Bình đẳng giới đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm ở mọi quốc gia. Ở Việt Nam, bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong thời kỳ đổi mới.
Trong gia đình, con người học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự phân biệt đối xử. Sự nhận thức không đúng đắn về giới và bình đẳng giới sẽ tạo ra những tôn ti trật tự trong đó làm giảm vị thế của nữ giới, đề cao vị thế của nam giới. Theo quan niệm truyền thống, nữ giới thì phải dịu dàng, nam giới thì mạnh mẽ, quyết đoán. Do vậy, nữ giới gắn liền với vai trò của người vợ, người mẹ, người nội trợ; trong khi nam giới là người chủ gia đình, là trụ cột về kinh tế. Định kiến giới này đã tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hành vi chăm sóc, giáo dục con trẻ từ ông bà, cha mẹ. Ngược lại khi ông bà, cha mẹ có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì họ sẽ truyền dạy cho con cháu những nhận thức đúng đắn đó, con trai hay con gái cũng được họ quan tâm, chăm sóc như nhau. Hiện nay, mô hình người phụ nữ là con người bổn phận và trách nhiệm, chỉ làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con mà không hề tham gia vào các hoạt động xã hội đã không còn phù hợp. Ngoài trách nhiệm truyền thống làm dâu con, làm vợ, làm mẹ, phụ nữ ngày nay đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang… Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu không gìn giữ và phát huy những vốn quý đó thì những giá trị đạo đức rất dễ bị đảo lộn. Sự dịu dàng, đảm đang, sự ngoan ngoãn, lễ phép, tôn trọng tình bạn và tình yêu thương của một người con, người vợ, người mẹ sẽ trở thành chìa khóa bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hơn bất cứ lúc nào, gia đình hiện nay đang cần những người vợ, người mẹ đảm đang, thông minh, tinh tế, nhân hậu, năng động và sáng tạo.
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là: Ở gia đình cha mẹ có hiểu biết về Luật Bình đẳng giới thì nội dung xã hội hóa vai trò giới cho con gái có xu hướng ít định kiến giới hơn. Để kiểm chứng giả thuyết này, trong phần viết tương quan giữa gia đình hướng dẫn cho con gái các công việc nhà chia theo mức độ hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới được đưa ra để so sánh.
Trong mẫu nghiên cứu có 34,3% cha mẹ “biết rõ/biết một phần nội dung” Luật Bình đẳng giới và 55,0% cha mẹ “có nghe tên nhưng không biết rõ nội dung” Luật bình đẳng giới, trong khi đó chỉ có 10,7% cha mẹ trả lời “không biết” khi được hỏi “Anh/chị có biết đến Luật bình đẳng giới không?”. Bên cạnh đó có 35,7% cha mẹ “đã từng”, 59,0% cha mẹ “chưa từng” và 5,3% cha mẹ trả lời “không nhớ” với câu hỏi “Anh/chị đã từng tham gia buổi tập huấn/ nói chuyện/ trao đổi về chủ đề bình đẳng giới hay chưa?”.
Bảng 3.7: Gia đình giáo dục phẩm chất giới cho con gái chia theo mức độ hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới (%) (n=300)
Biết rõ/biết một phần
Có nghe tên nhưng không biết rõ nội dung
Không biết Đảm đang 95,1 92,7 100,0 Chăm chỉ, cần cù 100,0 99,4 100,0 Tinh thần trách nhiệm 100,0 99,4 96,9 Hy sinh, nhường nhịn 94,2 90,3 75,0 Quyết đoán 68,0 67,9 53,1 Tình yêu lao động 92,2 98,8 100,0
Trách nhiệm/ nghĩa vụ phải tham gia lao động
93,2 98,8 93,8 Dịu dàng 94,2 95,2 96,9 Chăm sóc hình thức 80,6 83,6 93,8 Vệ sinh thân thể 100,0 99,4 96,9 Ngoan ngoãn lễ phép 100,0 99,4 96,9 Tình bạn, tình yêu 90,2 91,5 93,8 Ơ
Bảng số liệu tương quan này cho thấy, gia đình có giáo dục phẩm chất giới cho con gái hay không, phụ thuộc vô cùng ít vào sự hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới. Bởi gần như không có sự chênh lệch trong việc giáo
dục phẩm chất giới cho con gái giữa các bậc cha mẹ có mức độ hiểu biết về Luật Bình đẳng giới khác nhau.
Biểu 3.4: Gia đình hƣớng dẫn cho con gái công việc tạo thu nhập chia theo mức độ hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới
(%) (n=300)
Bảng 3.8: Gia đình hƣớng dẫn cho con gái công việc nhà chia theo mức độ hiểu biết của cha mẹ về Luật Bình đẳng giới (%) (n=300)
Biết rõ/biết một phần
Không biết rõ
Không biết
Đi chợ mua thức ăn 74,8 73,3 71,9
Nấu nướng 98,1 96,4 90,6
Rửa bát 100,0 96,4 96,9
Dọn dẹp nhà cửa 100,0 99,4 100,0
Giặt quần áo 72,8 60,6 53,1
Sửa chữa đồ điện/ dụng cụ trong gia đình
3,9 3,6 9,4
Chăm sóc trẻ em, người già/người ốm
100% cha mẹ biết rõ/biết một phần về Luật Bình đẳng giới đã hướng dẫn con gái “rửa bát”, “dọn dẹp nhà cửa”; tiếp theo là “nấu nướng” 98,1%, “chăm sóc trẻ em, người già/người ốm” 96,1%, “đi chợ mua thức ăn” 74,8% và “giặt quần áo” là 72,8%.
Số liệu cho thấy, không có một công việc nào được 100% các cha mẹ trong nhóm “không biết rõ Luật bình đẳng giới” hướng dẫn cho con gái, tỷ lệ cha mẹ hướng dẫn cho con gái cao nhất ở nhóm này là 99,4% và đối với việc “dọn dẹp nhà cửa”; tiếp đó là “nấu nướng” (96,4%), “rửa bát” (96,4%), “chăm sóc trẻ em, người già/người ốm” 96,1%, “đi chợ mua thức ăn” 74,8% và “giặt quần áo” là 72,8%.
Tuy nhiên, 100% những người trả lời “không biết” Luật bình đẳng giới hướng dẫn cho con gái “dọn dẹp nhà cửa”.
Ở đây có thể thấy, việc xã hội hóa vai trò giới cho con cái (cụ thể là con gái) là hoàn toàn dựa vào nhận thức và kinh nghiệm “tự nhiên” của những người làm cha làm mẹ. Những kinh nghiệm sống và thực tiễn của đời sống sẽ “mách bảo” cho họ cần phải giáo dục con như thế nào. Điều này hoàn toàn đúng với lý thuyết tiếp cận văn hóa về vai trò giới, ở đó sự tương đồng giới dựa trên những phân chia giới tính trên cơ sở sinh học nhưng nó cũng liên quan đến sự phân công và các giá trị xã hội trên cơ sở tính nam và tính nữ.