Phương pháp theodõi

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 42 - 47)

3.4.1.1. Phương pháp đánhgiá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại qua việc phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, công nhân viên trực tiếp làm việc tại trại lợn. Thu thập thông tin từ sổ sách ghi chép lưu trữ tại trại và kết hợp với kết quả trực tiếp theo dõi của bản thân trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại.

3.4.1.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại

Trên cơ sở kiến thức đã được học từ trường Đại học, chúng em áp dụng các nguyên lý cơ bản của kiến thức vềquy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ để áp dụng vào thực tế sản xuất của trại. Kết hợp với việc thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại đề ra.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản, lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻđược cho ăn với tiêu chuẩn như sau:

Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn 567S với tiêu chuẩn 2,2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn 567S với tiêu chuẩn 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

Đối với nái dạ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn 567S với tiêu chuẩn 5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 7 giờ, 10 giờ, chiều lúc 17 giờ. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thểcho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.

Lưu ý: Lợn nái bỏăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2-3 giờđồng hồ thì tiến hành mài nanh.

+ Lợn con 3 ngày tuổi đầu tiên được cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Lợn con 4 ngày tuổi lợn con được cắt đuôi, tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Lợn con 7 - 10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tomahawk plus

+ Lợn con được 15 ngày tuổi tiêm phòng suyễn. + Lợn con được 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả. + Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm chống còi cọc. + lợn con được 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa.

Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14 ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).

Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất như: tiêu chảy, viêm khớp, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.

Công tác chăn sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa tại trại:

+ Ngay sau khi đẻ ra lợnđược tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2-3 giờđồng hồ thì tiến hành mài nanh.

+ Lợn con 3 ngày tuổi đầu tiên được cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Lợn con 4 ngày tuổi lợn con được cắt đuôi, tiêm sắt và cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Lợn con 7 - 10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tomahawk plus

+ Lợn con được 15 ngày tuổi tiêm phòng suyễn. + Lợn con được 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm phòng chống còi cọc. + lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa.

Công tác tách lợn con.

Do đặc thù của trại lợn ông Đỗ Đức Thuận là trại lợn tư nhân nên trang trại nuôi theo quy mô khép kín tự sản xuất con giống để nuôi và xuất bán chủ yếu là lợn thịt, nên không thực hiện việc xuất bán lợn con cũng như mua lợn con từ bên ngoài vào trại.

+ Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.

+ Những lợn con đủ cân nặng sẽ tách mẹ và nuôi ở ô chuồng tách riêng. +Số lợn con sách sẽ được ghi lại đầy đủ thông tin cụ thể như: số con, các loại vắc xin đã được tiêm, ngày tách mẹ...

3.4.1.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả

quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, chúng em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏăn.

* Kiểm tra thân nhiệt:

- Quan sát, cảm nhận bằng tay:

+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.

+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43ºC:

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

+ Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng. + bôi 1 lớp mỏng vaseline lên một đoạn từ đầu nhiệt kế.

+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.

+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40ºC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42ºC.

* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:

- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.

- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.

* Kiểm tra âm đạo:

- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.

- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.

+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.

* Kiểm tra nước tiểu:

+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 42 - 47)