Phân loại cộngtác viên truyền hình

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển mạng lưới cộng tác viên của kênh truyền hình antv (khảo sát từ 2012 2015) (Trang 26 - 30)

Theo cách hiểu thông thường đối với những người không hoạt động trong lĩnh vực truyền hình hoặc không nắm giữ những vị trí điều hành, quản lý ngành truyền hình thì nghĩ rằng cộng tác viên chỉ là những người tham gia vào việc sản xuất các chương trình truyền hình như: sản xuất tin tức, phóng sự, phim tài liệu, chuyên gia giải đáp các vấn đề khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội, phổ biến kiến thức… Diễn viên đóng phim, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, nghệ sĩ tham gia sản xuất các chương trình văn nghệ, giải trí, tổ chức sự kiện… Hiểu như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ. Trong xu hướng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, mạng lưới cộng tác viên được xây dựng, tổ chức hoạt động ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực từ cố vấn lãnh đạo, xây dựng chiến lược phát triển đến sản xuất chương trình và kinh doanh dịch vụ, quảng bá… Vậy mạng lưới cộng tác viên truyền hình có thể phân loại thành các nhóm theo từng lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin đưa ra các tiêu chí và phân loại các nhóm cộng tác viên như sau:

1.3.1. Tiêu chí phân loại

Chất lượng sản phẩm, tác phẩm cộng tác: Cộng tác viên là những người có trình độ chuyên môn rất khác nhau. Họ là những nhà quản lý, những chuyên gia, song cũng có thể là những người dân thường ở thôn quê có năng

khiếu viết báo và mong muốn cộng tác với các báo đài. Các cơ quan báo chí khi đã nắm được trình độ, năng lực, sở trường của từng cộng tác viên sẽ biết cách sử dụng họ như thế nào cho hiệu quả nhất.

Các tác giả bên ngoài tòa soạn rất phong phú, đa dạng, trình độ năng lực khác nhau và mức độ cộng tác khác nhau. Do đó việc phân loại đối tượng là cần thiết để hàng năm đánh giá, qua đó có chính sách bồi dưỡng, hay loại ra những cộng tác viên không đáp ứng các tiêu chuẩn theo các tiêu chí đã được tòa soạn thống nhất, quy định. Lấy ví dụ, nhiều tòa soạn, đài truyền hình phân loại cộng tác viên gồm 3 loại: Loại A, loại B, Loại C, mỗi loại tương ứng với các tiêu chí khác nhau. Nếu cộng tác viên xếp ở loại C có nghĩa là không thuộc đối tượng để tòa soạn đặt bài.

Lĩnh vực nghề nghiệp: Mỗi cơ quan báo chí, cho dù là cơ quan báo chí chuyên ngành thì không chỉ có riêng cộng tác viên ở lĩnh vực ngành đó, mà còn có thể ở nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau: như chính trị, kinh tế, văn hóa… Việc nắm thông tin đầy đủ về cộng tác viên sẽ giúp phóng viên, biên tập viên xác định đối tượng để xin tư vấn, trao đổi, phỏng vấn, đặt bài.

Địa lý: Cộng tác viên báo chí truyền hình phân bổ rộng khắp trên các vùng miền của tổ quốc. Quản lý thông tin theo địa lý để sử dụng cộng tác viên khi có sự kiện, vấn đề xảy ra. Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đạt hiệu quả nhất.

Mảng đề tài cộng tác: Trên truyền hình có các chuyên đề, chuyên mục khác nhau. Cộng tác viên được hướng đến các chuyên mục cụ thể, nhằm làm cho chương trình phong phú và đặc sắc.

CTV ràng buộc: Là những cán bộ Chính trị, làm công tác tuyên truyền trong lực lượng công an. Đội ngũ này ngoài việc đản nhiệm chuyên mục VANTQ của công an tại dịa phương sẽ hoạt động cộng tác phổ biến ở các mảng báo in và báo hình tại địa phương. Đồng thời đây cũng là lực lượng chủ yếu tham gia cộng tác sản xuất tin, phóng sự cho các bản tin thời sự

20

CTV thỏa thuận: Song song với đội ngũ CTV ràng buộc, ANTV còn có những CTV thỏa thuận rộng khắp, có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân. CTV thỏa thuận là những người có chuyên môn báo chí, hoạt động bằng sự yêu thích, làm thêm, mở rộng mối quan hệ, có cảm tình với lực lượng công an. Họ là những nhà báo chuyên nghiệp và các tác giả không chuyên. Các văn phòng, cơ quan tham mưu, người phát ngôn, văn phòng tổng hợp, Tổng cục, Chi cục thống kê, Thuế, Quản lý thị trường, Bất động sản… chính là những thành viên thuộc nhóm này.

1.3.2. Các loại cộng tác viên truyền hình

1.3.2.1. Cộng tác viên ràng buộc

Do tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang nói chung, CAND nói riêng, mô hình tổ chức hoạt động có hệ thống làm công tác chính trị tư tưởng từ trung ương đến địa phương. Lực lượng CTV ràng buộc chịu sự chỉ huy, hướng dẫn nghiệp vụ và định hướng hoạt động từng tuần, từng tháng. Trước đây họ thường cộngtác với truyền hình Vì An ninh Tổ Quốc (VANTQ) bằng hình thức có sự kiện, có vụ việc, vấnđề thì mới làm tin, phóng sự … gửi về cho ANTV. Kể từ khi ANTV phát sóng 24/24h, họ là đội ngũ cộng tác viên thường xuyên, tích cực và bắt buộc đối với kênh truyền hình ANTV, có nhiệm vụ trước hết phải đưa tin hàng ngày, đây được xem như đội ngũ phóng viên ANTV thường trú tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Họ cũng là những CTV trực tiếp cung cấp tin điện thoại, tin hình, phóng sự hình ảnh, phim tài liệu, đáp ứng: thông tin nhanh, kịp thời, đa dạng phong phú, phủ trên diện rộng mà phóng viên không có điều kiện đến được, hoặc đến không kịp.

Mạng lưới CTV ràng buộc cung cấp từ 75 - 80% số lượng tin, phóng sự trong các bản tin thời sự hàng ngày, chủ yếu là về lĩnh vực chính trị, an ninh trật tự, văn hóa - xã hội, kinh tế. 10 - 15% số tác phẩm chuyên mục, chuyên biệt, văn nghệ giải trí.

Đội ngũ này có số lượng dao động trên dưới 400 người (nay là khoảng 500 người do có thêm 23 đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh, thành phố).

1.3.2.2. Cộng tác viên thỏa thuận

Lực lượng cộng tác viên cung cấp thông tin, hay còn gọi là thông tin viên: theo thuật ngữ Báo chí - Truyền thông do TS. Phạm Thành Hưng biên

soạn năm 2007, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội:“Thông tin viên là những

người cung cấp thông tin từ nơi xa về cho trung tâm truyền thông, báo chí mình” [26, tr.27]. Một thông tin viên cơ sở tốt là người có giác quan thông tin, biết phân định cái gì khán giả quan tâm và soạn thảo lời bình và hình ảnh có thể chưa hoàn hảo nhưng không để lọt thông tin, khiến khán giả dễ hiểu. Những người không trực tiếp sản xuất các tác phẩm truyền hình nhưng rất quan trọng. Họ giúp cho đài truyền hình, các phóng viên, biên tập viên xây dựng mối quan hệ với các bộ, ban, ngành, tổ chức xã hội, người dân…cung cấp những nguồn thông tin, là cơ sở xác lập đề tài cho các đơn vị sản xuất và phóng viên, những tin “bí mật” phóng viên có được phần lớn là do nhóm cộng tác viên này cung cấp. Mối quan hệ giữa đài truyền hình với nhóm cộng tác viên rất đa dạng, phong phú…

Đối với các tác giả không chuyên, họ thường là các chuyên gia, những người có chuyên môn sâu, hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nào đó. Họ có thể là nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, công chức, viên chức làm chuyên môn. Theo tâm lý công chúng, họ tin vào những thông tin trong bài báo của chuyên gia hơn là phóng viên, biên tập viên báo chí khi viết sâu về một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Điều này có thể chứng minh qua các bài viết về chuyên môn sở trường của các chuyên gia gửi về cơ quan báo chí ít có sai sót về mặt chuyên môn, thường chỉ là những lỗi nhỏ về kỹ thuật. Bên cạnh đó, với kiến thức chuyên môn sâu của mình, các chuyên gia thường đưa ra được những thông tin cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

22

Vì vậy, những bài cộng tác của chuyên gia sẽ làm khán giả, độc giả tin tưởng hơn vào thông tin của cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển mạng lưới cộng tác viên của kênh truyền hình antv (khảo sát từ 2012 2015) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)