III. Hoạt động sản xuất lương thực góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu
3. Bảo quản sản phẩm nông nghiệp
3.1. Bảo quản nông sản bằng phương pháp chiếu xạ
Sử dụng máy phát tia gamma.
Hiện nay có nhiều nguồn khác nhau có thể phát tia gamma. Ở quy mô công nghiệp, nguồn phát tia gamma công dụng nhất là Co.
Tia gamma sinh ra từ nguồn Co được biểu hiện theo sơ đồ:
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 29 Ưu điểm của việc sử dụng máy phát tia gamma trong chiếu xạ thực phẩm là chi phí năng lượng thấp hơn nhiều so với sử dụng máy gia tốc. Ngoài ra các tia gamma có độ đâm xuyên khá cao. Hiện nay nước ta và nhiều nước trên thế giới, máy phát tia gamma được sử dụng rộng rãi trong chiếu xạ thực phẩm.
Tuy nhiên, việc sử dụng máy phát gamma theo nguyên lý trên làm sản sinh ra các chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường, có tác động không nhỏ đến biến đổi khí hậu.
Một vấn đề khác cần lưu ý là máy phát Gamma luôn trong tình trạng hoạt động liên tục không phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Hình 9: Mô hình bảo quảnnông sản bằng phương pháp chiếu xạ
3.2. Bảo quản nông sản bằng phương pháp hóa học
Việc người nông dân sử dụng các loại hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc các loại thuốc trừ sâu để chăm sóc bảo quản nông sản là một trong những nguyên
nhân chính góp phần vào việc biến đổi khí hậu.
Những hóa chất thường được sử đụng trong bảo quản nông sản là nhóm
Pyrethroit (nhóm cúc), malathion, sumithion, DDVP, Actelic 2D, nhôm photphua,
cacbon đioxit. Những hóa chất bảo quản này, đặc biệt là nhóm photphua nếuđược sử dụng đúng nồng độ, đúng quy trình sẽ diệt được côn trùng gây hại mà không gây hạiđến người và môi trường sinh thái. Các kết quả khảo nghiệm tại các cụm kho tập trung của Viện Công nghệ sau thu hoạch năm 1998cho thấy việc sử dụng chất K.O,
Perrmethrin, Cypermethrin (thuộc nhóm Pyrethroit với liều lượng 1 ppm đạt kết quả tốt,
sau 6 - 7 tháng bảo quản không thấy xuất hiện côn trùng, tỷ lệ tổn thất nông sản ở dưới mức 1%,đạt quy định hiện hành của Cục dự trữ Quốc gia. Tuy vậy vấnđề tồn tại hiện
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 30 nay là hiện tượng kháng thuốc (kháng photphine) ở côn trùng, mọtđục hạt, mọt
thócđỏ... trong kho bảo quản. Một số hộ tư nhân và cơ sở chế biến nông sản do không nắm vững kiến thức về bảo quản, cách sử dụng hóa chất nênđã lạm dụng các chất bảo quản dẫnđến việc gầy ngộ độc cho người sử dụng và vật nuôi..Đa sốloại thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên thị trường hiện nay chỉ có tên thương phẩm, không có tên hóa học, liều lượng sử dụng không được quy định rõ ràng, cóđộc tính cao, giá thành rẻ, hiệu quả cao nhưng lại không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hình 10: Sử dụng Ethephon làm cho chuối chính nhanh hơn.
Theo kết quả nghiên cứu củaViện Môi Trường Nông nghiệp Việt Nam, hàng năm người nông dân đã thải ra môi trường một lượng khoảng gần 200 tấn thuốc bảo vệ thực vật từ các loại chất thải nông nghiệp, do lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên bỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất chiếm tới 1.85% tỷ trọng bao bì. Các loại chất thải này là chất thải rắn rấtđộc hại. Tuy nhiên, đa số người dân đều chưa có ý thức thu gom để xử lý rác thải nông nghiệp một cách tập trung. Điều này đã gây tác động xấu đến môi trường đất, nước và không khí tại chính nơi người dân sinh sống và
canh tác.
Cũng theo thống kê của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt. Trong số đó có khoảng 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật như các loại chai lọ đựng thuốc, các gói đựng thuốc… Các loại chất thải này hầu hết thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, hàng năm có khoảng 16.700 trang trại chăn nuôi thải ra hàng chục triệu tấn chất thải các loại vào môi
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 31 trường đất, nước, không khí. Bên cạnh đó còn có 5.000 nhà máy chế biến nông, lâm sản thải ra một khối lượng khí lỏng và chất thải rắn khổng lồ.