Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước của các loại sợi khác nhau

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 39 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Nghiên cứu khả năng thu sương làm nước của các loại sợi khác nhau

Bảng 3.1. Lượng nước thu được từ các loại sợi tự nhiên

(đơn vị: ml)

STT Loại sợi Thí nghiệm Trung

bình 1 2 3 1 Sợi gai 155,3 177,8 180 171,03 2 Sợi đay 110 115,6 97 107,53 3 Sợi dừa 82,9 80 76,2 79,7 4 P 0,0001 5 LSD05 20,718 6 CV% 8,63

Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị lượng nước thu được từ các sợi

Sau khi tiến hành thí nghiệm 3 lần đối với từng loại sợi ở các điều kiện giống nhau: nhiệt độ là 20oC, độ ẩm 98%, diện tích lưới 0,033m2 và kích thước mắt lưới 2,0x 2,0 thì trung bình lượng nước thu được từ sợi gai là cao nhất 171,03 ml, gấp hơn 2 lần so với lượng nước trung bình thấp nhất từ sợi

dừa (79,7 ml) và gấp 1,6 lần so với lượng nước trung bình thu được từ sợi đay (107,53ml). Qua kết quả nghiêncứu ta thấy bản chất các sợi đay, gai, dừa đều là các sợi tự nhiên có khả năng hút ẩm cao nhưng sợi gai có nhiều lông tơ mềm bám trên bề mặt sợi, giúp hơi ẩm trong sương ngưng tụ thành nước trên bề mặt lạnh của lưới dễ dàng được rơi xuống cốc đựng dưới ảnh hưởng của trọng lực, ngoài ra theo cảm nhận sợi gai có độ bông hơn, xe sợi hơn nên khả năng hút ẩm là tốt nhất trong 3 sợi đay, gai, dừa. Do kinh phí hạn hẹp nên chưa tiến hành thực hiện thu sương với các loại lưới nhân tạo khác, tuy nhiên trên thực tế các loại sợi khác như sợi poly là các loại sợi rất nhỏ nên diện tích bề mặt tiếp xúc với hạt sương nhỏ nên khả năng thấm hút thấp và làm vỡ hạt sương chuyển thành nước lâu hơn. Vậy nên sợi gai là vật liệu phù hợp để tích sương trên các mắt lưới giúp thu được lượng nướcnhiều nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên (Trang 39 - 40)