Yêu cầu đối với việc thể hiện của tính thân mật gần gũi trong các chương

Một phần của tài liệu Tính thân mật, gần gũi trong các chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp của đài tiếng nói việt nam hiện nay (Trang 40)

chƣơng trình phát thanh tƣ vấn, giải đáp

Về cơ bản, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Ths. Vũ Thúy Bình, một chuyên gia lâu năm về lĩnh vực phát thanh về các yêu cầu đối với việc thể hiện của tính thân mật gần gũi trong các chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp rằng: “Đầu tiên thông tin tư vấn phải đúng, thứ hai là phải trúng, thứ ba là phải phù hợp với năng lực trình độ của người nghe, thứ tư là phải nói với người nghe bằng một phong cách, giọng điệu phù hợp”. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi cũng xin được bổ sung, phát triển thêm thành 2 nhóm yêu cầu sau:

1.4.1. Yêu cầu chung

Để tính thân mật, gần gũi phát huy hết vai trò trong chương trình phát thanh tư vấn giải đáp (như đã đề cập ở mục 1.2), cũng cần đặt ra một số yêu cầu chung như sau:

- Đảm bảo chất lượng thông tin, tính nhất quán của chương trình: Mục đích chính của chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp là cung cấp thông tin cho thính giả. Tính thân mật, gần gũi là yếu tố giúp cho chương trình trở nên hấp dẫn, dễ tiếp nhận hơn. Nhưng không vì thế mà lạm dụng, xa rời mục đích thông tin của chương trình. Để tạo sự thân mật, gần gũi với thính giả, những câu hỏi han làm quen ban đầu với thính giả, tạo tâm lý thoải mái cho thính giả là cần thiết. Tuy nhiên, không nên đi quá xa, vì sẽ khiến chương trình bị rời rạc, mất tính liên kết. Cũng có những trường hợp cần thiết phải trò chuyện với một thính giả lâu hơn bình thường (VD: thính giả đang có một cú sốc lớn về tâm lý), nhưng vẫn cần phải cân đối trong tổng thể chương trình sao cho hàm lượng và nội dung thông tin được đảm bảo một cách tốt nhất.

- Đảm bảo thời lượng chương trình: Việc thể hiện tính thân mật, gần gũi cũng phải đảm bảo thời lượng cho chương trình. Không thể trò chuyện quá lâu với một thính giả, trong khi vẫn còn nhiều thính giả khác đang chờ đợi được kết nối, được bày tỏ câu chuyện, thắc mắc của mình. Cũng không thể có thời gian để giải đáp cho từng người một. Vì vậy, mà những thắc mắc, câu hỏi trùng lặp, hoặc gần giống nhau, cần được gộp lại trong một câu trả lời. Nhưng vẫn phải nêu tên các thính giả đã đặt câu hỏi, để họ cảm thấy được tôn trọng và được chương trình quan tâm trả lời đích danh. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi phải có một đội ngũ trực tổng đài nhạy bén, nắm rõ chương trình, khéo léo trong giao tiếp với thính giả để giúp người dẫn tổng hợp lại các câu hỏi mà thính giả gửi đến. Nếu có câu hỏi nào đã trả lời trong các chương trình trước, điện thoại viên cần nhắc lại với thính giả để thính giả nghe lại. Nếu hết thời lượng, mà vẫn còn thính giả kết nối, thì điện thoại viên cần phải đưa ra phương án hỗ trợ thính giả. Ví dụ như ghi lại câu hỏi, số điện thoại của thính giả để hẹn liên hệ lại thính giả vào chương trình sau, hoặc liên hệ với chuyên gia để có sự hồi âm cho thính giả (nếu không đưa câu hỏi của thính giả

vào chương trình sau). Điều này rất quan trọng, vì vừa không làm mất lòng thính giả, vừa đảm bảo kết nối dài lâu cho chương trình.

- Đảm bảo tạo sự gắn kết lâu dài với thính giả: Tạo sự gắn kết lâu dài với thính giả là yêu cầu vô cùng quan trọng. Bởi trong bất kỳ chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp nào, thời lượng giống một cái “khuôn” vô hình, giúp cho chương trình không bị kéo dài lê thê không có điểm dừng, nhưng cũng là hạn chế khi không thể kết nối được hết với tất cả thính giả có nhu cầu được tư vấn, giải đáp. Hơn nữa, việc kết nối với thính giả không phải chỉ một lần rồi thôi. Bởi tính thân mật, gần gũi không chỉ thể hiện trong khi chương trình lên sóng, mà còn thể hiện ở ngoài đời thực nữa. Không ít chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp duy trì được một cộng đồng người nghe, các MC, BTV chương trình cũng thường xuyên gặp gỡ họ thông qua các buổi offline, nhằm tăng tính gắn kết giữa chương trình với thính giả. Chương trình Cửa sổ tình yêu (VOV2) – một chương trình thuộc đối tượng khảo sát của luận văn này, cũng là một trong những chương trình tư vấn, giải đáp có sự tương tác trực tiếp với thính giả có thời gian tồn tại lâu nhất trên sóng của Đài TNVN. Các MC, BTV, chuyên gia của chương trình cũng thường xuyên duy trì kết nối với thính giả sau chương trình lên sóng qua thư, điện thoại. Nhiều thính giả, nhờ chương trình tư vấn, đã nên duyên vợ chồng, còn gửi thư mời chương trình đến dự đám cưới. Đó thực sự là hạnh phúc lớn lao với những người thực hiện chương trình, khi luôn được thính giả nhớ đến.

- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, tính nhân văn, văn hóa của chương trình: Trung thực, khách quan và nhân văn cũng là những phẩm chất đạo đức cần có, và cũng là thể hiện “tố chất văn hóa” của người làm báo, “là truyền thống tốt đẹp” của nền báo chí cách mạng Việt Nam [30, tr.75][31, 135][32, tr.148]. Nói thế nào cho hay, cho gần gũi, thuyết phục người nghe, nhưng vẫn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan và nhân văn, là điều mà không chỉ các nhà báo trong ekip sản xuất chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp cần lưu tâm, mà ngay cả chuyên gia tham gia với tư cách người trả lời, tư vấn những thắc mắc, tâm sự của thính giả, cũng phải hết sức chú ý.

Đôi khi những thính giả của chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp, có thể là những đối tượng yếu thế trong xã hội, có tâm lý nhạy cảm (như người có HIV/AIDS, người đồng tính, hoặc những đối tượng khác phải chịu sự kỳ thị, đánh

giá bất công của định kiến xã hội,..). Trong giao tiếp với những thính giả này cũng cần phải hết sức chú ý đến ngôn từ, phải trung thực khách quan, nhưng cũng cần tránh làm họ tổn thương, phải có những lời động viên, tư vấn phù hợp để họ có thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thống nhất về quan điểm của tác giả Đình Cao, trong bản tham luận về “Đôi điều góp bàn về ngôn ngữ báo phát thanh”: “Ngôn ngữ phát thanh có xu hướng đi gần với khẩu ngữ đời thường ở chỗ nó mang nhiều yếu tố tự nhiên sống động, nhiều màu sắc biểu cảm, chủ quan, cụ thể”. Tuy nhiên, cho dù thế nào đi chăng nữa, giao tiếp trên phát thanh vẫn phải là “hình thức giao tiếp có tính văn hóa, có ảnh hưởng nhanh, trực tiếp và sâu rộng tới hàng triệu người, nên ngôn ngữ phát thanh phải là khẩu ngữ văn hóa, là khẩu ngữ ở trình độ phát triển cao”, được “gọt giũa, được chuẩn bị, chọn lọc và có tính chuẩn mực” [33, tr.3].

1.4.2. Yêu cầu đối với người dẫn, chuyên gia tham gia tư vấn, giải đáp thính giả

Người dẫn chương trình là người dẫn dắt, kết nối chương trình. Còn khách mời tham gia tư vấn, giải đáp thính giả, đóng vai trò là người cung cấp kiến thức tin cậy của chương trình tới thính giả. Trong việc thể hiện tính thân mật, gần gũi của chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp, họ chính là nhân tố chính, khiến cho chương trình trở nên thân mật, gần gũi hơn với thính giả. Với vai trò quan trọng như vậy, tác giả cũng đặt ra những yêu cầu đối với người dẫn và khách mời tham gia tư vấn, giải đáp thính giả trong việc thể hiện tính thân mật, gần gũi:

Yêu cầu đầu tiên, đó là phải có một chất giọng tốt, biểu cảm tốt (xem lại mục 1.3.1 về chất giọng), dễ nghe, và “gây được thiện cảm” [6, tr.30]. Phát âm tròn, rõ, chính xác, không bị ngọng, bị bẹt âm,… Đặc biệt là với người dẫn chương trình, cần phải biết nhấn, biết nhả chữ, tốc độ phù hợp, biết thể hiện đúng cảm xúc trong những trường hợp giao tiếp cụ thể.

Yêu cầu thứ hai, đó là phải tạo được sự tin tưởng của thính giả. Trước hết, người dẫn và chuyên gia phải cho thính giả thấy được mối quan hệ thân thiết. Người dẫn phải hiểu rõ chuyên gia, chuyên gia nào phù hợp với vấn đề nào. Có những chuyên gia quen dùng từ chuyên ngành, thì người dẫn cần phải hỏi lại chuyên gia xem từ đó có nghĩa là gì, để làm thế nào cho thông tin trở nên dễ hiểu, gần gũi nhất

với thính giả. Muốn tạo được sự tin tưởng của thính giả, thì chuyên gia cũng phải có năng lực diễn đạt vấn đề cho người khác hiểu. Tất nhiên, chúng ta không thể, không được phép yêu cầu chuyên gia vừa phải giỏi chuyên môn, vừa phải am hiểu về phát thanh. Nhưng chúng ta có quyền lựa chọn những chuyên gia phù hợp với chương trình. Thực tế, có những chuyên gia vừa giỏi chuyên môn, vừa có khả năng truyền đạt đến người nghe một cách dễ hiểu, gần gũi như CGTL Đinh Đoàn, CGTL Nguyễn Thị Mùi, GS.TS. bác sĩ nam khoa Trần Quán Anh, bác sĩ Vũ Minh Phượng,…

Yêu cầu thứ ba, là khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe. Những chương trình tư vấn giải đáp, trực tiếp, có sự tương tác với thính giả, luôn được tạo được sự hấp dẫn với người nghe. Thính giả mong đợi chương trình để được bày tỏ, đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc. Chính vì vậy, người dẫn nên để chuyên gia và thính giả nói nhiều hơn, “nhưng một khi người dẫn đã nói thì phải thực sự là cần thiết”. Ví dụ như khi kết nối các cuộc gọi, tóm lược được các thông tin để cho người nghe và chuyên gia họ hiểu rằng họ không đi dàn trải. Bên cạnh đó, chỉ nói với thính giả thôi chưa đủ, mà “cần phải nói một cách nhiệt tình và chân thành”, “nói với sự quan tâm, nhiệt huyết và hiểu biết của mình” [24, tr.37]. Người dẫn, khách mời khi tham gia tư vấn, giải đáp với khách mời, cần giao tiếp, trò chuyện với thính giả “như đang trò chuyện với một người bạn và thể hiện sự quan tâm chân thành đến họ, đồng thời phải biết lắng nghe, khích lệ khi trò chuyện” [24, tr.162]. Ngoài việc thể hiện sự tôn trọng thính giả, “lắng nghe” còn giúp người dẫn và khách mời hiểu rõ tâm sự, thắc mắc của thính giả. “Lắng nghe” tưởng chừng là điều ai cũng làm được, nhưng thực sự “lắng nghe” không chỉ đơn giản là im lặng và nghe người khác nói. Mà sự “lắng nghe” ở đây phải có “trách nhiệm”. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu như bạn chưa hiểu điều mà thính giả nói, đồng thời, hãy thể hiện rằng bạn đang “lắng nghe” rất tích cực bằng cách đáp lại: “vâng”, “à vâng tôi hiểu”, “thì ra là như vậy”, “tôi cũng nghĩ là như thế”,.... “Sự cởi mở, lắng nghe của bạn sẽ giúp thính giả cảm thấy thoải mái, bộc bạch hết tâm sự, câu chuyện của mình” .[24, tr.163]. Và nhiều khi có nhiều thính giả đặt câu hỏi có thông tin gần giống nhau, người dẫn phải thật tinh ý để nhận ra, và gộp các câu hỏi lại. Nhưng vẫn cần dẫn những ý riêng nổi bật của từng thính giả, để thấy rằng mình đã rất chú ý lắng nghe họ nói. Ngoài ra,

cách xưng hô trong giao tiếp với thính giả cũng góp phần làm tăng tính gần gũi của chương trình. Thông thường, thính giả thích được gọi tên của mình, bên cạnh đại từ xưng hô. Có những người có thể rất lớn tuổi, nhưng vẫn muốn được gọi bằng “anh”, “chị”. Vì vậy, người dẫn cũng phải rất khéo léo trong khi xưng hô mà không làm phật ý thính giả.

Yêu cầu thứ tư là có kiến thức, am hiểu kiến thức về các lĩnh vực mà thính giả quan tâm, khả năng truyền đạt tốt. Am hiểu kiến thức là yêu cầu không chỉ với khách mời, mà còn với cả người dẫn. Bởi người dẫn không phải là một cái “máy nói”, mà họ phải là người truyền tải thông tin đến thính giả. Đòi hỏi người dẫn phải không ngừng học hỏi để có kiến thức và am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực mà thính giả đề cập tới. Người dẫn phải dần đạt tới khả năng của một người chuyên gia để hiểu rõ vấn đề mà người nghe quan tâm, biết bao quát vấn đề, và làm cho thông tin trở nên dễ hiểu hơn với công chúng, phù hợp với từng đối tượng. Muốn như vậy, như cách nói của Ths. Vũ Thúy Bình, người dẫn phải “luôn biết đặt mình vào tâm lý của người nghe để chờ đợi được tư vấn, giải thích một cách trực tiếp và cụ thể”. Và điều này, tự nhiên sẽ làm cho người nghe cảm thấy “thân mật và gần gũi hơn”. Nhiều khi có những thuật ngữ chuyên ngành, thính giả lại không muốn sử dụng, mặc dù có thể họ biết, mà lại muốn dùng từ theo ý thích của mình vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như sinh hoạt tình dục vợ chồng, có thính giả lại muốn gọi tránh đi là “tập thể dục” cho “văn minh hơn” (theo cách nói của thính giả). Thì lúc này, người dẫn và chuyên gia cũng nên dùng cách nói của họ để tạo sự gần gũi, thu hẹp khoảng cách. Ngoài ra, cũng cần lưu ý: Không phải chuyên gia nào cũng có thể trở thành cộng tác viên của đài phát thanh. Việc cần làm của những người làm chương trình, đó là phải xây dựng được một đội ngũ chuyên gia vừa có năng lực chuyên môn, vừa có khả năng truyền đạt tốt tới thính giả để họ dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Yêu cầu thứ năm là xử lý tình huống nhanh. Hiện nay, có nhiều chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp được thực hiện trực tiếp, tương tác trực tiếp với thính giả qua điện thoại. Vì vậy, mà những rủi ro khi lên sóng như mất kết nối, tín hiệu chập chờn… là điều khó tránh khỏi. Với những sự cố như mất kết nối, tín hiệu chập chờn, thì người dẫn có thể dễ dàng xử lý bằng cách xin lỗi thính giả và hẹn kết nối

với thính giả sau, rồi sau đó chuyển sang kết nối với một thính giả khác. Nhưng với tình huống, thính giả nói rất nhiều mà không rõ trọng tâm, ảnh hưởng đến thời lượng của chương trình thì người dẫn phải rất tinh tế trong việc xử lý. Phải chen ngang làm sao cho lịch sự, thính giả vẫn cảm thấy hài lòng, vẫn cảm thấy thoải mái. Người dẫn có thể nói “vâng, tôi hiểu ý của bạn là… Nhưng mà hình như bạn đang hơi xúc động đúng không?”, rồi nhanh chóng đưa câu chuyện vào đúng trọng tâm.

Cuối cùng là khả năng nắm bắt tâm lý thính giả. Không nên hỏi vồ vập ngay từ đầu, mà phải hỏi từng bước một, khéo léo dẫn dắt để khơi gợi, kích thích họ tiếp tục bày tỏ, chia sẻ câu chuyện của họ. Và như đã nói ở trên, để kéo người nghe gần hơn với mình, cần dùng cách nói của chính họ, mượn diễn đạt của họ để nói về vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ: Thính giả trẻ là nam thắc mắc “Em xuất tinh ra bên

ngoài không biết bạn gái có thể có thai không?”. Chuyên gia tư vấn: “Em ơi, rất khó để phân biệt thế nào là trong, thế nào là ngoài, em nhé! Chỉ một giọt tinh dịch bắn vào bên ngoài thôi, nhưng nó chảy vào bên trong thì cũng rất có nguy cơ có thai”. Với cách nói này, người nghe vẫn hiểu “trong” và “ngoài” ở đây tức là trong và ngoài âm đạo. Nhưng lại tạo được sự gần gũi. Trong cách chia sẻ với thính giả, cũng cần phải chú ý với một thái độ cảm thông, “bằng một ngữ điệu như tâm giao, như một người bạn, chứ không phải là người đi dạy đời”, “phải là một người hiểu, cảm thông sâu sắc, đau cái nỗi đau của người ta, lo lắng cái nỗi lo của người ta”

(theo cách nói của Ths. Vũ Thúy Bình).

Cho nên nhiều khi tính thân mật, gần gũi không phải là những mỹ từ nào cao siêu, mà lại nằm ở chính sự thấu cảm, hiểu tâm lý thính giả như vậy. Ngược lại,

Một phần của tài liệu Tính thân mật, gần gũi trong các chương trình phát thanh tư vấn, giải đáp của đài tiếng nói việt nam hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)