Sự thay đổi thất thường của thời tiết

Một phần của tài liệu Tiểu luận biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực (Trang 35 - 37)

IV. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trước vấn nạn biến đổi khí hậu

2.1.Sự thay đổi thất thường của thời tiết

2. Tác động của biến đổi khí hậu lên Đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.Sự thay đổi thất thường của thời tiết

Những năm gần đây, các hiện tượng, nhiệt độ tăng cao, ngập lụt, hạn hán, giông lốc, …xuất hiện không theo chu kỳ và tác động mạnh đến đời sống người dân khu vực,đặc biệt là trong hoạt động canh tác nông nghiệp.

Theo kịch bản của BĐKH Việt Nam, đến cuối thế kỉ này, nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL có thể tăng thêm từ 1,3-2,8oC, mưa có thể tăng từ 4-8%. Nhiệt độ, lượng mưa tăng và diễn ra thất thường làm xáo trộn chu kì sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời người dân phải thay đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với hiện tượng thời tiết như thế này.

Lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn.

Theo quy luật từ trước đến nay, cứ tháng 11 hằng năm nước lũ về, gọi là hiện tượng trắng đồng. Thế nhưng hiện nay nước lũ gần như không về, dễ thấy nhất, nông dân ở huyện Phụng Hiệp không còn thấy cảnh thu hoạch mía chạy lũ như mọi năm vì nước lũ về rất nhỏ.Với tình trạng như thế thì sẽ không mang được phù sa về cung cấp dinh dưỡng cho đất, quá trình rửa phèn, rửa mặn không còn diễn ra thường xuyên từ đó làm cho chất lượng đất xấu đi, ảnh hưởng đến năng suất canh tác và chất lượng nông sản.

Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 36

Hình 16: Mùa nước nổi trước và sau khi chịu ảnh hưởng của BĐKH

Theo các chuyên gia dự báo về mức độ ảnh hưởng của BĐKH trong tương laii, nếu nhiệt đọ tăng 1oC sẽ là giảm 10% năng suất lúa, giảm 5-20% năng suất các loại cây họ đậu. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch bệnh trên cây trồng, mật độ sâu bệnh tăng cao, thậm chí có thể phát sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất cũng như trong quá trình vaoe quản, sơ chế. Các tỉnh ven biển như Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,..là những tỉnh chịu tác động lớn nhất của BĐKH.

2.2. Nước biển dâng

Các đồng băng châu thổ vốn là vùng đất thấp ven biển nên chịu nguy cơ rất cao khi mực nước biển dâng do BĐKH, ĐBSCL cũng không ngoại lệ.

Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, mực nước biển dâng thấp nhất là 66cm và cao nhất là 99cm. Nước biển dâng 1m có thể làm 39% diện tích đất ở ĐBSCL bị ngập.

Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 37 Trong đó Long An và Kiên Giang là hai tỉnh có diện tích đất bị ngập lớn nhất, Bến Tre có 50% diện tích đất bị ngập vĩnh viễn, Trà Vinh là 45,7%, Sóc Trăng 43,7%. Khi nước biển dâng 1m thì những vùng phì nhiêu nhất sẽ bị nhiễm mặn, có 76% diện tích đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam bị mất, trong đó ĐBSCL chiếm 90% .

Nước biển dâng còn gây xói lở bờ biển ở ĐBSCL, trong đó cólàm sụt lún đấtt canh tác cũng như sinh hoạt của người dân sống ven bờ. Trong đó, tốc độ xói lở xảy ra mạnh (từ 30- 100m/ năm) ở Tân Thành (Tiền Giang), Hiệp Thanh, Đông Hải (Trà Vinh), Gành Hào (Bạc Liêu).

Nước biển dâng là nguyên nhân cơ bản làm giảm đi sản lượng lương thực và thực phẩm, khi diện tích đất canh tác ngày càng bị nhấn chìm bởi nước biển mà dân số lại không ngừng tăng nhanh sẽ gây nên một áp lực nặng nề lên vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Một phần của tài liệu Tiểu luận biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực (Trang 35 - 37)