Kết quả vệ sinh, sát trùng tại cơ sở

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại…

Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc, các kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, đi qua hố chứa vôi bột rồi mới vào chuồng.

- Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân. - Cho lợn ăn, vệsinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn.

- Hàng ngày chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng.

- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

* Đối với chuồng lợn nái mang thai: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn mẹ cai sữa.

* Đối với chuồng lợn đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành thường xuyên và triệt để hơn bao giờ hết.

Chuồng nuôi được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide vào cuối buổi sáng hoặc cuối buổi chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ320ml sát trùng/1000 lít nước.

Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong thời gian thực tập tại cơ sở, được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại STT Công việc Sốlượng (lần) Kết quả (lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 186 186 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 95 90 94,70

3 Quét và rắc vôi đường đi 40 35 87,50

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 186 lần đạt 100% số lần phải vệ sinh trong 6 tháng. Thực hiện được 35 lần rắc vôi bột đường đi đạt tỉ lệ 87,50%. Phun sát trùng tổng chuồng và xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 1 lần/tuần. riêng tháng 12 xảy ra dịch lở mồm long móng trại phải thực hiện phun sát trùng 15 ngày liên tiếp từ khi xuất hiện dịch và phun liên tiếp hàng ngày trong hai tháng từ tháng 4 đến tháng 5 khi dịch tả lợn châu phi có dấu hiệu đe dọa trại.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)