Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn huyện bến lức, tỉnh long an hiện nay (Trang 94 - 144)

các đảng ủy xã, thị trấn huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Đổi mới công tác quán triệt và xây dựng nghị quyết của các đảng ủy xã, thị trấn

Quán triệt và xây dựng nghị quyết là công việc trước tiên trong nội dung lãnh đạo, cũng là một trong những tiêu chí khẳng định năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn. Do vậy, để có được nghị quyết đúng đắn và sát hợp với điều kiện thực tế thì yêu cầu đặt ra đối với các tổ chức cơ sở đảng là trước khi xây dựng nghị quyết, đảng ủy các xã, thị trấn huyện Bến Lức phải quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Huyện ủy Bến Lức. Việc xây dựng dự thảo nghị quyết phải được chuẩn bị chu đáo, theo đúng quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ và huy động mọi năng lực trí tuệ sáng tạo của đảng viên và của quần chúng nhân dân; tranh thủ những ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, những cán bộ đã nghỉ hưu, những chức sắc tôn giáo và cấp trên. Nghị quyết của đảng ủy các xã, thị trấn là lãnh đạo nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Do vậy yêu cầu nghị quyết phải được xây dựng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phân công, dễ thực hiện và dễ quy trách nhiệm; không rập khuôn, máy móc theo nghị quyết cấp trên, xác với thực tế xã, thị trấn. Nội dung nghị quyết cần thể hiện rõ:

- Nêu rõ lý do ban hành nghị quyết; Nội dung, mục tiêu và giải pháp cơ bản cần phấn đấu để đạt được. Tổ chức thực hiện, phân công rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra. Để đạt được các yêu cầu trên, khi quán triệt, xây dựng nghị quyết, các đảng ủy xã, thị trấn ở huyện Bến Lức cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Bởi vì đây là cơ sở và định hướng cho việc xác định nhiệm vụ, đồng thời trên cơ sở này các tổ chức cơ sở Đảng vận dụng vào trong điều kiện thực tiễn. Thực tế cho thấy, một số tổ chức cơ sở Đảng rất quan tâm đến công tác chính trị tư tưởng nên hầu hết đảng viên, nhất là các đảng viên trong cấp ủy có nhận thức đầy đủ và sâu sắc nên việc xác định nhiệm vụ chính trị đúng đắn; các mục tiêu, phương hướng và những giải pháp thực hiện mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn cón một số tổ chức cơ sở Đảng do chưa làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết nên nhận thức của đảng viên chưa đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn có biểu hiện hình thức. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nâng cao nhận thức cho đảng viên trong toàn đảng bộ, nhất là những đảng ủy viên, với tư cách là thành viên trong cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cơ sở để làm tốt việc xác định nhiệm vụ chính trị.

Hai là, nắm chắc đặc điểm, tình hình và điều kiện cụ thể ở cơ sở để xác định nhiệm vụ chính trị cho sát hợp. Để làm tốt việc này, các đảng ủy xã, thị trấn phải nắm chắc đặc điểm riêng của cộng đồng dân cư, tình hình, đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đội ngũ đảng viên và trình độ dân trí, những tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại của cơ sở; phân tích làm rõ nguyên nhân để xác định mục tiêu, phương hướng và những biện pháp thích hợp, cụ thể, khả thi, mang tính đột phá và sát hợp với điều kiện thực tiễn cơ sở. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy đảng ủy xã, thị trấn nào xác định nhiệm vụ chính trị đúng đắn, thể hiện qua việc quán triệt và xây dựng nghị quyết đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, trong hoạt động của chính quyền, các đoàn thể chính trị và mở rộng dân chủ trong quần chúng nhân dân ở cơ sở. Không thể nào có dân chủ thật sự ở ngoài xã hội nếu ngay trong tổ chức và và hoạt động của Đảng, và

của cả hệ thống chính trị ở cơ sở lại thiếu dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nguyên tắc này cần chú trọng mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải hướng đến tập trung. Nguyên tắc này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi trong tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đa số đều là người tốt. Có như vậy, cơ chế

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” mới thực sự đúng nghĩa của nó, và được thể hiện ngay từ trong tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị các xã, thị trấn. Đồng thời, cấp ủy cơ sở phải thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ đảng viên và nhân dân, bám sát yêu cầu và dự đoán khả năng phát triển của thực tiễn cơ sở để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nghị quyết trên cơ sở phát huy trí tuệ của tập thể cấp ủy, cán bộ đảng viên và nhân dân.

Tuy nhiên, muốn làm tốt vấn đề này, đảng ủy xã, thị trấn phải thực hiện đúng quy trình, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí và chức sắc tôn giáo…vào dự thảo nghị quyết. Đồng thời, phải tiến hành công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi nhằm tập hợp được mọi năng lực trí tuệ sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Qua đó, cấp ủy tập trung thảo luận, phân tích những ý kiến đóng góp và đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Trong quá trình triển khai, quán triệt, xây dựng nghị quyết, Đảng ủy cơ sở phải thường xuyên bám sát điều kiện thực tiễn để phát huy mặt mạnh, sửa đổi, bổ sung những điểm chưa hợp lý, thậm chí không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có như vậy, việc xác định nhiệm vụ chính trị, xây dựng và tổ chức thực hiện mới đạt hiệu quả cao. Nghị quyết mới đúng là sản phẩm trí tuệ của tập thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở các xã, thị trấn. Chất lượng nghị quyết của các đảng ủy xã, thị trấn phản ánh năng lực lãnh đạo của các đảng ủy, thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức, tư tưởng và bản lĩnh chính trị của Đảng ủy cơ sở xã,

thị trấn. Qua đó, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của tất cả đảng viên trong đảng bộ và tạo sự đồng thuận trong nhân dân, là điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa quyết định để đảng bộ các xã, thị trấn lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

3.2.2. Đổi mới công tác tổ chức thực hiện nghị quyết của các đảng ủy xã, thị trấn

Xây dựng được nghị quyết đúng đắn mới là khởi đầu của quy trình lãnh đạo. Bởi lẽ, dù nghị quyết được xây dựng có đúng đắn thế nào, có hay đến đâu nhưng nếu không được tổ chức thực hiện thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vấn đề quan trọng là việc tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, tức đưa nghị quyết vào cuộc sống của nhân dân tại cơ sở xã, thị trấn. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn đóng vai trò quyết định. Đó chính là năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của xã, thị trấn của huyện Bến Lức. Đặc biệt là chất lượng của từng đảng ủy viên, những thành viên làm nên cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, trong đó, Bí thư Đảng ủy cấp xã - người đứng đầu đảng bộ xã, thị trấn, là “linh hồn” của cấp ủy đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, tập trung chăm lo củng cố, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy, công tác nhân sự của cả hệ thống chính trị trong những lần đại hội Đảng bộ, đại hội các tổ chức chính trị và bầu cử hội đồng nhân dân ở xã, thị trấn là việc hệ trọng, nhằm lựa chọn những người đủ đức, đủ tài để lãnh đạo, quản lý xã hội ở đơn vị xã, thị trấn. Bởi suy cho cùng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt vai trò của người đứng đầu trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của cấp trên và của cấp mình.

Sau khi đề ra được nghị quyết đúng đắn, thì việc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện bằng chương trình, kế hoạch cụ thể là điều không thể thiếu

trong hoạt động lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn. Trong đó, đảng ủy các xã, thị trấn cần xác định rõ nội dung, thời gian và mục tiêu cụ thể cần đạt được; phân công cụ thể, rõ ràng tập thể, cá nhân đảng ủy viên, tổ chức có liên quan trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và giúp cấp ủy nắm tình hình, chuẩn bị các báo định kỳ, làm cơ sở cho việc sơ kết, tổng kết rút khinh nghiệm. Muốn vậy, đảng ủy các xã, thị trấn phải xây dựng và tuân thủ đúng quy chế làm việc của Đảng ủy. Phân công theo quy chế và làm việc theo quy chế, kiểm điểm trách nhiệm cũng theo quy chế. Bởi quy chế làm việc là văn bản đặc biệt quan trọng của Đảng ở cơ sở, thể hiện sự trưởng thành về mặt tổ chức của từng đảng ủy xã, thị trấn. Việc tuân thủ quy chế làm việc của Đảng ủy thể hiện trình độ tổ chức văn minh, phong cách làm việc khoa học, dân chủ, có nền nếp và đem lại hiệu quả hoạt động cao của cả hệ thống chính trị cơ sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ sở. Vì vậy, quy chế làm việc của Đảng ủy phải được tất cả đảng ủy viên quán triệt, tự giác thực hiện và được cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hàng năm.

Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể và những vấn đề bức xúc, quan trọng nảy sinh mà Đảng ủy các xã, thị trấn phải xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề phù hợp. Những nội dung chuyên đề được dự kiến và xác định cụ thể thời điểm xây dựng và triển khai trong chương trình làm việc toàn khóa và hàng năm của đảng ủy các xã, thị trấn. Trong đó, xác định rõ đảng ủy viên nào phụ trách lĩnh vực có liên quan, giúp cấp ủy dự thảo nội dung nghị quyết chuyên đề vào thời gian nào trong năm và đã được đảng ủy thông qua ngay từ đầu năm. Do vậy, tất cả mọi hoạt động của Đảng ủy đi vào nền nếp, đảng ủy viên phụ trách sẽ chủ động, có trách nhiệm hơn trong thực hiện chức trách được giao và nghị quyết đề ra có chất lượng hơn.

Việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng ủy ở xã, thị trấn không dừng chỉ lại ở đội ngũ cán bộ đảng viên chủ chốt ở cơ sở, mà thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính

trị ở cơ sở, đặc biệt là vai trò của các Bí thư chi bộ các ấp, khu phố, phải nhanh chóng triển khai và cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện ở từng ấp, từng khu phố. Có như vậy, nghị quyết mới đi vào cuộc sống của nhân dân ở các xã, thị trấn. Muốn vậy, cần phát huy vai trò của cán bộ công tác mặt trận, các trưởng ấp, trưởng khu phố, các chi, tổ hội của các tổ chức đoàn thể. Trên cơ sở quán triệt nghị quyết, chính họ là những người cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện nghị quyết bằng những phong trào thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ấp, từng khu phố. Đặc biệt là những phong trào tự quản, vì lợi ích chung của cộng đồng, như “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,“Phong trào toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”,“Phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị”,“phong trào Về nguồn, xây dựng nông thôn mới”…Thông qua hoạt động thực tiễn, khả năng tập hợp, thuyết phục quần chúng và hiệu quả phong trào đem lại, khẳng định năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ đảng viên. Qua đó, góp phần xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ đảng viên ở cơ sở. “Cán bộ nào, phong trào đó”, vì vậy, đảng ủy các xã, thị trấn phải quan tâm xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ; phân công bố trí, sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc, là chìa khóa của sự thành công. Muốn vậy, Đảng ủy xã, thị trấn cần tuân thủ đúng quy trình tổ chức thực hiện nghị quyết đề ra:

Một là, làm tốt việc triển khai nghị quyết cùng với chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện cụ thể đến tất cả cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ; tạo sự thống cao trong nhận thức và hành động của toàn đảng bộ. Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể nội dung công việc cần tập trung thực hiện; xác định thời gian, mục đích, yêu cầu nhiệm vụ đề ra của từng tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nghị quyết của hệ thống chính trị xã, thị trấn.

Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Qua đó, tập hợp và phát huy được mọi nguồn lực trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của xã, thị trấn.

Ba là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết của đảng viên và các chi bộ trực thuộc.

Bốn là, lắng nghe thông tin phản hồi từ các chi bộ trực thuộc, từ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung và biện pháp thực hiện nghị quyết cho sát hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở.

Năm là, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết đề ra. Rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo của đảng ủy các xã, thị trấn.

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng

Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nói chung và của tổ chức cơ sở Đảng nói riêng được thể hiện qua chất lượng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức cơ sở đảng kịp thời phát hiện những ưu điểm, những việc làm mới có ý nghĩa sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực cần được phát huy, đồng thời chỉ ra những sai phạm, những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các đảng ủy xã, thị trấn cần quan tâm thực hiện các yêu cầu sau:

Một là, Đảng ủy các xã, thị trấn phải nhận thức đúng và đầy đủ về vị trí và vai trò của công tác kiểm tra, giám sát; Đảng ta khẳng định: Lãnh đạo là phải kiểm tra, giám sát, không kiểm tra giám sát coi như không có lãnh đạo. Do vậy, đảng ủy các xã, thị trấn phải coi công tác kiểm tra là một trong những nội dung lãnh đạo của đảng ủy. Đảng ủy phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc chương trình, kế họach thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hàng năm; đồng thời Đảng ủy phải theo dõi, đôn đốc và định kỳ phải báo cáo kết quả thực hiện.

Hai là, Đảng ủy phải lựa chọn, bố trí những đảng viên có phẩm chất đạo

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn huyện bến lức, tỉnh long an hiện nay (Trang 94 - 144)