Phương pháp thiết kế thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 35 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

2.3.2.1. Chuẩn bị thí nghiệm khả năng thu sương làm nước của các loại sợi khác nhau

a, Dụng cụ:

- Các loại sợi tự nhiên. - Dao, kéo, cốc.

- Máy phun sương tạo ẩm. - Máy đo nhiệt độ, độ ẩm. - Tủ BOD.

- Tủ lạnh. - Các loại sợi:

Sợi đay Sợi dừa Sợi gai

b, Quy trình làm lưới

Hình 2.2. Quy trình đan lưới từ các sợi cây (Đay, gai, xơ dừa)

-Bước 1: Cây (Đay, gai, xơ dừa) sau khi thu về được rửa sạch. -Bước 2:Tước thành sợi rồi phơi khô.

-Bước 3: Đan thành các mảnh lưới nhỏ có kích thước bằng nhau sau đó đem tiến hành làm thí nghiệm.

* Diện tích lưới hình tam giác:

Chiều cao (h) = 22 cm Độ dài cạnh đáy (b) = 30 cm

Ta có S = ½(b.h) = ½(30 x 22) = 330 cm2 = 0,033 m2

* Các bước tiến hành trong phòng thí nghiệm:

Lắp tấm lưới đã đan được vào mô hình rồi đưa vào trong tủ lạnh. - Đặt cốc thủy tinh 400ml dưới mô hình để chứa nước thu được. - Điều chỉnh nút phun sương sao cho phù hợp.

- Đặt máy phun sương tạo độ ẩm bên dưới tấm lưới và cốc chứa nước rồi phun liên tục trong 24h, theo dõi và bổ sung nước thường xuyên cho máy phun sương để duy trì độ ẩm từ 90%-98% trong tủ BOD.

- Thu nước từ tấm lưới có kích thước tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 15oC trong tủ lạnh và 20oC trong tủ BOD.

-Tiến hành thí nghiệm và lấy mấu nước trong một ngày, ba ngày và bảy ngày để phân tích.

Cây (Đay,

gai, xơ dừa) Làm sạch Tước sợi

Phơi khô Đan thành

lưới Tiến hành thí

Hình 2.3. Thí nghiệm phun sương

* Nghiên cứu xử lý nước sau thu sương thành nước sạch từ mô hình

- Nước thu được từ thí nghiệm sau khi ngưng tụ thành sương có độ tinh khiết khá cao nên chỉ cần tiến hành đo một số chỉ tiêu bằng các máy đo nhanh và phương pháp thích hợp trong phòng thí nghiệm để so sánh với QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT.

- Các chỉ tiêu pH, Màu sắc, Mùi vị, Độ đục, TSS, Coliform.

- Sau khi tiến hành lần lượt với các loại sợi tự nhiên là sợi đay, sợi gai, sợi dừa từ đó lựa chọn loại sợi tối ưu nhất cho các thí nghiệm tiếp theo.

2.3.2.2. Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước của lưới làm từ các loại sợi đay, gai, dừa với các kích thước lưới khác nhau

- Đan tấm lưới hình tam giác đều cạnh 20 cm từ các loại sợi khác nhau với kích thước các mắt lưới 2x2 cm để cho vào tủ kín để làm thí nghiệm.

- Giữ nhiệt độ trong tủ kín là 20oC, sử dụng máy phun ẩm để độ ẩm luôn đạt 90-99%.

- Đặt cốc dưới tấm lưới để chứa nước thu được. - Lựa chọn loại sợi tối ưu nhất.

- Tiến hành thí nghiệm đối với loại sợi đã được lựa chọn là tối ưu nhất với các kích thước mắt lưới khác nhau lần lượt là: 2,0 x2,0 cm, 1,5 x 1,5 cm, 1.0 x1,0 cm theo các bước trong phòng thí nghiệm như trên.

2.3.2.3. Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước ở các nhiệt độ khác nhau

Tiến hành thí nghiệm đối với các tấm lưới cùng loại sợi có kích thước mắt lưới giống nhau; thu sương làm nước từ tấm lưới có kích thước tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ lần lượt là 10oC, 15oC trong tủ lạnh 20oC trong tủ BOD.

- Độ ẩm tủ kín từ 90%-98%.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 35 - 38)