa vào thực tiễn sản xuất:
+ Tính toán thiết bị sấy + Tính chọn các thiết bị phụ
SVTH: Lê Cao Nhiên Trang 89 MSSV: 60601700 + Xây dựng và bố trí mặt bằng
+ Xây dựng cơ cấu nhân sự
SVTH: Lê Cao Nhiên Trang 90 MSSV: 60601700
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Văn Chước, 2004. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật.
[2]. Nguyễn Văn Lụa, Kỹ thuật sấy vật liệu, Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa
học tập 7, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
[2]. Trần Văn Phú, 2001. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản Giáo dục. [3]. Tập thể tác giả, 2006. Sổ tay Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa chất tập 2. Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[4]. Phạm Văn Tùy, Nghiên cứu hút ẩm và sấy lạnh rau quả thực phẩm, Đề tài cấp Bộ [5]. Tập thể tác giả, 2006. Sổ tay Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa chất tập 1. Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[6]. Phạm Văn Bôn – Nguyễn Đình Thọ, 2006. Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
[7]. Bảng tra cứu quá trình cơ học truyền nhiệt – truyền khối – Bộ môn Quá trình và Thiết bị - Nhà xuất bản Đại học Bách Khoa.
[8]. Tập thể tác giả. Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học tập 10, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
[9]. Hồ Lê Viên, 2006. Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[10]. Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật.
[11]. Nguyễn Văn May. Bơm quạt máy nén. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[12]. Lê Chí Hiệp,2007. Kỹ thuật điều hòa không khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. [13]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất bản Giáo Dục. [14]. Hoàng Đình Tín, 1998. Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất