Vai trò của thông tin chuyên đề văn hóaxã hội trên truyền hình

Một phần của tài liệu Thông tin chuyên đề văn hóa – xã hội trên kênh truyền hình công an nhân dân – antv (Trang 30 - 34)

Xã hội ngày càng phát triển, báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, VH-XH của đất nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đánh giá: “Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in, phát hành và truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội” [2, tr. 16].

Báo chí và các chuyên đề VH-XH ra đời và phát triển trước hết là do nhu cầu khách quan về thông tin của con người và xã hội loài người. Trong giai đoạn mới hiện nay, các chuyên đề VH-XH vừa tạo sự đa dạng, phong phú về nội dung thông tin trên báo chí, đồng thời là công cụ thông tin tuyên truyền mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đến người dân, vừa là nơi giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm nặng nề của các chuyên đề báo chí. Do vậy, mỗi chuyên đề VH- XH phải hoạt động đúng tôn chỉ mục đích của mình, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.3.1.Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chuyên đề văn hóa- xã hội trên truyền hình

Trước hết cần khẳng định rằng, kênh truyền hình chuyên đề VH-XH cũng giống như các chuyên đề khác trên truyền hình, là phương tiện truyền thông trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Kênh truyền hình chuyên đề VH-XH có nhiệm vụ truyền đạt, phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, động viên, hướng dẫn và tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó.

Ngoài ra, chương trình truyền hình chuyên đề VH-XH có những chức năng riêng biệt như: Truyền bá kiến thức lí luận cần thiết cho cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa phương, giúp họ nắm chắc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để dựa vào đó động viên, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện; Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động và nghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Về nhiệm vụ của chuyên đề chuyên đề VH-XH thông tin trên kênh truyền hình tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan lĩnh vực

hoạt động mà kênh truyền hình đó tham gia. Ví dụ như chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam sẽ khác với kênh truyền hình Công an nhân dân và cũng khác với kênh truyền hình Quốc Hội.

1.3.2. Tạo sự đa dạng, phong phú và chuyên sâu về nội dung thông tin chuyên đề văn- hóa xã hội trên truyền hình

Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của báo chí truyền thông nói chung và các chương trình truyền hình chuyên đề VH-XH nói riêng, hai nội dung làm nên sự đa dạng của thông tin nằm ở nội dung thông tin chung và thông tin chuyên biệt.

Những đặc tính của thông tin chung trong nội dung chuyên đề VH-XH là: tính độc lập, tính đại chúng và tính kịp thời; tính chính xác, khoa học và thống nhất; tính gần gũi, phổ cập, đại chúng; tính phong phú, đa dạng và tính tương tác....

Tính phong phú, đa dạng trong thông tin chuyên đề VH-XH mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới, phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng đang quan tâm hoặc thiếu thông tin.

Trong hoạt động báo chí truyền thông, nhận thức về chất lượng thông tin nằm ở tính độc đáo, tính đại chúng và tính thời điểm (đúng lúc). Thông tin đúng thời điểm đáp ứng được nhu cầu của đại công chúng, nó sẽ có giá trị và trở nên đặc biệt. Nếu làm được những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thông tin.

Dù là báo in, báo phát thanh hay báo truyền hình... thì loại hình nào báo chí nào cũng phải tuân theo Luật báo chí và nguyên tắc hoạt động báo chí. Mọi sản phẩm báo chí nói chung và chuyên đề VH-XH nói riêng đều phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, phản ánh những vấn đề xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội để đảm bảo tính chính xác, khách quan các sự kiện được nêu ra. Thông tin không chính xác, không khách quan được đưa ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, làm phát sinh những vấn đề tiêu cực.

Đối với kênh truyền hình chuyên đề VH-XH, thông tin chuyên đề VH- XH ngoài yêu cầu về tính chính xác, trung thực, khách quan, còn cần đảm bảo

tính khoa học và thống nhất, tránh tình trạng lúc nỳ hướng dẫn một đằng, khi khác lại hướng dẫn một nẻo, khiến cho công chúng khó xác định khi tiếp nhận thông tin. Đặc biệt là những thông tin tư vấn về chính sách, pháp luật lại càng đòi hỏi tính chính xác, khoa học, thống nhất. Gần gũi, phổ cập, đại chúng là yêu cầu từ thực tế cuộc sống đặt ra đối với báo chí nói chung và chuyên đề VH-XH nói riêng.

1.3.3. Thông tin chuyên đề văn hóa-xã hội tạo sức hấp dẫn riêng đối với công chúng

Công tác lập kế hoạch nội dung cho từng số chương trình truyền hình chuyên đề VH-XH đóng vai trò quan trọng. Việc làm ra số chương trình truyền hình khác với việc tạo ra các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khác.

Các chuyên đề VH-XH truyền hình ra đời và phát triển trước hết là do nhu cầu khách quan về thông tin của con người. Công chúng báo chí là đối tượng tiếp nhận và phản hồi thông tin, đồng thời là khách hàng tiêu thụ sản phẩm báo chí.

Khi công chúng truyền hình chuyên đề VH-XH là người tiếp nhận và phản hồi thông tin thì sự phản hồi của công chúng, sự tương tác của công chúng đã làm thay đổi tư duy làm báo hiện đại, xu hướng báo chí không phải là của các nhà báo chuyên nghiệp mà là của toàn dân.

Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà báo, cũng có thể tham gia diễn đàn của một tờ báo, một cơ quan truyền thông. Như vậy, công chúng không chỉ là người tiếp nhận thông tin của chuyên đề VH-XH trên truyền hình, mà còn là người cung cấp thông tin cho nhà báo, có khi còn cùng nhà báo xây đắp, phát triển những câu chuyện của báo chí thông qua hình thức phản hồi. Ở khía cạnh khác, công chúng chuyên đề VH-XH là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí. Họ cũng là lực lượng đánh giá, giám sát và cổ vũ động viên mọi hoạt động

báo chí. Thực tế cho thấy sản phẩm báo chí nào được công chúng, nhóm đối tượng tham gia càng nhiều thì càng uy tín, năng lực, hiệu quả truyền thông càng cao.

Công chúng luôn có nhu cầu tiếp nhận thông tin chuyên đề VH-XH để nhận thức cái mới. Bởi vậy, công chúng cần cái mới mà họ chưa biết. công chúng thường quan tâm đến những tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó. Công chúng sẽ thấy hứng thú, hấp dẫn và có giá trị khi tác phẩm đạt được tính thời điểm. Ngày nay, lượng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc, nhanh nhạy. Chuyên đề VH-XH đáp ứng được nhu cầu của công chúng sẽ làm tăng giá trị thông tin, nếu thông tin chậm hiệu quả sẽ ngược lại và lượng của nó sẽ bằng không.

Khi công chúng tiếp cận nguồn thông tin và bắt đầu bị thông tin đó hấp dẫn thì một hay một chuỗi những chương trình chuyên đề mà cụ thể ở đây là chuyên đề VH-XH được đưa ra kịp thời sẽ càng làm tăng sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu sâu hơn của công chúng về thông tin đó.

Một phần của tài liệu Thông tin chuyên đề văn hóa – xã hội trên kênh truyền hình công an nhân dân – antv (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)