Phương thức tổ chức cộngtác viên

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển mạng lưới cộng tác viên của kênh truyền hình antv (khảo sát từ 2012 2015) (Trang 30 - 33)

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức mạng lưới CTV

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích, công chúng và nguồn lực chính thức của mình, các cơ quan xây dựng kế hoạch tổ chức mạng lướiCTV. Tuy nhiên phải đảm bảo các yếu tố sau:

 Xác định mục đích cần đạt được trong công tác tổ chức mạng lưới CTV.

Trong đó, xác định mục tiêu cụ thể, mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

 Chuẩn bị các nguồn lực, bao gồm: bộ máy - nhân sự, cơ chế, chính

sách, tài chính phù hợp.

 Đề ra các giải pháp tối ưu nhằm triển khai kế hoạch đề ra.

Bước 2: Tổ chức mạng lưới CTV

Mỗi CTV tham gia viết bài: Căn cứ vào kế hoạch tuyên truyền đã được ban biên tập phê duyệt, cơ quan báo chí phát động các đợt thi sáng tạo tác phẩm theo chủ đề, nội dung. Tiêu chí, thể lệ gửi bài của cộng tác viên cần được cơ quan báo chí công bố rộng rãi để CTV đều có thể biết và tuân thủ quy định.

Tổ chức tiếp nhận và biên tập bài của CTV. Cần phân công đầu mối tiếp nhận, xử lý theo quy trình biên tập, phát sóng. Mỗi cơ quan báo chí căn cứ vào điều kiện con người, nguồn lực để có thể bố trí người hoặc mời các chuyên gia thẩm định, đánh giá.

Chi trả nhuận bút và giữ mối liên hệ thường xuyên với CTV: Đây là công việc diễn ra thường ngày của mỗi cơ quan báo chí. Có được hợp tác ban đầu tốt với CTV, cơ quan báo chí cần liên lạc thường xuyên với họ qua việc hỏi thăm, chia sẻ để có mối quan hệ khăng khít, gắn bó. Bằng hình thức như qua điện thoại, gặp trực tiếp, phản hồi qua thư điện tử... Cơ quan báo chí trao đổi những thông tin cần thiết, đúng yêu cầu tôn chỉ, mục đích hoạt động theo từng tháng, từng quý để CTV thuận lợi hơn khi lựa chọn đề tài. Qua trao đổi

thông tin, CTV sẽ biết được những hạn chế, thiếu sót trong bài viết để khắc phục và có phương pháp thể hiện tin, bài tốt hơn. Sự trao đổi này cũng là một phương pháp thẩm định thông tin chính xác, khách quan, nhất là những địa bàn biên giới rẻo cao, điều kiện đi lại khó khăn. Điều đặc biệt hơn nữa là qua trao đổi thông tin, CTV biết được những hạn chế để khắc phục, tiếp tục tham gia cộng tác ngày một tốt hơn. Chi trả nhuận bút là một khâu rất quan trọng thể hiện văn hóa ứng xử, tạo mối quan hệ bền chặt, thể hiện sự trân trọng tác phẩm, tác giả.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá

Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch cần được lãnh đạo các cơ quan báo chí giám sát thường xuyên, yêu cầu các phóng viên, biên tập viên và các phòng ban của cơ quan báo chí theo chức năng, nhiệm vụ được phân công báo cáo tình hình triển khai, kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt và phê bình những nhân viên có thái độ và kết quả chưa tốt trong thực hiện nhiệm vụ.

24

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 với mục đích làm rõ vai trò, đặc điểm của mạng lưới CTV đối với sự phát triển báo chí trong xã hội thông tin hiện nay. Mỗi loại hình báo chí nói riêng và cơ quan báo chí nói chung đều có tôn chỉ, mục đích và phương pháp khác nhau để đi đến mục đích của mình. Nhưng tựu chung lại đều có một điểm là tính hiệu quả, việc tổ chức CTV báo chí tốt sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả đó. Đây có thể coi là lực lượng làm báo không chuyên nhưng họ lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các cơ quan báo chí cạnh tranh thị phần như hiện nay. Chính lực lượng này tạo nên sự phong phú, đa dạng về đề tài, nội dung, cũng như sự nhanh nhạy, tính thời sự trong công tác cập nhật thông tin của cơ quan báo chí.

Trong chương đầu tiên, tác giả đã cố gắng xây dựng một khung lý luận chung về cộng tác viên, qua đó làm tiền đề để khảo sát thực tiễn chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mạng lưới CTV làm việc tại truyền hình Công an nhân dân.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI

CỘNG TÁC VIÊN CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH ANTV

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển mạng lưới cộng tác viên của kênh truyền hình antv (khảo sát từ 2012 2015) (Trang 30 - 33)