Gia đình là nơi xã hội hóa đầu tiên vai trò giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Khi những định kiến giới tồn tại trong gia đình thì những quan niệm đó sẽ được thể hiện thông qua hành vi chăm sóc, giáo dục của thế hệ trước với thế hệ sau. Những hành vi, sự giáo dục đó luôn được cân nhắc, phân biệt rạch ròi giữa con trai và con gái từ đơn giản như con gái hay con trai chơi gì, đâu là việc con trai hay con gái nên làm hoặc không nên làm; cho đến khác nhau trong đầu tư của gia đình cho con trai và con gái. Những định kiến giới có còn đang tồn tại và tồn tại như thế nào trong quan niệm của mỗi gia đình hiện nay?
Để tìm hiểu quan niệm của gia đình về giáo dục vai trò giới cho con gái, kết quả được đánh giá thông qua sự đồng ý, đồng ý một phần hay không đồng ý của gia đình về 6 nhận định liên quan đến vai trò giới. Mỗi nhận định đều dành để hỏi cho cả con trai và con gái. Các nhận định đó là:
1) Dạy cho con gái/con trai các công việc gia đình là cần thiết cho cuộc sống gia đình sau này; 2) Điều quan trọng nhất đối với con gái/con trai sau này là gia đình hạnh phúc; 3) Điều quan trọng nhất đối với con gái/con trai sau này là thành công trong sự nghiệp; 4) Cần thiết đầu tư học tập cho con gái/con trai; 5) Trong xã hội hiện đại, con gái/con trai không cần thiết phải làm việc nhà; 6) Không nên cho con gái/con trai tham gia vào bất kỳ công việc lao động tạo thu nhập nào (kể cả việc phụ giúp các công việc tạo thu nhập của gia đình). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Gia đình quan niệm về giáo dục vai trò giới cho con gái và con trai (%) (n=300)
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Con gái Con trai Con gái Con trai Con gái Con trai Dạy cho con gái/con trai các
cho cuộc sống gia đình chúng sau này
Điều quan trọng nhất đối với con gái/con trai sau này là gia đình hạnh phúc
73,7 71,7 24,7 27,0 1,7 1,3
Điều quan trọng nhất đối với con gái/con trai sau này là thành công trong sự nghiệp
34,0 48,0 60,0 49,7 6,0 2,3
Cần thiết đầu tư học tập cho con gái/con trai
80,7 79,3 18,0 20,0 1,3 0,7
Trong xã hội hiện đại, con gái/con trai không cần thiết phải làm việc nhà
2,3 3,3 19,3 28,3 78,3 68,3
Không nên cho con gái/con trai tham gia vào bất kỳ công việc lao động tạo thu nhập nào (kể cả việc phụ giúp các công việc tạo thu nhập của gia đình)
9,0 9,7 39,0 40,0 52,0 50,3
Bảng 2.1 cho thấy, quan niệm của gia đình về giáo dục vai trò giới hầu như không có sự khác biệt khi nhìn nhận giữa con gái và con trai. 100% gia đình đồng ý hoặc đồng ý một phần dạy cho con gái các công việc gia đình, tỷ lệ này là 99,3% đối với con trai. Mặt khác, chỉ có 2,3% gia đình quan niệm trong xã hội hiện đại, con gái không cần thiết phải làm việc nhà” và 3,3% gia đình quan niệm trong xã hội hiện đại, con trai không cần thiết phải làm việc nhà. Cũng chỉ có 9,0% gia đình đồng ý không nên cho con gái tham gia vào bất kỳ công việc lao động tạo thu nhập nào (kể cả việc phụ giúp các công việc tạo thu nhập của gia đình), tỷ lệ này đối với con trai là 9,7%.
Bảng số liệu cũng cho thấy xu hướng bình đẳng giới không phân biệt con trai hay con gái của các gia đình trong quan niệm cần thiết đầu tư học tập
cho con với tỷ lệ 80,7% gia đình ủng hộ việc đầu tư học tập cho con gái và 79,3% nhất trí cần thiết đầu tư học tập cho con trai. Quan niệm “điều quan trọng nhất đối với con gái sau này là gia đình hạnh phúc” có tỷ lệ 73,7% và tỷ lệ này đối với con trai là 71,7%.
Có thể nhận thấy, trong suy nghĩ của các bậc làm cha mẹ trong mẫu nghiên cứu về vai trò giới thì con trai và con gái đã có sự bình đẳng với nhau. Mặc dù, trong thực tế tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình. Con trai thường có nhiều thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí khác so với con gái. Ví dụ như, sau khi đi học ở trường về, con gái phải giúp bố mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa hoặc thái rau nấu cám cho lợn ăn; trong khi đó con trai lại được nghỉ ngơi, xem ti vi hay cùng các bạn chơi đùa.
Một em gái chia sẻ: “Em trai cháu á, nó về đến nhà là mở ti vi, xem hoạt hình, nếu không thì hò hét, nhảy nhô với mấy đứa hàng xóm. Nó lười lắm, chả chịu làm gì, mà cũng chẳng biết làm gì, khi 10 tuổi như nó cháu phải làm hết
việc rồi đấy, còn nó ăn còn phải giục nữa” (Nữ, 15 tuổi, học sinh).
Hay suy nghĩa của một người mẹ có con lớn là trai, con bé là gái: “Con trai cũng chả nhất thiết phải bếp núc giỏi, vì đàn ông thì phải làm việc nặng, việc lớn. Nó chịu học hành cho mình là tốt lắm rồi, nói thật là mình chỉ cần nó biết cắm cho nồi cơm, tráng quả trứng, luộc mớ rau để nhỡ có phải ở nhà một mình thì không đói nên em cũng chả dạy nhiều ... Còn cháu gái thì phải thạo mấy việc này thôi, con gái mà, không biết làm sau chồng con vào thì
khổ, người ta chửi cho…” (Nữ, 36 tuổi, bán hàng).
Vì vậy, quan niệm hay nhận thức về bình đẳng giới của cha mẹ rất quan trọng vì nó sẽ tác động lớn đến nhận thức của con cái. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ nhận thức không đúng đắn về giới và bình đẳng giới sẽ dẫn đến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của con cái. Ngược lại, khi các thế hệ đi trước nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới thì các thế hệ kế tiếp sẽ được truyền dạy những nhận thức đúng đắn đó. Con trai, con gái đều được tôn trọng như nhau.
Sự đầu tư của gia đình trong việc phát triển đối với con trai, con gái trên cơ sở năng lực, sở thích của mỗi người; Phân công lao động trong gia đình dựa trên khả năng của mỗi người... mà không phụ thuộc vào giới tính.