* Đối với cơ quan quản lý (Ủy ban nhân dân tỉnh)
Việc TCSX các chương trình văn nghệ truyền hình đóng một vai trò rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát huy những giá trị văn hoá, nhân văn của dân tộc, hạn chế những tác động văn hoá ngoại lai đang hàng giờ, hàng ngày ảnh hưởng tới giới trẻ. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong khu vực Bắc trung bộ cần có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các đài PT-TH địa phương, quan tâm tới chế độ đãi ngộ dành cho những người làm truyền hình bằng những mức lương thoả đáng, phù hợp với tính chất nghề nghiệp đặc thù, để họ toàn tâm, toàn ý, cống hiến hết mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
* Đối với Đài PT-TH Thanh Hóa
Đòi hỏi đội ngũ những người tham gia TCSX chương trình văn nghệ luôn phải nỗ lực, sáng tạo, đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có nhiều hơn nữa các tác phẩm hay và có giá trị.
* Đối với Đài PT-TH Nghệ An
Cần bổ sung thêm nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, góp phần tạo ra nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn, thu hút người xem.
* Đối với Đài PT-TH Hà Tĩnh
Cần sớm có ê-kíp TCSX chương trình văn nghệ chuyên nghiệp để thuận lợi hơn khi triển khai công việc. Vì hiện nay, đài Hà Tĩnh thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu, làm việc theo hướng vừa làm vừa học, làm theo kinh nghiệm và phải điều động, tăng cường nhân lực từ nhiều phòng, ban khác trong cơ quan, mỗi khi thực hiện một chương trình văn nghệ.
* Khuyến nghị chung đối với cả 3 Đài PT-TH ở Bắc Trung bộ
Các đài cần có những đề án phát triển dài hạn 10 năm, 20 năm. Trong đó, phải có mô hình toà soạn truyền thông đa phương tiện, nhằm vào mục tiêu: tạo thế chủ động trong truyền hình, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, giải trí của người xem, hợp tác trao đổi với các đài, đưa thương hiệu của TTV, NTV, HTTV đến với công chúng cả nước bằng các dịch vụ truyền hình trả tiền, tạo nên các thương hiệu riêng cho khu vực Bắc trung bộ.
Một chương trình văn nghệ truyền hình chất lượng phụ thuộc vào nguồn nhân lực, nhưng các yếu tố kỹ thuật giữ vai trò không kém phần quan trọng. Vì vậy, các đài phải chú trọng đầu tư trang thiết bị theo kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại.
Lãnh đạo các đài cần sử dụng người đúng năng lực, đặc biệt, cần có kế hoạch dài hạn đào tạo và tuyển dụng nguồn phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có trình độ, được đào tạo bài bản; Có chính sách thu hút người tài về làm việc tại các đài. Bởi, con người là nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm truyền hình; Nên chú ý nhiều đến hình thức và giọng nói của NDCT khi đài phát trên sóng toàn quốc qua hệ thống My TV, truyền hình cáp...
* Đối với các cơ quan liên quan (Ban Tuyên giáo, Sở Văn hoá):
Cần có sự định hướng kịp thời và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đài PT-TH địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương.
Tiểu kết chƣơng 3
Đài PT-TH 3 tỉnh Bắc Trung bộ ngày càng phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, như: chưa có nhiều chương trình văn nghệ truyền hình đặc sắc, chưa đáp ứng hết nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của đông đảo công chúng, hình thức thể hiện chưa có nhiều đổi mới, trang thiết bị kỹ thật cũ, lạc hậu. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cuộc cạnh tranh thông tin đang diễn ra ngày càng quyết và nhu cầu của công chúng ngày càng cao. Do đó, để thu hút được công chúng, việc TCSX chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở Bắc Trung bộ phải luôn được đổi mới, sáng tạo sao cho hấp dẫn, linh hoạt cả về nội dung và hình thức.
Trong phạm vi chương 3, tác giả đã đề cập 3 nội dung chính là:
- Những vấn đề đặt ra khi khảo sát việc TCSX chương trình văn nghệ của các đài PT-TH khu vực Bắc Trung bộ.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả TCSX chương trình văn nghệ truyền hình - Những khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các đài và các cơ quan phối hợp.
TCSX chương trình văn nghệ là công việc có ý nghĩa tổng hợp mang tầm bao quát. Đó là việc lập kế hoạch sản xuất cho một quy trình vận hành mang lại kết quả tốt. Ở đó tính kỷ luật và tính thống nhất trong ê kíp thực hiện là một trong những yêu cầu quan trọng. Vì một chương trình văn nghệ hay vừa cần nội dung chất lượng cao, vừa phải có kế hoạch công việc và đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp.
Trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả TCSX chương trình văn nghệ truyền hình. Cùng với đó, tác giả có đưa ra một số giải pháp cụ thể với 3 đài PT-TH: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong đó, có một số giải pháp chiến lược, ảnh hưởng tới sự phát triển của các đài, như: Tầm nhìn của lãnh đạo đài, quá
trình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp trang thiết bị hiện đại, sự giới thiệu quảng bá chương trình... Và đặc biệt, vấn đề đầu tư kinh phí là một biện pháp quan trọng, bởi có kinh phí sẽ có những sản phẩm truyền hình hay, phóng viên, biên tập viên có nhuận bút phù hợp, đảm bảo đời sống, họ sẽ tâm huyết với nghề để luôn sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cách TCSX chương trình để hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên thương hiệu lan tỏa cho các chương trình văn nghệ của Đài.
KẾT LUẬN
Dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, với những kiến thức đã lĩnh hội được sau hai năm học tập tại lớp Cao học Phát thanh - Truyền hìnhK20.2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; kết hợp với quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, bằng những kinh nghiệm có được từ nghiệp vụ của bản thân, tác giả luận văn đã nỗ lực hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra. Sau quá trình nghiên cứu tôi đã làm sáng tỏ và rút ra một số kết luận sau đây:
1. Đưa ra và hệ thống hóa được các khái niệm về: Tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất chương trình văn nghệ truyền hình. Đặc điểm, vai trò của chương trình văn nghệ truyền hình. Các dạng chương trình văn nghệ truyền hình. Điều kiện để thực hiện chương trình văn nghệ truyền hình. Qui trình TCSX chương trình văn nghệ truyền hình. Những khái niệm, định nghĩa có thể là chưa đầy đủ, nhưng đó là cơ sở để những người quan tâm có thể phân biệt được thế nào là một chương trình văn nghệ truyền hình với các chương trình chuyên đề khác.
2. Luận văn đã đưa ra được thực trạng TCSX các chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở khu vực Bắc Trung bộ hiện nay, từ việc xây dựng ý tưởng, khảo sát hiện trường, viết kịch bản, lựa chọn ê kíp thực hiện, chuẩn bị kỹ thuật và các phương án dự phòng đến ghi hình phát sóng. Qua việc nghiên cứu này, chúng tôi muốn khẳng định tính chất quan trọng của việc TCSX tác động trực tiếp đến chất lượng nội dung chương trình.
3. Luận văn đã phân tích những yếu tố tạo nên thành công hoặc hạn chế của chương trình văn nghệ của các đài PT-TH khu vực Bắc Trung bộ. Trong những năm qua, các đài PT-TH ở khu vực Bắc trung bộ đã sản xuất hàng trăm chương trình khác nhau về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, góp phần phát huy và bảo tồn các giá trị văn hoá của dân tộc và địa phương, quảng bá các giá trị đó
đến với thế giới và công chúng xem truyền hình. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở khu vực Bắc trung bộ vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là: nội dung còn nghèo nàn, chưa sâu sắc, hình ảnh không ấn tượng, công tác TCSX yếu, chưa có nhiều chương trình hấp dẫn người xem. Để theo kịp sự phát triển của truyền hình hiện đại, đòi hỏi các đài phải tự đổi mới, đầu tư trang thiết bị, nguồn kinh phí, đặc biệt cần chú trọng đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên sâu để nâng cao chất lượng cả về nội dung, hình thức và quy trình TCSX chương trình.
4. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc TCSX chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở khu vực Bắc Trung bộ, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả TCSX trong đó nhấn mạnh các yếu tố:
- Điều kiện TCSX chương trình. - Tuyển dụng, đào tạo nhân lực - Đầu tư thiết bị kỹ thuật
- Chuyên môn hóa qui trình TCSX
- Đầu tư nguồn kinh phí tiến tới xã hội hóa công tác TCSX chương trình. Những giải pháp này có thể ứng dụng trong thực tiễn để đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc TCSX chương trình văn nghệ của các đài PT-TH ở khu vực Bắc Trung bộ để chương trình ngày càng thiết thực và bổ ích hơn.
5. Những luận điểm trên của tác giả luận văn đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu về việc TCSX chương trình văn nghệ của các đài PT- TH ở khu vực Bắc Trung bộ. Nếu được tiếp tục đầu tư nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu hơn từng khía cạnh trong qui trình TCSX chương trình và có thể nghiên cứu sâu hơn các giải pháp công nghệ nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả TCSX chương trình.
6. Dù tác giả đã cố gắng và có ý thức nghiêm ngặt về yêu cầu học thuật, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Với tấm lòng chân thành và cầu thị, tác giả hy vọng sẽ được các nhà khoa học, Hội đồng bảo vệ luận văn, các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp lượng thứ cho các thiếu sót và đóng góp ý kiến để tác giả luận văn có hướng nghiên cứu bổ sung, làm cho đề tài tác giả lựa chọn hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao.
7. Qua việc nghiên cứu luận văn này, tác giả cũng có được cho mình những kinh nghiệm, như: Việc tiếp cận với tri thức khoa học mới, phương pháp triển khai nghiên cứu một vấn đề khoa học; Đặc biệt là trong việc áp dụng, đúc rút những kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện tốt nhiệm vụ của người TCSX chương trình văn nghệ tại Đài PT-TH Thanh Hóa. Những điều tác giả trình bày trong luận văn là những thu nhận, kinh nghiệm gặt hái được từ thực tiễn làm nghề, hy vọng cũng sẽ là những điều cần thiết giúp cho các bạn đồng nghiệp của các đài PT-TH ở khu vực Bắc Trung bộ nâng cao hiệu quả TCSX chương trình văn nghệ truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của công chúng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ (2002), in lần thứ 2, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) Về Báo chí, văn hoá
nghệ thuật.
3. Phạm Thị Sao Băng (2005), Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
4. G.V. Cudonhetxop (2004), Báo truyền hình, Tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội 5. G.V. Cudonhetxop (2004), Báo truyền hình, Tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội 6. TS. Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí
hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
8. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Th.s. Đỗ Thị Thu Hằng (2006),
Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
9. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2010), Báo chí truyền thông hiện đại - từ hàn lâm đến đời thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao
động, Hà Nội.
11. Tạ Văn Dương (2012), Tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề ở đài Phát thanh - Truyền hình địa phương, Luận văn Thạc sĩ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
12. Đài PTTH Hà Tĩnh (2016), Báo cáo tổng công tác PTTH năm 2015, phương hướng nhiệm vụ 2016.
13. Đài PTTH Nghệ An (2016), Báo cáo tổng công tác PTTH năm 2015, phương hướng nhiệm vụ 2016.
14. Đài PTTH Thanh Hoá (2016), Báo cáo tổng công tác PTTH năm 2015, phương hướng nhiệm vụ 2016.
15. Đài truyền hình Việt Nam (2003), Quy chế về thực hiện chương trình văn nghệ truyền hình của đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội.
16. Đài truyền hình Việt Nam (2003), Tài liệu tổng hợp từ các cuộc hội thảo về TCSX chương trình truyền hình do đài VTV tổ chức, Hội thảo lần thứ nhất tại Hà Nội (19/7) .
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khoá XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Thị Ngân Hà (2006), Vấn đề thông tin và định hướng trên trang văn hóa văn nghệ của báo đoàn thanh niên, Luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
21. Vũ Quang Hào (2012), Giáo trình ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 22. Đinh Thị Thuý Hằng (2008), Báo chí thế giới - xu hướng phát triển, Nxb
Thông Tấn, Hà Nội.
23. Đinh Thị Xuân Hòa (2014), Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
24. Hoàng Thị Hòa (2013), Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn nghệ Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ báo chí học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
25. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Huyên (2009), Thực trạng hoạt động của báo nói, báo hình ở
các đài tỉnh khu vực bắc miền Trung, Luận văn Thạc sỹ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
27. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Vũ Thanh Hường (2004), Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
29. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
30. Trần Bảo Khánh (2011), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội.
31. Trần Bảo Khánh, Trần Đăng Tuấn, Tác phẩm truyền hình, Tài liệu giảng dạy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
32. Trần Thị Kim Miên (2013), Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp của đài PTTH Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
33. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hoàng Thị Nga (2012), Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tại
VIT MEDIA, Luận văn Thạc sỹ báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
35. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.