IV. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trước vấn nạn biến đổi khí hậu
4. Giải pháp giảm thiểu tác hại của BĐKH đến ĐBSCL và ĐBSCL đến BĐKH
BĐKH
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, an ninh lương thực của Việt Nam có ổn định hay không đều tùy thuộc vào vựa lúa này. Trong thời gian gần đây, sông Cửu Long bị cạn dòng và nước mặn xâm thực vào các đồng ruộng khiến cho hàng ngàn hecta lúa bị nhiễm mặn. Nguy cơ mất mùa và đồng bằng sông Cửu Long bị biến thành ruộng muối là khải năng rất có thể trong tương lai
Để tồn tại, phát triển an toàn, trù phú và bền vững trong tương lai, phải có hành động khẩn cấp, nhưng trên cơ sở định hướng, tầm nhìn dài hạn, tiếp cận đa ngành, tiếp cận vùng, liên vùng và quốc gia. Cần thực thi các giải
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 43 pháp công trình, phi công trình, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc“không hối tiếc” trước một tương lai không chắc chắc.
Tuy nhiên PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường Đại học Cần Thơ) vẫn lo lắng: Các nỗ lực ứng phó với BĐKH ở các địa phương vùng ĐBSCL chỉ mới bước đầu, mang tính đối phó với những rủi ro thời tiết ở tầm ngắn hạn (từ 3 đến 5 năm). Vì thế về lâu dài, ở tầm trung hạn (5 đến 10 năm) và dài hạn (trên 10 đến 30 năm), ĐBSCL rất cần có kế hoạch và hành động ứng phó mang tính đột phá.
Bên cạnh đó cần có sự kết hợp giữa chính quyền và người dân để thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH và đề nghị người dân loại bỏ hình thức xử lý rơm rạ truyền thống.
Thực hiện xây dựng các vùng quy hoạch, khai thông thủy lợi, để làm giảm tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền và rửa mặn khi cần thiết.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 44