Trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Sốlượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Tháng Nái đẻ,
nuôi con Số lợn con Số lợn con sống đến khi cai sữa 21-30/11/2018 4 45 40 12/2018 13 149 140 1/2019 13 147 135 2/2019 12 137 130 3/2019 13 146 139 4/2019 12 136 129 1-25/05/2019 6 69 64 Tổng 73 829 777
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập em được phân công thực tập tại chuồng lợn nái đẻ và nuôi con. Tổng số lợn nái đẻđược trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 73 nái. Số con được sinh ra từ 73 nái là 829 lợn con. Đến khi cai sữa lợn con giai đoạn 21 ngày, thì số lợn con theo mẹ còn sống là 777 con, tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến khi cai sữa là 92,73 %.
Từ việc chăm sóc đàn lợn hàng ngày em học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là: phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, trưa và chiều). Ta cần lưu ý những điều sau:
+ Cách cho ăn: ăn đúng 3 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chỉnh sửa liên tục theo ngày
+ Loại thức ăn theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng thức ăn HI-GRO 566, chửa kỳ cuối (tuần 14 - 16) sử dụng thức ăn 567s
+Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5 kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1kg/con/ngày tùy thuộc vào giống, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn...
+ Không nên tắm cho lợn mẹ vì sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp.
Ngoài ra em còn học được cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi trộn thức ăn phải hòa thuốc vào nước theo đúng tỷ lệ rồi trộn, máng lợn con phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.
Qua đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: cách sửa bảng cám cho lợn mẹ và vệ sinh chuồng đẻ hàng ngày, cách tra thức ăn,...
Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn nái đẻ, em đã được học cách đỡ đẻ và tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái tại trại cùng kỹsư. Em đã thống kê lại những con đẻbình thường, đẻ khó và được em trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3.Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Sốcon đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 21/11/2018 4 4 100 0 0 12/2018 13 12 92,31 1 7,69 1/2019 13 11 84,62 2 15,38 2/2019 12 11 91,67 1 8,33 3/2019 13 12 92,31 1 7,69 4/2019 12 10 83,33 2 16,67 25/5/2019 6 5 83,33 1 16,67 Tổng 73 65 89,65 8 10,35
Qua bảng 4.3 cho biết:Trung bình mỗi tháng, chuồng lợn nái đẻ mà em phụ trách có 12 - 13 lợn nái đẻ. Tháng 11 và tháng 5 số lợn nái đẻ có giảm đi so với các tháng khác, là do tháng 11 là sinh viên mới về thực tập tại cơ sở, thời gian cách ly dài ngày, chưa được vào chuồng lợn. Tháng 5 là thời gian chuẩn bị kết thúc đợt thực tập, do đó số lượng lợn theo dõi trong 2 tháng này có giảm hơn so với các tháng khác.
Trong tổng số 73 lợn nái đẻ có 65 lợn nái đẻ thường và 8 lợn nái đẻ khó phải can thiệp.
Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu. Lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của lợn mẹ không tốt... Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp tại trại tương đối cao chiếm 10,35 %. Từ kết quả này cho thấy cần phải thực hiện nghiêm túc hơn nữa quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai, để cho lợn mẹ và bào thai phát triển tốt, không ảnh hưởng đến quá trình đẻ của lợn mẹ.