Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình văn nghệ của các đài phát thanh truyền hình ở bắc trung bộ hiện nay (khảo sát đài phát thanh truyền hình các tỉnh thanh hóa, nghệ an và hà tĩnh) (Trang 74 - 89)

2.3.1. Thành công

2.3.1.1. Thực hiện theo qui trình TCSX

Hiện nay, việc TCSX chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ có sự khác nhau về quy mô và các điều kiện đảm bảo. Điều này xuất

phát từ đặc thù của các đài, định hướng phát triển cũng như cơ chế của lãnh đạo đài đối với các chương trình văn nghệ, giải trí.

Hiện, phòng Văn nghệ của đài TTV có 16 cán bộ, phóng viên thì có 3 người tốt nghiệp chuyên ngành biên kịch, 1 người chuyên ngành Đạo diễn sân khấu, 1 họa sỹ, 1 biên tập viên chuyên ngành âm nhạc, 3 chuyên ngành báo chí, 2 chuyên ngành ngữ văn, 2 MC, 1 chuyên ngành ngoại ngữ, 1 chuyên ngành Văn hóa và 1 chuyên ngành đồ họa (phụ trách dựng hậu kỳ). Với nguồn nhân lực này, công việc TCSX các chương trình văn nghệ của Đài TTV khá thuận lợi khi có một êkip đầy đủ trong cùng một phòng, từ đạo diễn, biên tập, NDCT, họa sỹ đến kỹ thuật dựng [14].

Đài NTV cũng xây dựng được một hệ thống các chương trình văn nghệ đa dạng, sinh động. Tuy vậy, vấn đề TCSX còn nhiều bất cập, bởi đội ngũ nhân lực của Phòng Văn nghệ còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản, làm việc theo kiểu vừa làm vừa học, vì chưa có cán bộ nhân viên nào được đào tạo chuyên sâu về văn hoá, văn nghệ [13].

Phòng Văn nghệ, Đài HTTV mới được thành lập 7 năm, đến nay cũng mới chỉ có số lượng nhân viên 13 người, chưa có người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Êkip sản xuất trong Phòng Văn nghệ chủ yếu đảm trách công tác biên tập mà thiếu các chức danh: đạo diễn, NDCT... Khi TCSX chương trình văn nghệ phải lập kế hoạch mời NDCT của Phòng Biên tập và đạo diễn, kỹ thuật dựng của Phòng Sản xuất chương trình [12].

Bảng 2.4. Tổ chức sản xuất chương trình văn nghệ truyền hình theo quy trình Tổ chức sản xuất chƣơng trình theo quy trình Thanh Hoá 10 Nghệ An 10 Hà Tĩnh 10 Tỷ lệ % SL % SL % SL % Có 7 70 6 60 5 50 54 Không 1 10 3 30 4 40 24 Ý kiến khác 2 20 1 10 1 10 12

Theo đánh giá của cán bộ quản lý các đài TTV, NTV, HTTV thì quy trình TCSX chương trình văn nghệ giữa 3 đài có sự khác nhau, do điều kiện cơ sở vật chất, con người, kinh phí...

Để đánh giá khách quan công tác TCSX chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ hiện nay, chúng tôi có phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý và một số phóng viên văn nghệ của các đài về hiệu quả TCSX chương trình văn nghệ truyền hình với 4 mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu. Nhìn chung đài TTV được đánh giá ở mức độ cao hơn về quy trình tổ chức 9/10 ý kiến đánh giá tốt và khá. Trong đó, đài NTV là 8/10 ý kiến khá tốt. Đài HTTV cũng có 7/10 ý kiến đánh giá khá tốt. Tuy vậy, đài HTTV vẫn còn một ý kiến đánh giá ở mức độ yếu.

Biểu đồ 2.2. Hiệu quả tổ chức sản xuất chương trình văn nghệ truyền hình của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Tốt 7 6 4 17 Khá 2 2 3 7 Trung bình 1 2 2 5 Yếu 0 0 1 1 Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Tổng

2.3.1.2. Nội dung, ý tưởng, đề tài

Tuy là các đài PT-TH cấp tỉnh, nằm trong khu vực còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, song cả TTV, NTV và HTTV đều thực hiện khá thành công các chương trình văn nghệ, giải trí. Trong thời gian qua, các đài PT-TH ở khu vực Bắc Trung bộ đã có nhiều chương trình phát sóng về các danh thắng và các công trình văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận. Đài TTV giới thiệu về Thành nhà Hồ trong chuyên mục “Đất và người Xứ Thanh”; giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ, như: Hò sông Mã, Múa Xuân Phả... trong chương trình “Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thanh”. Đài NTV thực hiện nhiều chương trình giới thiệu về dân ca ví dặm giúp cho người dân Nghệ - Tĩnh và cả nước hiểu hơn về các làn điệu truyền thống đặc sắc này, qua đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Có thể khẳng định: Chương trình văn nghệ truyền hình của 3 đài: TTV. NTV, HTTV đã đem đến cho người dân khu vực Bắc Trung bộ và cả nước những thông tin về văn hoá nghệ thuật, những nét đẹp của con người vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Và hơn hết, các đài PT-TH ở Bắc trung bộ đã và đang TCSX nhiều tác phẩm về lịch sử, văn hoá, nhằm giúp cho thế hệ trẻ hiểu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam - điều mà nhiều nhà quản lý đau đầu trước thực trạng thế hệ trẻ thờ ở với văn hoá, lịch sử đất nước, sống với thế giới ảo của mạng internet, nảy sinh nhiều thói hư, tật xấu. Điển hình như các chương trình: “Âm vang xứ Thanh” của TTV, “Văn nghệ tổng hợp” của NTV, “Dân ca Nghệ Tĩnh” của HTTV.

Như vậy, các chương trình văn nghệ truyền hình có tầm quan trọng to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Qua số liệu điều tra xã hội học chúng tôi ghi nhận sự đánh giá của người xem đối với các chương trình này theo 4 mức độ.

Bảng 2.5. Tầm quan trọng của các chương trình văn nghệ truyền hình của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ

STT Tầm quan trọng Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh Tổng

SL % SL % SL % 1 Rất quan trọng 30 15 28 14 34 17 92 15,33 2 Quan trọng 110 55 11 6 58 118 59 334 57,3 3 Bình thường 56 28 54 27 46 23 156 26 4 Không quan trọng 4 2 2 1 2 1 8 1,33

Nguồn: Số liệu khảo sát từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016

Theo bảng khảo sát trên đây, mức độ Rất quan trọng chiếm tỉ lệ 15,33% số người lựa chọn và 57,3% lựa chọn quan trọng. Như vậy, nhận thức của người dân đối với các chương trình văn nghệ truyền hình là rất tốt trên 70%.

2.3.1.3. Nguồn nhân lực

Trong quá trình TCSX các chương trình văn nghệ, đội ngũ những người làm truyền hình ở các đài PT-TH: TTV, NTV, HTTV ngày càng trưởng thành, tạo nên phong cách làm việc năng động và chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện trong ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm khi tác nghiệp. Chính tinh thần làm việc nhóm, sự đoàn kết, phối hợp “ăn ý” giữa các thành viên trong êkíp thực hiện đã góp phần tạo nên tiếng vang cho những chương trình văn nghệ, giải trí mang thương hiệu của các đài, như: “Quê mình xứ Nghệ” của đài NTV, “Không gian âm nhạc” của đài HTTV và “Âm vang xứ Thanh” của đài TTV.

2.3.1.4. Thời lượng và khung giờ phát sóng

Hiện tại, cả 3 Đài PT-TH: TTV, NTV, HTTV đều phủ sóng rộng rãi khắp cả nước thông qua hệ thống truyền hình cáp Việt Nam, truyền hình kỹ thuật số,

truyền hình vệ tinh, My TV... Vì vậy, các chương trình văn nghệ luôn góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá tinh hoa văn hóa và những nét đặc sắc vùng miền địa phương đến với công chúng cả nước.

Bên cạnh đó, chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở Bắc trung bộ thường được bố trí lịch phát sóng vào các buổi tối, sau chương trình thời sự, khoảng từ 20h30‟ đến 22h, ban ngày từ 12h đến 13h, 17h đến 18h…và phát lại vào nhiều thời điểm khác nhau trong tuần. Theo khảo sát, có tới gần 80% khán giả cho rằng: thời lượng phát sóng trên là phù hợp, tiện theo dõi và có thể xem lại nếu lần đầu chưa xem được. Có 16% số ý kiến cho rằng nên tăng thời lượng cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là các chương trình về truyền thống của quê hương, danh nhân, vùng miền, con người và các giá trị văn hoá khác. Vì một số chuyên mục của chương trình văn nghệ có thời lượng phát sóng một tháng 1 số là hơi ít so với nhu cầu của người xem.

2.3.1.5. Xã hội hoá các chương trình văn nghệ truyền hình

Cả 3 đài PT-TH: TTV, NTV và HTTV đều có chủ chương thực hiện xã hội hóa TCSX chương trình văn nghệ bằng nguồn kinh phí huy động từ tài trợ, góp phần tăng nguồn thu cho Đài và thu nhập cho những người thực hiện. Việc làm này đã mang đến cho khán giả của các Đài những chương trình văn nghệ, giải trí thiết thực, hấp dẫn, bổ ích.

Đài TTV có chương trình: “Âm vang xứ Thanh” phát sóng hàng tuần, kéo dài trong 9 tháng với 40 cuộc thi với kinh phí đầu tư sản xuất lên tới 2 tỷ đồng. Nhà báo Lê Hoài Châu, Giám đốc đài PT-TH Thanh Hoá nhận xét: Việc xã hội hóa các chương trình văn nghệ, giải trí truyền hình là vô cùng cần thiết; là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và thương hiệu của một cơ quan truyền thông.

Với đài NTV số lượng các tác phẩm văn nghệ định kỳ được sản xuất với sự tài trợ cũng khá nhiều, như: “Quê mình xứ Nghệ”, “Tuổi thần tiên” “Giai điệu quê hương”... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Đài HTTV thì mức độ xã hội hoá ít hơn so với 2 đài còn lại. Do điều kiện kinh tế các 3 tỉnh khác nhau nên mức độ tài trợ và xã hội hoá chương trình ở các đài cũng khác nhau.

Bảng 2.6. Các chương trình văn nghệ truyền hình được yêu thích của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ

STT Đài Thanh Hoá Đài Nghệ An Đài Hà Tĩnh

1 Âm vang xứ Thanh Quê mình xứ Nghệ Không gian âm nhạc 2 Câu chuyện âm nhạc Giai điệu quê hương Tác giả - Tác phẩm 3 Đất và người xứ Thanh Hãy hát lên Đất và người Hà Tĩnh

Khi được hỏi hãy liệt kê 3 chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà bạn thích, chúng tôi tổng hợp thành bảng. Điểm chung của các chương trình này là đều có sự đổi format chương trình và quy trình TCSX nên thu hút được sự quan tâm, chú ý và thường xuyên đón xem của đông đảo khán giả trong và ngoài tỉnh.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công, nhưng nghiêm túc nhìn nhận đánh giá lại toàn bộ quy trình TCSX và hiệu quả của các chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở Bắc Trung bộ cho thấy công tác TCSX còn nhiều bất cập, hạn chế.

2.3.2.1. Cách thể hiện chương trình

Trước sự cạnh tranh của nhiều kênh truyền hình hiện nay, bắt buộc những người làm chương trình luôn phải tìm tòi cái mới, sáng tạo trong cả hình thức lẫn nội dung. Khảo sát tại 3 đài PT-TH: TTV, NTV, HTTV, chúng tôi thấy có một điểm chung là: Qui trình TCSX về cơ bản vẫn theo lối cũ, dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước, thiếu sự phá cách. Êkíp thực hiện chưa chú trọng trong thực hiện cái mới. Do vậy, không ít chương trình còn khô cứng, thiếu sự sáng tạo, chưa gây được ấn tượng cho khán giả khi tiếp nhận thông tin.

Một số chương trình của các đài đã có sự đầu tư lớn, nhưng khi người xem có sự so sánh với đài truyền hình Việt Nam, họ vẫn thấy có sự khác biệt quá lớn. Ví dụ:“Liên hoan tiếng hát Hoa Phượng Đỏ” của Đài TTV tổ chức định kỳ hàng năm. Mỗi năm đều có sự thay đổi format, như năm 2016, đài đã mời 2 nghệ sĩ rất nổi tiếng là: NSND Tự Long và NSƯT Xuân Bắc làm ban giám khảo, nhưng khi phỏng vấn khán giả xem truyền hình trực tiếp đêm chung kết, một số người vẫn tỏ ra thất vọng vì không hay bằng chương trình giọng hát việt nhí của VTV… Một số chuyên mục như: “Thơ và cuộc sống” vẫn chưa thực sự toát lên cái mới để người xem thấy được cái hay và ý nghĩa của thơ ca. Có những chuyên mục có thời lượng phát sóng 20 phút và 1 tháng một lần, một số khán giả cho rằng thời lượng như thế quá ít, không chuyển tải hết đời sống văn hóa, văn nghệ đa dạng, diễn ra sinh động hằng ngày. Nhiều khán giả cho rằng, những chương trình hay, ý nghĩa nên có thời lượng phát sóng dài hơn. Ví dụ như Đài NTV cần có thêm chương trình sau thời sự về bản sắc văn hoá xứ Nghệ (51% ý kiến khán giả đề xuất).

2.3.2.2. Tần suất và qui mô chương trình

Thực tế khảo sát tại các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ cho thấy: Đội ngũ phóng viên ít nhưng chuyên mục nhiều. Ví dụ: Phòng Văn nghệ - Thể thao, Đài TTV có 16 cán bộ nhân viên nhưng phải phụ trách 16 chuyên mục truyền hình định kỳ và 10 chuyên mục phát thanh định kỳ, chưa kể các chương trình truyền hình trực tiếp, các chương trình đột xuất. Phòng Văn nghệ, Đài HTTV chỉ có 13 cán bộ, phóng viên nhưng phải đảm trách trên 10 đầu chương trình phát thanh và gần 20 đầu chương trình truyền hình phát sóng định kỳ, trong đó có 2 chương trình gameshow đang phát sóng hàng tuần là “Nắng sân trường” và “Nông thôn ngày mới”. Chưa kể, mỗi năm có đến hàng chục chương trình truyền hình trực tiếp và ghi hình đột xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của quốc gia.

Với tần suất chương trình dày đặc như thế khiến ekip TCSX không có nhiều thời gian để suy nghĩ, sáng tạo, đầu tư nâng cao chất lượng, dẫn đến nhiều chương trình chỉ sản xuất cho đúng lịch phát sóng và làm theo kiểu đối phó. Đặc biệt, một số phóng viên dưới sức ép bài vở thường chọn đề tài theo kiểu “gặp đâu viết đó”, tức là xuống cơ sở gặp vấn đề gì là viết, viết theo kiểu vừa làm vừa viết nên chất lượng không cao.

2.3.2.3. Ê kíp thực hiện

Một chương trình thành công phải có một êkíp chuyên nghiệp và có sự phối hợp ăn ý với nhau. Để làm điều này thì từ khâu ý tưởng, kịch bản phải được họp bàn thống nhất. Như đã nói, nhiều chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ chưa có kịch bản hay và ý tưởng rõ ràng nên êkíp chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong quá trình tác nghiệp. Mặc dù đã phân công từng chức danh cụ thể, nhưng khi thực hiện còn chồng chéo. Đạo diễn chưa được đào tạo bài bản, mà làm việc theo kinh nghiệm nên thường hay lúng túng trong xử lý tình huống, khả năng tư duy tổng hợp còn hạn chế, chưa biết cách khai thác ngôn ngữ của nhiều loại hình nghệ thuật. NDCT của các Đài chủ yếu là BTV của các phòng, nên phông nền kiến thức chưa sâu rộng, đặc biệt những chương trình chuyên sâu về văn hoá xã hội, văn học, lịch sử. Giọng nói mang nặng ngữ điệu địa phương cũng là hạn chế lớn khi mà các đài phủ sóng toàn quốc gây sự khó chịu cho người nghe. Trong êkíp, nhiều người còn thụ động, chưa cố gắng học hỏi, vươn lên để nắm bắt công nghệ tiên tiến trong sản xuất chương trình truyền hình hiện đại.

2.3.2.4. Phương tiện kỹ thuật cũ, lạc hậu

Truyền hình hiện đại phải tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ số, nhưng nhìn chung, trang thiết bị kỹ thuật cả 3 đài TTV, NTV, HTTV vẫn chưa đồng bộ và còn lạc hậu, sử dụng nhiều dòng máy với các thế hệ khác nhau, gây khó khăn cho người sử dụng. Rồi những khó khăn về mặt hành chính, khi sử dụng các thiết bị, quy định các chương trình nào thì được sử

dụng máy mới. Như Đài HTTV, chỉ những chương trình văn nghệ lớn mới được sử dụng trang thiết bị hiện đại, gồm: Flycam, máy quay HD... còn đa phần các chương trình văn nghệ định kỳ đều TCSX, ghi hình bằng các máy quay thường, như thực hiện các bản tin thời sự, chuyên đề.

2.3.2.5. Nguồn kinh phí thực hiện

Hầu hết, việc TCSX chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH ở Bắc Trung Bộ hiện nay đều chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí nội bộ nên chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình văn nghệ của các đài phát thanh truyền hình ở bắc trung bộ hiện nay (khảo sát đài phát thanh truyền hình các tỉnh thanh hóa, nghệ an và hà tĩnh) (Trang 74 - 89)