Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước của các loại lướ

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước của các loại lướ

Tiến hành đan tấm lưới hình tam giác đều cạnh 20 cm từ loại sợi gai với kích thước các mắt lưới 2x2 cm, 1,5 x 1,5 cm, 1.0 x1,0 cm để cho vào tủ kín trong phòng thí nghiệm. Duy trì điều kiện thí nghiệm với Diện tích các lưới đều bằng 0,033m2; Độ ẩm: 90 - 98%; Nhiệt độ: 20oC

Mỗi thí nghiệm tiến hành 3 lần.

Từ đó tiến hành thí nghiệm, ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Lượng nước thu được từ các kích thước lưới khác nhau

(đơn vị: ml) STT Loại mắt lưới (cm) Thí nghiệm Trung bình 1 2 3 1 2,0x2,0 155,3 177,8 180,0 171,0 2 1,5x1,5 250,5 245,0 220,2 238,6 3 1,0x1,0 210,2 202,0 217,5 209,9 4 P 0,0061 5 LSD05 2,57 6 CV% 5,329

Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị kích thước mắt lưới khác nhau của sợi gai

Qua biểu đồ biểu thị lượng nước thu được từ lưới làm bằng sợi gai với các kích thước lưới 1,0 x 1,0 cm; 1,5 x 1,5 cm; 2,0 x 2,0 cm, ta thấy lượng nước thu được đối với mỗi kích thước lưới là khác nhau. Cụ thể như:

+ Với kích thước mắt lưới là 2,0 x 2,0 cm sau 3 lần làm thí nghiệm thì thu được lượng nước có giá trị trung bình là 171,0 ml.

+ Với kích thước mắt lưới là 1,5 x 1,5 cm sau 3 lần làm thí nghiệm thì thu được lượng nước có giá trị trung bình là 238,6 ml.

+ Với kích thước mắt lưới là 1,0 x 1,0 cm sau 3 lần làm thí nghiệm thì thu được lượng nước có giá trị trung bình là 209,9ml.

Từ các kết quả thử nghiệm trên, khi sử dụng lưới từ sợi gai và mắt lưới có kích thước là 1,5 x 1,5 cm sẽ thu được lượng nước nhiều nhất gấp 1,4 lần so với khi sử dụng kích thước lưới 2,0 x 2,0 cm (thu được lượng nước ít nhất). Vì vậy, ta lựa chọn sợi gai có kích thước 1,5 x 1,5 cm để tiến hành thí nghiệm thu sương làm nước sạch.

Qua quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được, nhận thấy sự thay đổi lượng nước dựa trên những thay đổi độ dày sợi lưới, kích thước mắt lưới và lớp phủ của sợi lưới; lưới có mắt lưới nhỏ, dày sẽ giúp ngưng tụ sương tốt hơn nên với kích thước mắt lưới là 1,5 x 1,5 cm và 1,0 x 1,0 cm lượng nước thu được nhiều hơn so với mắt lưới kích thước 2,0 x 2,0 cm (do mắt lưới rộng quá làm sự ngưng tụ nước trên bề mặt khó hơn nên thu được lượng nước không nhiều). Tuy nhiên, kích thước mắt lưới 1,0 x

1,0 cm lại dày đặc quá nên hơi sương không đi qua được nhiều bề mặt tiếp xúc của lưới nên sự ngưng tụ kém hơn; Kích thước mắt lưới 1,5 x 1,5 cm là kích thước phù hợp không quá dày cũng không quá rộng nên hơi sương tiếp xúc được với diện rộng bề mặt lưới giúp ngưng tụ hơi sương tốt, lượng nước thu được nhiều.

Tóm lại, giảm thiểu cả độ lớn mắt lưới và kích thước sợi lưới làm tăng lượng nước đáng kể; trong khi độ dày sợi lưới phù hợp là khoảng ba lần bề rộng sợi tóc người. Nếu sợi lưới có kích thước mỏng hơn, có thể thu được nhiều nước hơn nhưng thiết bị sẽ không bền.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 40 - 42)