2.2.1. Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa – xã hội
Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Chức năng quan trọng nhất của báo chí là thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lóp nhân dân để nhân dân cả nước nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, thống nhất thực hiện những chủ trương, chính sách đó, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn phản ánh kịp thời những ý kiến sôi động từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thông tin nhằm tiếp tục ban hành các quyết sách đúng đắn. Nắm vững chức năng và nhiệm vụ đó, các chương trình chuyên đề VH-XH trên kênh truyền hình CAND – ANTV không chỉ thường xuyên cập nhật được những thông tin mới, nóng, hấp dẫn người xem mà các chương trình chuyên đề VH-XH phản ánh về lĩnh vực pháp luật, trật tự an toàn xã hội được người dân đặc biệt chú ý bởi tính hấp dẫn của lĩnh vực này.
Trong một năm phát sóng, tính riêng đối với các chương trình chuyên đề VH – XH, kênh truyền hình CAND – ANTV luôn dành thời lượng nhất định để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước. Nói riêng đối với 3 chuyên mục An ninh văn hóa, An ninh với cuộc sống và Chân dung cuộc sống đối với mỗi vấn đề mà từng chương trình phản ánh, đi kèm sẽ là những giải pháp từ các cơ quan có thẩm quyền, chuyên gia, nhà nghiên cứu dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định. Những thông điệp từ các chương trình này truyền đi tác động tích cực đến công chúng, kêu gọi thúc đẩy và tổ chức họ tham gia giải
quyết các vấn đề đặt ra. Với khả năng thông tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, thời gian qua các chương trình chuyên đề VH-XH trên kên truyền hình CAND – ANTV cũng đã thực hiện đươc vai trò của mình, góp phần trong việc phổ biến, giải thích, nhằm hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2.2. Phản ánh về tình hình văn hóa - xã hội
Chuyên đề VH-XH được xây dựng với mục đích giúp cho công chúng có thể cập nhập thông tin VH-XH, những diễn biễn về tình hình VH-XH ở Việt Nam để từ đó giúp công chúng trong cả nước có những kiến thức và sự hiểu biết về những vấn đề VH-XH đang diễn ra.
Chuyên đề VH-XH có bao gồm 3 chuyên mục chính là: An ninh văn hóa, An ninh với cuộc sống, Chân dung cuộc sống ra mắt trên kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV từ năm 2011. Qua khảo sát các mục thuộc chuyên đề VH-XH trên kênh kênh truyền hình Công an nhân dân – ANTV trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017-01/2018 kênh truyền hình này đã phát sóng 154 chương trình truyền hình về VH-XH, nội dung chương trình đề cập đến bao gồm: Phản ánh tình hình VH-XH đang diễn ra trong xã hội; Phản ánh tình hình an ninh chính trị trong đời sống VH-XH; Phản ánh những vấn đề liên quan đến công tác quản lí điều hành về VH-XH; Phản ánh chân dung những người tốt, việc tốt trong cuộc sống có liên quan đến VH-XH; Tổng hợp các thông tin VH-XH được tổng hợp đầy đủ, nhanh chóng, chính xác; Đưa các thông tin sâu; bình luận, nhận định, ý kiến của những chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước về những vấn đề VH-XH mang tính chất nóng mà công chúng quan tâm.
Điển hình là chuyên mục An ninh văn hóa được phát mới vào lúc 20h00 ngày thứ 4 và phát lại lúc 01h45 ngày thứ 5, 09h15 ngày thứ 6 và 16h15 ngày thứ 2 của tuần kế tiếp với thời lượng phát sóng chương trình là 15 phút (mỗi tuần phát sóng 60 phút = 1 giờ). Đây là chuyên mục được nhiều
người dân quan tâm vì luôn đề cập đến những vấn đề nóng đang bức xúc trong dư luận.
Ví dụ như chương trình “Sống ảo” thuộc chuyên mục này nói về văn hóa, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay, sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại như mạng xã hội để phô trương cách sống của mình một cách không chân thật. Những hệ lụy đi cùng với lối sống như vậy, đó là sự suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, sự đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện đại. Sự lãng quên những giá trị thực mà cuộc sống mang lại, bên cạnh đó là hậu quả nặng nề có thật cho người thân, bạn bè và chính họ từ những sự vật sự việc ảo như vậy.
Chương trình “Để phố đi bộ trở thành đặc sản của Thủ đô” với phóng sự trải nghiệm về những điều thú vị tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Những trò chơi dân gian tưởng đã bị quên lãng trong cuộc sống hiện đại như đi cà kheo, ô ăn quan, nặn tò he, chơi chuyền…đều được khôi phục và giới thiệu đến đông đảo người dân. Cùng với đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát quan họ, hát chèo, cải lương cũng được biểu diễn thường xuyên. Sau những ngày làm việc, học tập vất vả, người dân thủ đô đã có thêm một điểm đến mới, chia sẻ với bạn bè, gia đình. Khách du lịch, bạn bè quốc tế cũng có thêm một nơi để thăm thú, tìm hiểu văn hóa và những nét đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Cùng với rất nhiều “được” từ quần thể phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, vẫn còn tồn tại nhiều điểm “chưa được” phát sinh từ văn hóa, ý thức của người dân như tình trạng vứt rác bừa bãi hay thả rông vật nuôi, bán hàng rong…là những vấn đề cần sự thay đổi, sự can thiệp, hỗ trợ của cơ quan chức năng cũng như sự thay đổi từ nhận thức của người dân
Hay ví dụ như chương trình “Nỗi buồn làng cổ” phản ánh những bất cập trong cuộc sống thường ngày của người dân tại khu di tích làng cổ Đường Lâm. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ nhiều năm trước song song với việc đảm bảo cơ sở vật chất, cuộc sống của
người dân nơi đây thì những thách thức đặt ra cho các cơ quan chức năng thực sự không nhỏ. Phóng sự mang đến cho người xem những góc nhìn thật đẹp về nét kiến trúc, văn hóa trong đời sống của người dân tại làng cổ. Bên cạnh đó cũng phản ánh ý kiến về thực tại cuộc sống của người dân thông qua những phỏng vấn trực tiếp, khách quan. Những nỗi lo ngại của người dân khi vừa muốn bảo tồn nét đẹp làng cổ, vừa muốn cải thiện cuộc sống, xây mới nhà cửa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2.3. Đấu tranh với những vấn đề tiêu cực trong xã hội
Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền, phản ánh tình hình văn hóa xã hội, các chuyên mục trong chuyên đề văn hóa xã hội của kênh truyền hình CAND – ANTV luôn quan tâm, tham gia đấu tranh chống những tiêu cực trong cuộc sống.
Cụ thể chuyên mục An ninh với cuộc sống. Các tin, bài trong các chuyên đề đã phản ánh đến người xem những thông tin toàn cảnh trong đời sống từ vấn đề về an toàn lao động, an toàn thực phẩm, an ninh xã hội, an toàn vệ sinh, đặc biệt là các tin về mối nguy hiểm từ các tệ nạn xã hội, an ninh quốc phòng....
Mỗi tháng 4 số, được phát mới vào 19h45 ngày thứ 5, với thời lượng phát sóng chương trình là 30 phút và phát lại lúc 02h30 ngày thứ 6, 09h30 ngày thứ 2, 15h30 ngày thứ 4 tuần kế tiếp; với thời lượng 30 phút (mỗi tuần phát sóng 120 phút = 2 giờ) chuyên mục An ninh với cuộc sống đã tập trung phản ánh về những hiện trạng về các vấn đề về an toàn về sinh thực phẩm, an ninh xã hội, đặc biệt là các tin về mối nguy hiểm từ các tệ nạn xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã. Ví dụ về an toàn về sinh thực phẩm có chương trình phát sóng ngày 25/01/2017 đã có chương trình phóng sự “Ngăn chặn thực phẩm bẩn thẩm lậu qua biên giới Lào Cai”; về vấn đề an ninh xã hội có chương trình phát sóng ngày 22/03/2017 chương trình “Ngăn ngừa vấn nạn sử dụng trẻ em vận chuyển
ma túy ở Sơn La”; các tệ nạn xã hội có chương trình phát sóng ngày 08/03/2017 có chương trình “Tràn lan cờ bạc núp bóng trò chơi tại các lễ hội đầu năm. ( Hà Nội - Bắc Ninh)”...
Chương trình An ninh với cuộc sống phát sóng ngày 05/05/2017 với phóng sự “Giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả hàng giả, hàng kém chất lượng?”, ở kì 1 có chương trình phóng sự: “Người dân cả tin”, phản ánh về việc nhiều người dân cả tin nghe theo lời tư vấn của nhân viên công ty TNHH sản xuất thương mại Tiến Thành - Hà Nội nên đã mua máy vật lý trị liệu với giá từ 1 đến 4 triệu đồng. Tuy nhiên, giá trị thực tế của nó chỉ khoảng 100- 500 nghìn đồng. Thêm vào đó, chất lượng của chiếc máy này lại chưa hề được kiểm định, nhiều máy dùng được 67 ngày hỏng nhưng không thể liên lạc được phía công ty. Trong kỳ 2 “Chính quyền tiếp tay, cơ quan chức năng thờ ơ”, phóng sự phản ánh thực trạng nhiều công ty bán hàng lừa đảo đã thông qua các chi bộ, tổ dân phố để bán hàng. Trong khi đó, khi phát hiện ra sự sai phạm của công ty này, nhiều cơ quan chức năng lại thờ ơ, và hậu quả cuối cùng vẫn là người dân gánh chịu. Hay phóng sự “Báo động tình trạng ngộ độc rượu chứa cồn methanol” ngày 05/12/2017 cho thấy những gian dối của người bán hàng đã khiến nhiều người phải nhập viện gì bị ngộ độc.
Hay phóng sự ngày 22/4/2017 “Sổ đỏ của người dân Tân Thịnh đang ở đâu?” Đã phản ánh thực trạng chính quyền xã Tân thành phố Yên Bái thu gom sổ đỏ của người dân để chạy dự án. Theo phản ánh của phóng sự, 11 cuốn sổ đỏ, hàng trăm héc ta rừng của mười một gia đình tại một địa phương của tỉnh Yên Bái đã mất trong 3 năm. Nguyên nhân là do người đứng đầu chính quyền xã đã mang toàn bộ số sổ đỏ đi cầm cố để chạy dự án.
Cán bộ xã mượn sổ đỏ của các hộ dân với lý do để lo một dự án trồng rừng về địa phương, mà như nhiều người nói là dự án bảo vệ tầng ôzôn. Những gia đình có diện tích đất rừng lớn, trên 0,5 ha được địa phương hứa sẽ ưu tiên cho tham gia dự án này. Các hộ dân xã Tân Thịnh đã chỉ vì tin chủ
tịch xã Hứa chỉ mượn một hai ngày photocopy rồi sẽ trả lại. Nhưng đã ba năm, người dân nơi đây không hề được trả lại sổ đỏ, mà dự án cũng không thấy đâu. Về phía lãnh đạo tỉnh và thành phố Yên Bái khẳng định, ba năm trở lại đây, địa phương không có chỉ đạo với những dự án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng như lời hứa của vị chủ tịch ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh. Đây hoàn toàn là giao dịch cá nhân. Câu chuyện 11 hộ dân đi đòi lại sổ đỏ cũng chính là câu chuyện cảnh báo, nếu ở cơ sở còn những cán bộ thiếu trình độ, thiếu tấm lòng và đặc biệt nếu những cá nhân này không được giám sát chặt chẽ, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống người dân.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chuyên đề VH-XH của kênh truyền hình CAND – ANTV đã tích cực điều tra, phát hiện, đưa ra trước công luận các vấn đề tiêu cực của xã hội đang tồn tại. Không chỉ thông tin đơn thuần, các chuyên đề còn đi sâu phân tích, lý giải nguyên nhân, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất giải pháp với các cơ quan chức năng để xử lý.
2.2.4. Thông tin lan tỏa về những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, bất kỳ chế độ nào, giai cấp nào cũng đều quan tâm đến việc phát triển, bồi dưỡng, nhân rộng những tấm gương người tốt việc tốt theo những tiêu chí nhất định, không ngoài mục đích góp phần phát triển xã hội ấy. Báo chí chính là một công cụ đắc lực để thực hiện công việc này. Vấn đề biểu dương người tốt việc tốt ở nước ta được đặt ra từ rất sớm. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã rất quan tâm tới vấn đề này. Người đã khẳng định: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phong trào người tốt, việc tốt, bởi theo Người, đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp của dân tộc, đó là “một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục lớn”. Người cũng từng nhấn mạnh: “Các báo chí hãy khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết”.
Trong thực tiễn cuộc sống, trên bất kỳ mọi mặt của đời sống luôn xuất hiện nhiều những tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những tấm gương đó cần phải được phát hiện, cổ vũ, giới thiệu kịp thời đề học tập, noi theo, dấy lên phong trào thi đua yêu nước rộng khắp….. Tạo thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển .đất nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt việc biểu dương người tốt việc tốt cũng chính là góp phần làm đẹp cho đời, góp phần xây dựng con người, xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Để tăng cường hiệu quả tuyên truyền, sâu sát với thực tiễn cuộc sống đa dạng, phong phú đang diễn ra ở các địa phương, nhất là khi cái xấu, cái lạc hậu luôn len lỏi trong từng ngõ ngách của cuộc sống, chuyên đề văn hóa xã hội của kênh truyền hình CAND – ANTV đã tập trung khai thác nhiều điển hình tốt, nhân tố mới.
Nhằm giới thiệu về những nhân vật điển hình tiên tiến trong cuộc sống với hình thức thể hiện mới mẻ, đầu năm 2011, Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh CAND – ANTV đã mở ra chuyên mục Chân dung cuộc sống phát sóng định kỳ vào 19h45 ngày thứ 2 và phát lại lúc phát lại 03h15 thứ 4, 09h30 thứ 3, 15h30 thứ 6 chương trình có thời lượng phát sóng chương trình là 15 phút (mỗi tuần phát sóng 60 phút = 1 giờ), với kết cấu thông thường gồm hai phần, phần đầu là một phóng sự ngắn giới thiệu khái quát về nhân vật và phần Trọng tâm là sự trao đổi giữa người dẫn chương trình với nhân vật. Qua khảo sát 15 phát sóng, chuyên mục Chân dung cuộc sống đã giới thiệu 53 nhân vật điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực. Chuyên mục Chân dung cuộc sống thuộc chuyên đề văn hóa xã hội của Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh CAND – ANTV đã bước đầu đón nhận được sự quan tâm của khán giả và tạo nên nhiều hiệu ứng tích cực. Hầu hết các nhân vật được giới thiệu trong chương trình đều là những tấm gương sáng trong cuộc sống, đó là cô bé vận động viên điền kinh mới 17 tuổi Lê Bình Định nhưng bằng ý chí và nghị
lực không ngừng vươn lên vươn lên trong cuộc sống. Cô bé đã sở hữu bộ sưu tập với hơn 40 huy chương các loại, trong đó có nhiều huy chương vàng ở các giải thể thao trong nước và quốc tế; là cựu giáo chức Nguyễn Thị Minh với một thư viện miễn phí dành cho mọi người; là em sinh viên nghèo người