Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đảng ủy xã,thị trấn

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn huyện bến lức, tỉnh long an hiện nay (Trang 44 - 56)

trấn huyện Bến Lức, tỉnh Long An

2.1.1 Đặc điểm các xã, thị trấn huyện Bến Lức, tỉnh Long An hiện nay

Huyện Bến Lức gồm 14 xã, 1 thị trấn bao gồm 02 vùng:

- Vùng phía Bắc gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa, có diện tích 20.279,97 ha, chiếm 70,09% diện tích toàn huyện. Thế đất ở đây thấp, chỉ từ 0,4 đến 0,76m so với mặt biển nên còn gọi là vùng trũng, nước phèn và có tính chất chung của vùng Đồng Tháp Mười nên chỉ có thể trồng được một số cây công nghiệp, cây lấy gỗ như mía, đay, thơm, chanh, tràm, diện tích trồng lúa không nhiều và năng suất không cao. Về thổ nhưỡng, vùng Bắc có 12.479 ha thuộc nhóm đất phèn (chiếm 43,13% diện tích toàn huyện). Đối với các xã phía Bắc phát triển kinh tế: về nông nghiệp cây trồng chủ lực là mía, chanh và khóm.

- Vùng phía Nam gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức. Tổng diện tích vùng Nam là 8.652,24ha, chiếm 29,91% diện tích toàn huyện. Thế đất vùng Nam cao hơn vùng Bắc, độ cao trung bình từ 0,75 đến l,5m so với mặt biển. Tính chất thổ nhưỡng vùng Nam gần giống như Đồng bằng sông Cửu Long, có thể trồng các loại lúa nước có chất lượng và năng suất cao, ngoài ra cũng có thể trồng rau màu, các loại cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Do thế đất tương đối cao, gần các đường giao thông thủy, bộ lớn nên vùng Nam cũng khá thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Thổ nhưỡng toàn bộ vùng Nam thuộc nhóm đất phù sa, cùng với một phần đất của vùng Bắc, hình thành một khu vực 15.721 ha đất phù sa (chiếm 54,34% diện

tích toàn huyện), đây là vùng có tiềm năng cả về nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp.

Về vị trí kinh tế, một số xã của huyện Bến Lức nằm áp sát thành phố Hồ Chí Minh có Quốc lộ 1A đi qua ngang qua gồm các xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Thị trấn Bến Lức, Bình Đức, Thạnh Đức, Nhựt Chánh với chiều dài 18 Km và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đi ngang qua với chiều dài 15,1 km và Quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh với chiều dài 10,5km nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long.

Với vị trí đặc trưng này, các xã của huyện Bến Lức là cửa ngõ của trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn thu hút và tiếp nhận các đầu tư về công nghiệp trong bối cảnh phát triển trước mắt. Trong tầm nhìn dài hạn, huyện Bến Lức còn là địa bàn phát triển mạnh về đô thị hóa, thu hút các đầu tư trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, đồng thời cũng là địa bàn giao lưu kinh tế, tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Đối với các xã, thị trấn vùng phía nam của huyện hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp như: Phúc Long, Vĩnh Lộc, Bắc An Thạnh, Thanh Phú, Thuận Đạo…. nâng cấp khu công nghiệp Thuận Đạo thành khu công nghiệp sạch; tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường cho tuyến công nghiệp dọc QL.1A; tập trung phát triển nhanh thương mại dịch vụ tại 2 đô thị Bến Lức, Gò Đen và các khu đô thị, tuyến phát triển đô thị theo hướng kết nối Bến Lức với Gò Đen và Thành phố Hồ Chí Minh; các khu cụm công nghiệp này hoạt động vừa độc lập vừa bổ trợ cho nhau, kể cả làm vệ tinh hữu hiệu cho các khu công nghiệp phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng diện tích các khu cụm công nghiệp trên địa bàn huyện 1.900 ha.

Thị trấn Bến Lức là đô thị loại IV và ngày càng thể hiện vai trò đô thị trung tâm huyện, tiến đến kết nối với đô thị Tân An - TP Hồ Chí Minh hình thành tuyến phát triển đô thị từ Thạnh Đức - Nhựt Chánh đến Gò Đen - Mỹ Yên - Tân Bửu và hình thành các công trình dịch vụ, công nghiệp sạch.

Đa số các xã phát triển nông nghiệp đa dạng trên nền cây mía, lúa, rau màu thực phẩm, cây ăn trái, chăn nuôi và một số xã phát triển khu, cụm công nghiệp và hình thành các trung tâm thương mại như Thị trấn Bến Lức, Thị tứ Gò Đen thuộc xã Phước Lợi.

2.1.2. Đặc điểm đảng ủy xã, thị trấn huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ Huyện Bến Lức có 37 TCCSĐ với 3920 đảng viên, trong đó có 14 đảng bộ xã,01 thị trấn với 2412 đảng viên, chiếm 61,53% tổng số đảng viên toàn Đảng bộ. Điều đó nói lên vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của các đảng bộ xã, thị trấn trong xây dựng và phát triển huyện Bến Lức. Vì vậy, đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Bến Lức luôn được các cấp ủy đảng quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ loại hình tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Trung ương, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở.

Trong 15 Đảng bộ xã, thị trấn Đại hội nhiệm kỳ 2015- 2020 bầu ra 15 Đảng ủy của 15 xã, thị trấn lãnh đạo Đảng bộ thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Về số lượng 15 Đảng ủy xã, thị trấn với 186 cấp ủy viên trong đó nam 137 đồng chí, nữ 49 đồng chí; về tuổi đời cao nhất 55 tuổi, trẻ nhất là 29 tuổi; về tuổi bình quân của Đảng ủy viên là 41.5 tuổi.

Về trình độ học vấn: Trình độ thạc sĩ là 01 đồng chí, Đại học 147 đồng chí, Cao đẳng 07 đồng chí, Trung cấp 27 đồng chí. Về trình độ chính trị: Cao cấp 10 đồng chí chiếm 5,37%, Trung cấp 127 đồng chí chiếm 68,27%, sơ cấp 12 đồng chí chiếm 6,4%. Đảng ủy các xã, thị trấn hoạt động trong môi trường chủ yếu là nông thôn, trực tiếp lãnh đạo giai cấp nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các Đảng ủy xã, thị trấn huyện Bến

Lức có những thuận lợi cơ bản trong quá trình lãnh đạo, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp như: những hạn chế của giai cấp nông dân, những tác động tiêu cực của phong tục, tập quán, truyền thống làng xã, quan hệ gia đình, họ tộc … Các Đảng ủy xã, thị trấn phải quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Các xã và thị trấn huyện Bến Lức có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh; nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; có các trục giao thông quốc gia đi qua. Tiềm năng đất đai, lao động thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ, đô thị. Đảng bộ giữ vững và phát huy truyền thống anh hùng, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm từ các khóa trước. Nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được ban hành phù hợp, sát thực tiễn, nhất là chủ trương xây dựng nông thôn mới tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một số dự án, công trình lớn đã được triển khai trên địa bàn huyện có tác động tích cực góp phần phát triển kinh tế-xã hội của các xã và nhất là thị trấn Bến Lức. Một số xã, thị trấn phía Nam có xu hướng phát triển đô thị hóa; là nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Bến Lức. Đặc biệt là dân nhập cư từ nơi khác đến để lao động, sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp của huyện.

Đặc điểm nổi bật của các đảng ủy xã, thị trấn là trình độ học vấn, trình độ chính trị tương đối cao và đồng đều. Năng lực lãnh đạo và điều kiện các xã tương đối giống nhau giữa các xã thuộc phía Bắc của huyện và các xã phía Nam của huyện. Thông qua đội ngũ đảng viên hoạt động cư trú rộng khắp trong các ấp, khu phố, khu dân cư, các chi bộ trực thuộc Đảng ủy của xã, thị trấn nắm bắt thông tin, dư luận, tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu chính đáng của quần chúng để phản ánh và tham gia cùng cấp uỷ đảng, chính quyền cấp trên kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung và phương thức

lãnh đạo, thúc đẩy sự phát triển của các xã, thị trấn nói riêng và của huyện Bến Lức nói chung. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, đảng các ủy các xã, thị trấn huyện Bến Lức hoạt động với những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi: Huyện có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh; nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; có các trục giao thông quốc gia đi qua. Tiềm năng đất đai, lao động thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ, đô thị. Đảng bộ các xã giữ vững và phát huy truyền thống anh hùng, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm từ các khóa trước. Nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được ban hành phù hợp, sát thực tiễn, nhất là chủ trương xây dựng nông thôn mới tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một số dự án, công trình lớn đã được triển khai trên địa bàn huyện có tác động tích cực góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Tình hình chính trị, xã hội trong tỉnh và huyện cơ bản ổn định; các cơ chế, chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện; Sự quan tâm lãnh đạo kịp thời và sâu sát của Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Bến Lức nhằm không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực lãnh đạo, của các đảng ủy xã, thị trấn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bến Lức lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII về xây dựng Đảng gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến nay đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn huyện. Các Đảng ủy xã, thị trấn có sự đoàn kết thống nhất là điều kiện tiên quyết để thực hiện đúng chức năng lãnh đạo và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ của cơ sở. Đội ngũ cán bộ được giáo dục, rèn luyện và trưởng thành về nhiều mặt, nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng phục vụ nhân dân. Niềm tin của nhân dân ở cơ sở đối với sự lãnh

đạo của các đảng ủy xã, thị trấn được củng cố. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với dân ngày càng chặt chẽ.

Khó khăn: Ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế trong nước đã tác động đến phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn các xã trong huyện, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các dự án chậm triển khai; việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Các vấn đề xã hội bức xúc phát sinh trong quá trình công nghiệp hóa-đô thị hóa như: ô nhiễm môi trường, lao động nhập cư, an ninh công nhân, trật tự an toàn xã hội, sự chênh lệch về mức sống nông thôn-đô thị… là những trở ngại trong quá trình phát triển.

Tình hình biên giới, biển đảo diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và tư tưởng một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường, giá thành sản phẩm nông nghiệp không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân.

Việc huy động và sử dụng các nguồn lực để xây dựng và phát triển các xã, thị trấn ở một số lĩnh vực còn gặp khó khăn. Một số công trình, dự án nhu cầu nguồn vốn đầu tư lớn nhưng chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, nhất là các dự án khu dân cư, cụm công nghiệp, xây dựng nông thôn mới còn chậm, kéo dài, chưa đạt kế hoạch.

Công tác dân vận của hệ thống chính trị ở các xã, thị trấn có mặt chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng vì lợi ích cộng đồng nên chưa tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cùng nhà nước thực hiện mở rộng giao thông tại các tuyến đường, làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác đầu tư. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do

ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực, tác động đến đời sống của nhân dân nói chung, đặc biệt là nông dân và công nhân.

Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý các cấp ủy, chính quyền một số xã còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, lực lượng kế thừa còn thiếu; chế độ phụ cấp đối với cán bộ xã, thị trấn còn thấp so với mặt bằng chung. Do đó chưa thu hút nguồn cán bộ ổn định, lâu dài. Vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, tái định cư, ô nhiễm môi trường; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, khiếu nại-tố cáo còn diễn biến phức tạp, có lúc, có nơi chưa được giải quyết tốt, tạo những khó khăn, thách thức nhất định trong quá trình lãnh đạo của các đảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Bến Lức.

Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, đa số cấp uỷ viên của các xã, thị trấn ở huyện Bến Lức có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cả trong nhận thức và trong hành động, chấp hành nghiêm cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, gương mẫu, có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, không tham nhũng được nhân dân tín nhiệm. Có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng, có tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ và kỷ cương trong Đảng.

Đảng uỷ các xã, thị trấn của huyện Bến Lức, là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đội ngũ đảng viên; phát hiện, rèn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; chăm sóc, bảo vệ những nhân tố mới, tích cực. Đồng thời, là nơi trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục và tổ chức quần chúng quán

triệt, thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch công tác của cấp trên và của cấp mình nhằm mục tiêu ổn định chính trị xã hội, giữ vững an ninh trật tự, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong địa bàn. Đảng uỷ các xã, thị trấn và nhân dân huyện Bến Lức đã phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, phấn đấu thực hiện Nghị

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn huyện bến lức, tỉnh long an hiện nay (Trang 44 - 56)