Ngay từ khi thành lập, lực lượng công an nhân dân đã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục, lấy báo chí làm công cụ phổ biến luật pháp, phát động phong trào toàn dân phòng gian bảo mật và khích lệ động viên tinh thần chiến sĩ. Năm 1965, chương trình phát thanh Vì an ninh Tổ quốc trên đài Tiếng nói Việt Nam ra đời. Các thông tin phản ánh về công tác phòng gian, bảo mật, bảo vệ tài sản nhà nước, phòng chống tội phạm đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng hậu phương miền bắc Xã hội chủ nghĩa. Chuyên mục “Cảnh giác truyền thanh” đã trở thành món ăn tinh thần – một chuyên mục được hàng triệu người dân chờ đón vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong suốt 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20.
Từ nền tảng của truyền hình Vì An ninh Tổ quốc, với tư cách là cơ quan tuyên truyền của lực lượng Công an nhân dân, tham gia đấu tranh chống lại
những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch thông qua kế hoạch “diễn
biến hoà bình”, vấn đề lợi dụng tôn giáo, sắc tộc; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực... thì nhiệm vụ của truyền hình Công an nhân dân trong thời bình còn có phần nặng nề và phức tạp hơn. Và để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngày 11/11/2011, kênh truyền hình ANTV phát sóng thử nghiệm. Sau một tháng thử nghiệm thành công, ngày 11 12 2011 Bộ Công an đã phát sóng chính thức Kênh truyền hình Công an nhân dân, viết tắt là “ANTV”, đánh dấu một bước phát triển mới của báo chí truyền hình CAND, làm phong phú thêm các kênh truyền hình chuyên đối tượng trong hệ thống các kênh truyền hình ở Việt Nam. Kênh ANTV phát sóng liên tục 24 24 và phủ sóng toàn lãnh thổ Việt Nam và cả nước ngoài qua hầu hết hệ thống hạ tầng kỹ thuật truyền hình
26
của Việt Nam như: Truyền hình cáp Việt Nam VCTV, truyền hình cáp Saigontourist SCTV, truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh HTVC, truyền hình kỹ thuật số VTC, Kỹ thuật số vệ tinhVina SAT, kỹ thuật số AVG và các hệ thống truyền dẫn của tất cả các tỉnh, thành phố, 2 vệ tinh có phạm vi phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Kênh ANTV được tổ chức theo mô hình Ban Biên tập chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung các chương trình được phát sóng trực thuộc Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Công an nhân dân quản lý. Ban Biên tập Kênh truyền hình ANTV gồm Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đồng thời tổ chức thực hiện và kiểm soát nội dung của kênh.
Giúp việc cho Ban Biên tập là những Phòng, Ban chuyên môn khác nhau, được tổ chức phù hợp với yêu cầu thực tế hoạt như: Ban Thư ký biên tập và tư liệu; Ban Thời sự tổng hợp; Ban Chuyên đề; Ban Văn hóa Thể thao; Ban Điện ảnh; Phòng Tổng hợp; Phòng Quay phim; Phòng Kỹ thuật, Tổng khống chế, phát sóng; Phòng Hậu cần; Cơ quan đại diện phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan đại diện Miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Nẵng.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Kênh Truyền hình Công an nhân dân ANTV TỔNGBIÊN TẬP PHÓ TBT PHÓ TBT PHÓ TBT PHÓ TBT BAN THỜI SỰ PHÓ BAN BAN ĐIỆN ẢNH BAN VHTT CÁN BỘ, PHÓNG VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN, CTV BAN CHUYÊN ĐỀ TRƯỞNG BAN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG HẬU CẦN PHÒNG QUAY PHIM ANTV THƯỜNG TRÚ PHÒNG KỸ THUẬT PHÓ PHÒNG TRƯỞNG PHÓ PHÒNG BAN THƯ KÝ BIÊN TẬP
28
Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động của Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Công an nhân dân khá đồng bộ, hiện đại, tương thích với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, trong đó xây dựng 8 trường quay, 20 phòng dựng phim, 4 phòng hoà âm, 2 phòng duyệt phim lớn, hệ thống các kho vật liệu, trang thiết bị, các kho lưu trữ phim, phòng đọc băng tư liệu phim, phòng chiếu phim 300 chỗ ngồi, phòng chiếu phim 100 chỗ ngồi đồng bộ... Đặc biệt với đội ngũ sản xuất chương trình của ANTV là những phóng viên, những chiến sĩ Công an giàu trách nhiệm. Bằng ý thức của người công dân, bản lĩnh của người chiến sỹ, hơn 500 cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Kênh ANTV và gần 1.000 cộng tác viên từ Công an 63 tỉnh thành trên cả nước và cộng tác viên là phóng viên của hơn 40 đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh đã chung tay xây dựng lên những chương trình mang bản sắc riêng có của ANTV phục vụ công chúng.
Ngay trong thời gian mới phát sóng nhưng các chương trình của kênh ANTV đã hút khá nhiều khán giả với những nội dung chuyên biệt về các vấn đề an ninh, trật tự và pháp luật xã hội. Trong đó đáng chú ý là những bản tin thời sự được cập nhật mỗi ngày vào các khung giờ: 6h, 9h, 11h30, 15h, 16h, 18h15, 19h40, 21h và 22h.
Hai tiêu chí đầu tiên được xác định cho các bản tin thời sự của ANTV là thời sự và tin cậy. Theo Thiếu tướng Dương Như Hồng - Giám đốc, Tổng
biên tập kênh ANTV cho biết: “Kênh ANTV có lợi thế là kênh truyền hình
của ngành CAND, vì vậy lợi thế của ANTV là khả năng thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, toàn diện về tình hình an ninh trật tự trong nước…”.
Truyền hình Công an Nhân dân là đơn vị báo chí trong lực lượng công an với tôn chỉ mục đích tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua các chương trình truyền hình nhằm giáo dục
pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong toàn dân, bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân. Ngoài ra, kênh ANTV còn giữ vai trò chủ đạo trong việc vạch trần âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm. Hầu hết các chương trình của kênh ANTV tập trung vào việc đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, kịp thời định hướng xã hội theo quan điểm đường lối của Đảng về những vấn đề chính trị, xã hội và đối ngoại trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế.
Về chức năng, nhiệm vụ của kênh
Với chức năng phản ánh những nội dung, sự kiện, các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, pháp luật, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, các vấn đề an sinh xã hội và hình ảnh chân thực về hoạt động của lực lượng CAND trong công cuộc phòng chống tội phạm và quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự.
Kênh ANTV có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo của Bộ Công an về nhiệm vụ đảm bảo ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và xây dựng lực lượng CAND.
Bên cạnh đó, truyền hình ANTV luôn luôn hướng tới mục tiêu khẳng định vị trí của mình trong lòng công chúng, để không chỉ là một kênh truyền hình có giá trị thiết thực trong công tác tuyên truyền an ninh xã hội mà còn là một kênh truyền hình mới mẻ, sáng tạo, độc đáo và gần gũi với hơi thở đời sống xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân. Với tiêu chí: "Nhân văn, tin cậy, kịp thời, hấp dẫn", truyền hình ANTV đã tạo nên thương hiệu và bản sắc của người chiến sỹ Công an nhân dân trong lòng công chúng và người xem trên khắp toàn cầu, có số lượng người xem đứng thứ 3 khu vực phía Bắc, đứng thứ 10 ở khu vực phía Nam.
30
2.2. Khảo sát mạng lƣới cộng tác viên truyền hình ANTV
2.2.1. Các loại CTV của ANTV
Từ khi thành lập, mạng lưới CTV của truyền hình ANTV luôn được chú trọng và không ngừng phát triển về số lượng, hiện nay là gần 1.000 người, bao gồm cả CTV ràng buộc và CTV thỏa thuận.
2.2.1.1.CTV ràng buộc
Ngay từ khi xây dựng chuyên mục “Vì An ninh Tổ quốc” trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (10/8/1972), Bộ Công an đã chỉ đạo cho công an các tỉnh, thành phố phối hợp Ban biên tập truyền hình Vì An ninh Tổ quốc trong việc sản xuất chương trình, tác phẩm. Tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên thâm nhập thực tế và từng bước tập huấn nghiệp vụ báo chí truyền hình cho cán bộ tuyên truyền công an các đơn vị. Từ đó hình thành một mạng lưới cộng tác viên ràng buộc của truyền hình Vì An ninh Tổ quốc. Năm 1996, sau khi ký Nghị quyết liên tịch số 58/1996 và ra quy chế phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố phối hợp với tất cả các Đài PT - TH địa phương đồng loạt xây dựng chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”. Về cơ bản, các chương trình Vì An ninh Tổ quốc phát sóng tại các tỉnh đã có sự thống nhất chung về tôn chỉ mục đích. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý, nguồn nhân lực…của từng địa phương khác nhau nên chương trình của từng địa phương cũng không hoàn toàn giống nhau.
Trước khi chính thức phát sóng kênh ANTV (11/12/2011), Bộ Công an, Tổng cục Xây dựng Lực lượng (nay là Tổng cục Chính trị CAND) đã chỉ đạo rà soát, bổ sung và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên ràng buộc. Trước đây, họ thường cộng tác với truyền hình Vì An ninh Tổ quốc bằng hình thức có sự kiện, có vụ việc, vấn đề thì mới làm tin, phóng sự… gửi về cho Ban biên tập, chứ không thường xuyên, không có tính kế hoạch. Nay
kênh ANTV phát sóng 24/24h, họ có nhiệm vụ trước hết phải đưa tin hàng ngày. Từ 04 bản tin thời sự (năm 2012), bắt đầu từ tháng 6/2013 lên 9 bản tin/ ngày. Do tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang nói chung, CAND nói riêng, mô hình tổ chức hoạt động có hệ thống làm công tác chính trị tư tưởng từ trung ương đến địa phương. Lực lượng này chịu sự chỉ huy, hướng dẫn nghiệp vụ và định hướng hoạt động từng tuần, từng tháng. Họ là đội ngũ cộng tác viên thường xuyên, tích cực và bắt buộc đối với kênh truyền hình ANTV. Đây được xem như đội ngũ phóng viên ANTV thường trú tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về phương tiện kỹ thuật do đặc điểm tài chính của từng địa phương mà trang thiết bị cũng không đều, thậm chí nguồn nhuận bút của mỗi nơi cũng không đồng đều, thông thường nhuận bút do đài PT - TH chi trả, nhưng có một số nơi nguồn chi trả nhuận bút cũng không đáng kể, ở những địa phương khác nguồn này đôi khi được trích từ nguồn tuyên truyền phổ biến pháp luật. Từ năm 2011, khi các đơn vị PX15 các tỉnh chính thức cộng tác với truyền hình ANTV, lực lượng này được Bộ Công an và ANTV trang bị máy dựng, máy ghi hình, micro, logo, thẻ tác nghiệp, thù lao chi phí sản xuất và hướng dẫn nghiệp vụ. Đồng thời nhuận bút được truyền hình ANTV chi trả đầy đủ căn cứ trên phân bậc tin bài khi được sử dụng. Một mạng lưới CTV bán ràng buộc khác là các đơn vị tham mưu tổng hợp của tất cả các đơn vị công an trong toàn quốc. Họ được chỉ đạo thường xuyên cung cấp thông tin báo cáo về tình hình an ninh trật tự (ANTT) diễn biến hàng ngày về đấu tranh phòng chống tội phạm, xây dựng lực lượng CAND và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lấy căn cứ đó, ANTV tham khảo, xây dựng chủ đề tuyên truyền trên sóng. ANTV thường lựa chọn, mời những cá nhân cụ thể có am hiểu báo chí, nhiệt tình, tự nguyện xây dựng thành mạng lưới cộng tác
32
viên chuyên cung cấp thông tin sự kiện nhanh nhất, riêng có, để phóng viên ANTV tác nghiệp.
Mạng lưới cộng tác viên ràng buộc được Bộ Công an và truyền hình ANTV trang bị hơn 100 máy tính dựng hình kỹ thuật số, hệ kỹ thuật chuẩn HD, Hơn 300 máy camera kỹ thuật số và các thiết bị kỹ thuật phụ trợ. Đường truyền mạng Internet cáp quang được ANTV bao thầu cung cấp cho tất cả các đơn vị công an có cộng tác viên. Đường cáp quang truyền hình trực tuyến phục vụ thông tin chỉ huy của lực lượng công an cũng đang từng bước được chia sẻ, phục vụ việc truyền hình ảnh cho ANTV sản xuất các bản tin. Trong mạng lưới CTV ràng buộc, từ những cán bộ công an trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, họ bước sang lĩnh vực báo chí truyền hình với một niềm đam mê mới. Rất nhiều tên tuổi đã thành danh và nhiều người đã trở thành phóng viên chuyên nghiệp của ANTV, điển hình như các phóng viên Nguyễn Trọng Hiến (PX15 Đắc Lắk), Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Văn Nhất (PX15 Khánh Hòa), Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Quang Đãm, Nguyễn Văn Tuyên (PX15 Thái Bình), Nguyễn Văn Nam, Thành Sự (PX15 Quảng Ngãi), Hoàng Long, Minh Thái, Xuân Mai (PX15 Quảng Nam), Minh Châu (PX15 Quảng Ninh), Văn Vượng (PX15 Hải Phòng), Hoàng Quyên (PX15 lạng Sơn), Quốc Bình (PX15 Đà Nẵng)…Nhiều người trong số họ đã được bổ nhiệm lãnh đạo phòng Công tác chính trị và tiếp tục chỉ huy, tổ chức sản xuất các tác phẩm cho ANTV.
Với 450 phiếu phát ra, thu về 425 phiếu thu hợp lệ, kết quả khảo sát mạng lưới CTV ANTV là công an 63 tỉnh thành trên cả nước cho thấy độ tuổi của CTV từ 22 đến 45 chiếm tỉ lệ cao nhất. Cộng tác viên là dân tộc Kinh chiếm 90% và các dân tộc khác là 10%. CTV nam là 285 người, CTV nữ là 140 phiếu.Trong đó CTV có độ tuổi từ 20 - 30 có tỷ lệ cao nhất với 205 phiếu, độ tuổi từ 31 – 40 là 133 phiếu, còn lại trên 40 tuổi là 87 phiếu.Có 287
người trong ngành công an, chiếm tỉ lệ 59,7%, còn lại là cán bộ công nhân viên phụ trách các chương trình tại đài địa phương với số lượng 138 người, chiếm tỉ lệ 40,3%.
Địa bàn sinh sống của những cộng tác viên này ở các vùng miền khác nhau trên cả nước, vì vậy điều kiện tác nghiệp và nội dung tác phẩm của CTV gửi về truyền hình ANTV cũng có chất lượng không đồng đều. Nhiều trường hợp thông tin, sự kiện xảy ra ở một địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi, thiếu phương tiện và địa hình đi lại, cũng như đường truyền tín hiệu khó khăn nên ảnh hưởng rất lớn đến việc CTV gửi thông tin về truyền hình ANTV.
Trong số CTV, có 65% tốt nghiệp các trường Học viện Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, các trường Đại học của công an, 25% tốt nghiệp trường báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 10% học tại các trường khác như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin (FPT, VNPT), văn hóa, kinh tế …
Biểuđồ 2.1.Trình độ cộng tác viên của truyền hình ANTV
10% 20% 57% 13% Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Trung cấp
34
Với các cấp trình độ khác nhau, trình độ Tiến sĩ 10%, Thạc sĩ chiếm 20% và trình độ cử nhân chiếm 57%, và Trung cấp là 13%. Những CTV này không phải tất cả đều được đào tạo bài bản từ chuyên ngành báo chí ra.
Số CTV yêu thích nghề, có năng khiếu báo chí, hiện đang công tác tại các đội tuyên truyền chỉ có tỉ lệ 20%, còn lại 80% theo lệnh điều động, phân bổ công tác của lực lượng vũ trang, như vậy số lượng thực hiện vì nhiệm vụ giao là chủ yếu, đây cũng chính là thực trạng của đội ngũ CTV, cho thấy số lượng CTV nhiều nhưng chất lượng CTV không được như mong muốn, nếu có thông tin gửi về, các biên tập của Ban Thời sự truyền hình ANTV cũng phải biên tập lại rất nhiều.
2.2.1.2.Cộng tác viên thỏa thuận
Ngoài lực lượng cộng tác viên làm trong ngành công an, còn có đội ngũ Cộng tác viên ngoài ngành công an bao gồm: 45 Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, các Đài truyền thanh xã, huyện, Báo Công an Nghệ An, báo Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, báo Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, báo Biên