Hình thức thông tin

Một phần của tài liệu Thông tin chuyên đề văn hóa – xã hội trên kênh truyền hình công an nhân dân – antv (Trang 57)

2.3.1. Về các thể loại báo chí

Các chương trình truyền hình chuyên đề phần lớn được thực hiện theo hình thức đa dạng hóa thông tin, theo đó, mỗi chương trình đã cơ bản ổn định với thời lượng 15- 30 phút/chuyên đề, theo kết cấu: bản tin + phóng sự +

phỏng vấn hoặc phóng sự ngắn + phóng sự dài; hoặc phóng sự + phỏng vấn + các văn bản nghị định mới của ngành.

Hầu hết các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV có bố cục gồm: phần đầu giới thiệu về một vấn đề, sự kiện hay một tập thể, cá nhân điển hình, sau đó là các phóng sự hoặc phỏng vấn làm rõ những vấn đề đã nêu, phần cuối là kết thúc và chốt lại vấn đề hoặc mở ra một vấn đề mới cho chuyên đề số sau.

Các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV sử dụng rất đa dạng các thể loại báo chí như: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận….. Nhưng chiếm ưu thế là thể loại phóng sự, bài phản ánh và phỏng vấn.

Trong các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình CAND – ANTV, phóng sự chiếm vị trí quan trọng. Phóng sự có những đặc trưng riêng, tạo được hiệu lực và hiệu quả tác động to lớn. Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh những sự kiện, con người, tình huống, vấn đề, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiệu lực đó qua cái tôi trần thuật với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Phóng sự truyền hình thể hiện nội dung phong phú cả về đề tài lẫn nội dung phản ánh. Khác với tin truyền hình chỉ thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở điểm nút của sự kiện, phóng sự truyền hình phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố nóng hổi mà người xem quan tâm. Phóng sự truyền hình sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như thế nào cùng những thông tin bối cảnh của sự kiện đó, nguyên nhân tác động của sự kiện đó. Hiệu quả của phóng sự truyền hình chính là ở chỗ các thông tin lý thú và bổ ích hơn tin về sự kiện và khía cạnh truyền tải chiều sâu của nó. Chính vì thế, đây là một thể loại được sử dụng nhiều nhất trong các chuyên mục thuộc chuyên đề văn hóa xã hội của kênh truyền hình CAND – ANTV.

Ngoài phóng sự, các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV cũng hay sử dụng các bài phản ánh với đầy đủ các dạng: phản ánh về sự việc, sự kiện; phản ánh về quang cảnh, hiện trạng; phản ánh tình huống, vấn đề; phản ánh người tốt việc tốt…... Thể loại phỏng vấn thường được sử dụng sau các phóng sự, bài phản ánh để làm rõ hơn nội dung vấn đề đã nêu.

Ưu điểm của các thể loại này là đều có âm thanh nhân chứng, lời bình và hình ảnh luôn hỗ trợ cho nhau tạo cho khán giả có cái nhìn thiết thực và đúng hơn về bản chất sự việc và vấn đề.

Đối với thể loại tin, do đặc trưng thể loại nên chỉ một số chương trình sử dụng thể loại này như: các vấn đề quốc phòng toàn dân, trật tự an ninh xã hội, an toàn xã hội và cuộc sống…. Tuy nhiên, các tin trong các chuyên mục này thường dùng để tổng hợp những thông tin quan trọng có liên quan đến vấn đề đưa vào nhằm tăng sự khái quát cao hơn.

2.3.2. Về cách thức thể hiện

Thông thường, các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV đều bắt đầu bằng hình hiệu, sau đó phát thanh viên dẫn chương trình giới thiệu chuyên mục, tiếp đó là vào nội dung chính của chuyên mục, giữa các phóng sự có các lời dẫn kết nối, phần cuối phát thanh viên dẫn tóm lược nội dung chính chuyên mục và chào chuyên mục. Thỉnh thoảng, một số chuyên mục để phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục đó tự lên hình dẫn giới thiệu và kết nối. Đây là cách thức được khuyến khích tại kênh truyền hình CAND – ANTV vì phóng viên, biên tập viên trực tiếp làm chuyên mục sẽ hiểu rõ hơn nội dung cần dẫn dắt, qua đó tạo nên nét mới và sự hấp dẫn cho chuyên mục.

Đối với các các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV có bản tin, hầu hết chỉ dùng kỹ xảo để chuyển tiếp giữa các tin.

Tuy nhiên, nhìn chung các hình ảnh cho hình hiệu, nhạc hiệu, lời giới thiệu cho các chuyên đề chưa được thực sự hấp dẫn. Nhiều hình hiệu, nhạc hiệu đã xây dựng lâu, ít đổi mới lại được xây dựng tương đối giống nhau nên tạo sự nhàm chán. Phần lời dẫn chưa thực sự được chú trọng, nhiều phần dẫn quá dài dòng nhưng chưa nêu bật được nội dung, nhiều phần dẫn lại quá đơn giản. Ngoài phần lời dẫn giới thiệu chưa thu hút khán giả thì các lời dẫn hiện trường cũng ít khi được các biên tập viên, phóng viên sử dụng. Có các chương trình thuộc chuyên đề VH-XH nếu để phóng viên dẫn hiện trường sẽ làm nổi bật vấn đề và tăng sự khách quan cho vấn đề đó, tuy nhiên, nhiều phóng viên lại chưa chú trọng đến hình thức dẫn hiện trường này. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV.

Đối với khán giả truyền hình, ấn tượng đầu tiên, sự tiếp xúc ban đầu về hình ảnh, giọng nói, cách thể hiện quyết định rất lớn đến việc Họ có tiếp tục theo dõi chương trình này hay không. Vì vậy, việc tạo ra không khí sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn từ hình hiệu, nhạc hiệu, lời giới thiệu đến cách thể hiện hình ảnh và lời bình của chương trình là một điều rất quan trọng đối với các chuyên đề truyền hình. Thế nhưng trên thực tế, cách thể hiện nhiều chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV còn rất thô cứng, thiếu linh hoạt, sáng tạo, chưa tạo được ấn tượng cho khán giả khi tiếp nhận thông tin. Từ khâu giới thiệu vấn đề đến cách dẫn dắt khán giả vào sâu vấn đề thiếu sự hòa hợp, các thông tin trong tác phẩm chưa thực sự gắn kết, xâu chuỗi hoàn thiện gây ra cảm giác nhàm chán cho người xem. Ngoài ra, việc sử dụng các âm thanh, tiếng động của hiện trường cũng chưa được khai thác, sử dụng một cách hợp lý.

2.4. Chất lƣợng thông tin chuyên đề văn hóa - xã hội trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV theo đánh giá của công chúng

Để đánh giá thực trạng nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng xem truyền hình có quan tâm đến nội dung thông tin VH-XH trên kênh truyền hình CAND – ANTV. Chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu thông tin

của công chúng đến nội dung thông tin VH-XH trên kênh truyền hình CAND – ANTV.

Chúng tôi dự kiến chúng tôi tiến hành sử dụng bẳng hỏi và chọn mẫu đối tượng là 300 công chúng đang sống và làm việc tại 3 quận trên địa bàn Hà Nội (Hoàng Mai,Cầu Giấy, Hoàn Kiếm). Vì Kênh ANTV đánh đánh giá luôn nằm trong Top 5 kênh truyền hình có số lượng người xem cao nhất khu vực phía Bắc nhất là khu vực Hà Nội.

2.4.1. Số lượng người xem chương trình truyền hình chuyên đề Văn hóa – xã hội

Như đã trình bày ở phần trên, thông tin VH-XH trên báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ giáo dục và giải trí đối với nhân dân, một mặt tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, mặt khác giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống VH-XH tốt đẹp của dân tộc. Để minh chứng thực tiễn cho lập luận này, tác giả đã tiến hành khảo sát chuyên đề mà khán giả quan tâm nhất đến thông tin trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV. Thu được kết quả như sau: 58% người được hỏi quan tâm đến chuyên biệt về An ninh trật tự; 42% người quan tâm đến thông tin Văn hóa – xã hội (xem biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2 Khán giả quan tâm đến chuyên đề trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV

Chúng tôi tiếp tục khảo sát ý kiến của 300 khán giả có độ tuổi từ 20-60 yêu thích và thường xem thường xuyên xem các chuyên mục nào trong

58 42

0 0

An ninh trật tự

chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an Nhân dân –ANTV. Kết quả khảo sát thu được là: 38,7% người xem yêu thích và thường xem chuyên mục An ninh văn hóa, có đến 37% người xem yêu thích và thường xem chuyên mục An ninh với cuộc sống, còn lại có 24,3% người xem yêu thích và thường xem chuyên mục Chân dung cuộc sống (xem biểu đồ 2.3):

Biểu đồ 2.3 Các chuyên mục khán giả quan tâm trong chuyên đề VH-XH 2.4.2. Mức độ xem

Để biết được thời gian trung bình mỗi tuần bạn xem chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an Nhân dân – ANTV chúng tôi tiếp tục khảo sát ý kiến của 300 khán giả có độ tuổi từ 20-60 và đã thu được kết quả (xem biểu đồ 2.4): có 11,6% xem dưới 1 giờ, có tới 48% số người hỏi cho biết mỗi tuần trung bình họ dành 2-3 tiếng đồng hồ để xem thông tin VH-XH trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV, 32,7% người được hỏi xem trên 3 giờ/tuần, còn lại 7,7% có ý kiến khác. Như ở phần trên đã trình bày, trung bình mỗi tuần các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH sản xuất 3 chương trình/ tuần + thời lượng chương trình được phát lại thì mỗi tuần chuyên đề này dành 4 giờ phát sóng trên truyền hình. Mà qua khảo sát, số người được hỏi xem truyền hình từ 2-3 giờ và trên 3 giờ có đến 80,7% người xem. Điều này cho thấy thông tin VH – XH trên kênh truyền hình Công an nhân dân - ANTV thu hút công chúng xem truyền hình, đồng thời cũng chứng minh được tầm quan trọng của thông tin VH-XH trên báo chí - cũng chính là chủ đề của nghiên cứu này.

38.7

37 24.3

0

An ninh văn hóa An ninh cuộc sống

Biểu đồ 2.4 Thời gian trong tuần khán giả xem chương trình chuyên đề VH - XH 2.4.3. Đánh giá chất lượng thông tin

Để đánh giá được yếu tố thời lượng thông tin thừa/thiếu của chuyên đề VH - XH trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 300 đối tượng (độ tuổi từ 20-60) và thu được: có 16 % người xem cho rằng thời lượng thông tin chuyên đề VH-XH là quá nhiều và nhiều; 63,4% người xem cho rằng thời lượng thông tin chuyên đề VH-XH như vậy là đủ; 10,3% người xem cho rằng thời lượng thông tin chuyên đề VH-XH là ít và số lượng người xem cho rằng thời lượng thông tin trên chuyên đề VH-XH cho là quá ít cũng chiếm tỉ lệ khá cao 10,3% khi được hỏi (xem biểu đồ 2:5):

Biểu đồ 2.5 Đánh giá của khán giả về thời lượng thông tin chuyên đề VH-XH

Để đi vào chi tiết đánh giá thời lượng thông tin trong cả 3 chuyên mục An ninh văn hóa, An ninh với cuộc sống, Chân dung cuộc sống trong chuyên

11.6 48 32.7 7.7 Dưới 1 giờ Từ 2-3 giờ Trên 3 giờ Ý kiến khác 7.7 8.3 63.4 10.3 10.3 Qúa nhiều Nhiều Đủ Ít Qúa ít

đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV chúng tôi tiến hành khảo sát trên 300 đối tượng và thu được kết quả sau (biểu đồ 2.6):

Chuyên mục An ninh văn hóa như ở bảng 2.1 trên đã nêu rõ: chuyên mục này được phát mới vào lúc 20h00 ngày thứ 4 (đây là khung thời gian vàng, trong giờ nghỉ ngơi và là thời điểm thích hợp để khán giả tiếp nhận các tin tức) với thời lượng phát sóng chương trình là 15 phút và phát lại lúc 01h45 ngày thứ 5, 09h15 ngày thứ 6 và 16h15 ngày thứ 2 của tuần kế tiếp. Khi được hỏi về đánh giá của khán giả về thời lượng thông tin trên các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an Nhân dân – ANTV thì có 19,3% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin còn quá ngắn, quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu; 66,7% cho rằng thời lượng thông tin trong một chương trình phát sóng là đủ; tuy nhiên thì cũng có 15% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin trong một chương trình họ xem là thừa.

Biểu đồ 2.6 Đánh giá của khán giả về thời lượng thông tin trên các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH

Chuyên mục An ninh cuộc sống được phát mới vào 19h45 ngày thứ 5 (đây cũng là khung thời gian vàng, trong giờ nghỉ ngơi và là thời điểm thích

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% An ninh văn hóa An ninh với

cuộc sống Chân dung cuộc sống

6.7 5.7 9 7.3 5.3 9.7 66.7 62.3 66.3 11.3 14.7 8.3 8 12 6.7 Qúa ít Ít Đủ Nhiều Qúa nhiều

hợp để khán giả tiếp nhận các tin tức) với thời lượng phát sóng chương trình là 30 phút và phát lại lúc 02h30 ngày thứ 6, 09h30 ngày thứ 2, 15h30 ngày thứ 4. Kết quả khảo sát đánh giá của khán giả về thời lượng thông tin trên các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an Nhân dân – ANTV cho thấy có 26,7% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin còn quá ngắn, quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu; 62,3% quý khán giả cho rằng thời lượng thông tin trong một chương trình phát sóng là đủ và 11% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin trong chuyên mục An ninh cuộc sống họ xem là thừa.

Chuyên mục Chân dung cuộc sống được phát mới vào 19h45 ngày thứ 2 (đây cũng là khung thời gian vàng, trong giờ nghỉ ngơi và là thời điểm thích hợp để khán giả tiếp nhận các tin tức) với thời lượng phát sóng chương trình là 15 phút và phát lại lúc phát lại 03h15 thứ 4, 09h30 thứ 3, 15h30 thứ 6. Kết quả khảo sát đánh giá của khán giả về thời lượng thông tin trên các chuyên mục thuộc chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an Nhân dân – ANTV cho thấy có 15% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin còn quá ngắn, quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu; 66,3% quý khán giả cho rằng thời lượng thông tin trong một chương trình phát sóng là đủ và 18,7% quý khán giả xem chương trình cho rằng thời lượng thông tin trong chuyên mục An ninh cuộc sống họ xem là thừa.

Nguyên nhân mà khán giả xem Chuyên mục như: An ninh văn hóa, An ninh với cuộc sống, Chân dung cuộc sống thấy thiếu – đủ - thừa thông tin có thể là do họ đã từng có trải nghiệm, từng biết đến vấn đề đó cho nên khi xem chương trình nếu nhà đài không có những đột phá riêng trong cách xây dựng chương trình nên dẫn đến sự nhàm chán và họ thấy thông tin đó đối với họ là thừa lúc đó họ thấy tiếc thời gian mà mình đã dành để xem; ngược lại khi thiếu hụt quá nhiều thông tin, sự trải nghiệm trong cuộc sống, người xem truyền hình lúc đó sẽ thấy thông tin đưa ra là thiếu và họ có yêu cầu cần bổ sung thêm; còn với một chương trình phát sóng thuộc chuyên đề VH-XH khi

khán giả xem chưa có nhiều kiến thức, nhà đài xây dựng chương trình hấp dẫn, thông tin đó đem lại sự bổ ích thì người xem chương trình đánh giá thời lượng thông tin như vậy là đủ.

Qua biểu đồ 2.5 cho thấy ở các 3 chuyên mục: An ninh văn hóa, An ninh với cuộc sống, Chân dung cuộc sống trong chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV nhìn chung có trên 60% người xem đánh giá là có thời lượng thông tin tương đối đầy đủ, khoảng gần 20% người xem cho rằng thời lượng thông tin ít và quá ít, chỉ có khoảng hơn 10% người

Một phần của tài liệu Thông tin chuyên đề văn hóa – xã hội trên kênh truyền hình công an nhân dân – antv (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)