1.2.1. Cách tiếp cận văn hóa về vai trò giới
Theo Oakley (1972), sự tương đồng giới dựa trên những phân chia giới tính trên cơ sở sinh học nhưng nó cũng liên quan đến sự phân công và các giá trị xã hội trên cơ sở tính nam và tính nữ. Mặt khác, giới là một khái niệm do con người tạo ra thông qua những tương tác của họ với người khác và trong môi trường của họ. Bởi vậy, cấu trúc xã hội của giới được tạo bởi các cá nhân, các nhóm và xã hội…Vì vai trò giới là những vai trò mà phụ nữ và nam giới được kỳ vọng trên cơ sở giới tính. Trong xã hội phương Tây truyền thống, rất nhiều người đã tin rằng phụ nữ có thể nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn nam giới. Vì thế, quan điểm truyền thống cho rằng vai trò của phụ nữ thường được gắn liền với các hành vi chăm sóc và nuôi dưỡng. Phụ nữ truyền thống thường làm các công việc chăm sóc hơn là các công việc bên ngoài hộ gia đình; trong khi đó, đàn ông thường được nhấn mạnh với vai trò là người lãnh đạo. Vì thế, quan điểm truyền thống về vai trò của nam giới cho rằng đàn
ông nên là người chủ hộ gia đình - là người kiếm tiền và đưa ra các quyết định quan trọng cho gia đình. Trong khi những quan điểm này chiếm ưu thế trong hầu hết các khía cạnh xã hội, dựa trên những niềm tin truyền thống về vai trò giới đầu thế kỷ 21 [43].
Tiếp cận hệ tư tưởng giới cho rằng mỗi giới tự nhận diện vai trò của mình trong đời sống hôn nhân và gia đình. Yếu tố “giới” được dùng để giải thích tại sao phụ nữ có xu hướng làm những việc được coi là “việc đàn bà” như nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người ốm…, trong khi nam giới thường không làm những công việc này [43]. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động của mỗi giới trong gia đình đều chịu ảnh hưởng bởi những giá trị mà mỗi giới gán cho các hoạt động đó, trong đó hệ tư tưởng giới đóng vai trò quan trọng. Giả định chủ yếu của tiếp cận hệ tư tưởng giới là: khi vợ và chồng có những niềm tin truyền thống về vai trò giới thì sẽ phân chia việc nhà theo hướng truyền thống - nghĩa là người vợ chịu trách nhiệm chính về việc nhà; còn những cặp vợ chồng mang hệ tư tưởng phi truyền thống thì sẽ có sự phân chia việc nhà theo hướng bình đẳng. Theo nghĩa đó, người chồng có hệ tư tưởng giới theo hướng quân bình sẽ dành nhiều thời gian cho việc nhà hơn và tham gia nhiều hơn vào công việc nội trợ, còn những người giữ hệ tư tưởng truyền thống sẽ làm việc nhà ít hơn [43].
Một đặc điểm trong mối quan hệ của gia đình Việt truyền thống được nhấn mạnh, đó là gia đình gia trưởng, coi trọng con trai. Cũng có nhiều ý kiến giải thích sở kinh tế của loại quan hệ này từ phương thức sản xuất cổ đại, sau thời kỳ mẫu hệ, đến thời kỳ phụ hệ, nam giới ra ngoài săn bắt và phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái dẫn đến sự lệ thuộc về kinh tế và xác lập vị thế phụ thuộc kéo dài trong lịch sử. Nhìn chung, khuôn mẫu ứng xử được truyền qua các thế hệ và thực hiện trong các gia đình là: “Phu xướng, phụ tuỳ”; “Đàn ông trên nhà, đàn bà dưới bếp”; “nam ngoại - nữ nội”; phụ nữ phải theo “tam tòng, tứ đức”. Chỉ nam giới mới được đi học, đi học để ra ngoài, làm quan, gánh vác việc thiên hạ. Ở những tầng lớp trên, có học vấn thì hình ảnh thường
thấy cũng vẫn là “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”. Gia đình phải có con trai nối dõi, nếu không có con trai, cặp vợ chồng nào đó sẽ bị quy tội “bất hiếu” hoặc coi có 10 con gái cũng như là chưa có con (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô).
Nhìn chung, yếu tố văn hóa, mà cụ thể ở đây là hệ quan niệm truyền thống coi nhiệm vụ chính của phụ nữ là trong gia đình và chăm sóc con cái, người già, người ốm và sự thực hành vai trò giới rõ ràng trong phân công lao động gia đình với sự đảm nhận chủ yếu của người phụ nữ cho các công việc chăm sóc, nội trợ. Đây là vai trò được truyền thống, giáo dục và dân gian ủng hộ. Trong đời sống riêng, chuẩn mực phổ biến là phụ nữ chịu trách nhiệm chính đối với công việc gia đình và gia đình được ưu tiên hơn sự nghiệp (UNDP, 2012). Chính sự ủng hộ đó của cộng đồng khiến cho nhiều người phụ nữ coi công việc gia đình là trách nhiệm của mình và họ vui vẻ hoặc buộc phải vui vẻ đón nhận để thực hiện. Và tư tưởng đó tiếp tục được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác qua sự giáo dục trực tiếp của người mẹ cho con cái trách nhiệm tham gia cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc gia đình cũng như qua vai trò giới thiên lệch mà hàng ngày trẻ em được chứng kiến ở trong gia đình mình.
Trong phạm vi luận văn này, tiếp cận văn hóa về vai trò giới được vận dụng nhằm lý giải về sự tồn tại các định kiến về vai trò giới truyền thống trong quá trình xã hội hóa vai trò giới trong các công việc sản xuất và tái sản xuất cho trẻ em gái trong gia đình.
1.2.2. Cách tiếp cận thuyết xã hội hóa
T. Parsons tin rằng trong xã hội công nghiệp hóa, mỗi gia đình trong mỗi xã hội đều có “hai chức năng cơ bản và không thể giảm bớt được”, đó là: xã hội hóa ban đầu trẻ em và ổn định nhân cách người lớn [40]. Trong quá trình xã hội hoá cá nhân, sự giáo dục của gia đình đóng vai trò cơ bản và quyết định.
Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá nhân - đặc biệt là khi còn nhỏ, bởi đây là nhóm xã hội đầu tiên và gắn bó suốt đời của mỗi người, là môi trường chính yếu hình thành nên nhân cách của cá nhân. Tại gia đình, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và được dạy bảo những điều đầu tiên, sơ đẳng để sống làm người. Ở tuổi ấu thơ, gia đình là cả thế giới, bố mẹ là những thần tượng của trẻ.
Giáo dục gia đình có vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách cá nhân còn bởi lẽ, ngoài những yếu tố sinh học và di tuyền, thì tri thức, kỹ năng chuyên môn, niềm tin, hệ giá trị - chuẩn mực... chỉ có thể hình thành thông qua giáo dục. Đây là những tài sản mà các thế hệ trước đã thu lượm, đúc kết, sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, được các thế hệ sau lĩnh hội, biến đổi và chuyển hoá thành kinh nghiệm của bản thân và tạo nên nhân cách của mình. Cũng chính giáo dục vạch ra kế hoạch và phương pháp bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh - di truyền hoặc hoàn cảnh gây nên, nhằm xây dựng những nhân cách hoàn thiện nhất có thể. Giáo dục còn có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách và uốn nắn những sai lệch theo đúng hướng mong muốn của xã hội. Hơn thế, giáo dục có thể đi trước, đón đầu sự phát triển để “hoạch định nhân cách trong tương lai” phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh. Ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ, cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội quan trọng trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, giúp các em có những kiến thức, hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn phát triển mới [40].
Mỗi cá nhân là một sản phẩm của sự giáo dục trong gia đình. Những điều trẻ em lĩnh hội được ở gia đình trong những năm đầu đời sẽ hình thành những nét nền tảng của nhân cách. Ngay cả những điều mà cha mẹ không chủ ý truyền dạy cho con, nhưng trẻ quan sát được hàng ngày thì cũng sẽ rất tự
nhiên ngấm vào trẻ và được chúng lặp lại, học theo. Dấu ấn gia đình, vì thế, rất đậm nét và khó xoá bỏ trong nhân cách mỗi cá nhân, vì những gì được xây dựng ban đầu thường rất bền vững, tuy sau đó có thể được điều chỉnh, nhưng rất khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
Tóm lại, giáo dục gia đình là sự giáo dục được thực hiện trong phạm vi gia đình, do các thế hệ trước thực hiện, nhằm tác động tới thế hệ sau với mục đích hình thành và củng cố trong thế hệ sau những phẩm chất, năng lực phù hợp với quan điểm của thế hệ trước cũng như phù hợp với hệ chuẩn mực của xã hội. Đây là một hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị...) của những người giáo dục (thế hệ trước), tác động một cách thường xuyên, liên tục tới đối tượng được giáo dục (hế hệ sau), nhằm đạt tới mục đích mà người giáo dục đã định.
Trong luận văn này, lý thuyết xã hội hóa được vận dụng nhằm làm rõ những nội dung và cách thức gia đình đang sử dụng trong việc giáo dục cho trẻ em gái những phẩm chất, công việc được cho là phù hợp với vai trò của trẻ em gái hiện nay cũng như sau này.
1.3. Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bình đẳng giới
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “nam - nữbình quyền là 1 trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam”. Điều này được ghi nhận trong Cương lĩnh Chính trị của Đảng năm 1930. Cương lĩnh cũng nêu rõ giải phóng phụ nữ phải gắn với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nam nữ bình quyền được ghi nhận tại Điều 9 - Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Trong các bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 1959, 1980 và 1992 quy định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình. Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ, xúc
phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nam nữ làm việc như nhau thì hưởng lương như nhau. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội”.
Về bình đẳng giới trong chính trị, Điều 54 - Hiến pháp năm 1992 cũng ghi rõ: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã cụ thể hóa quan điểm bình đẳng gỉới bằng những Nghị quyết và Chỉ thị về công tác phụ nữ.
Nghị quyết04-NQ/TWngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, mục tiêu của Nghị quyết04-NQ/TW là nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo điều kiện cho phong trào phụ nữ có những bước tiến mới và tăng số lượng, chất lượng cán bộ phụ nữ trong hệ thống Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chỉ thị37-CT/TWngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảngvềmột số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.Trong đó, Đảng ta xác định rõ: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, tham gia quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quantrọngđể thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống lại những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá cán bộ nữ”. Chỉ thị đã nhấn mạnh quan điểm của Đảng là nhằm làm tốt hơn nữa côngtáccán bộ nữ và tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữtrongthời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước.
Nghị quyết11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đây là Nghị quyết được ban hành sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 37- CT/TW về công tác cán bộ nữ và trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới. Mục tiêu mà Nghị quyết11-NQ/TW đề ra là: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực”.
Luật Bình đẳng giới do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006.Điều này thể hiện quyết tâm của Nhà nước và ý chí của toàn dân về vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện quyền phụ nữ. Luật Bình đẳng giới đã khái quát hóa các quyền bình đẳng của phụ nữ được phản ánh trong các văn bản luật đã có trước đây, đồng thời đã đề cao những nguyên tắc cơ bản như: Nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, nam nữ không bị phân biệt, đối xử về giới, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi luật pháp, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Trong đó, tại Điều 11, Luật Bình đẳng giới quy định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị bao gồm: 1) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia bình đẳng giới; 2) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng việc bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Liên quan đến bình đẳng giới trong công việc gia đình, Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định “Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình” (Điều 18). Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 tiếp tục có những quy định về việc người chồng phải có trách nhiệm chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19). Đồng thời,
Luật này cũng quy định về việc đảm bảo tiếng nói, vị thế của người phụ nữ cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa người vợ và người chồng về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung trong quá trình hôn nhân không phân biệt người vợ là lao động trong gia đình hay lao động có thu nhập (Điều 29). Để tạo cơ hội cho nam giới tham gia vào công việc gia đình, Luật Bảo hiểm xã