1.2.1. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông gồm: Nguồn- Thông điệp- Kênh truyền thông- Người nhận- Phản hồi/ Hiệu quả- Nhiễu.
Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của H. Lasswell
Nguồn: là yếu tố thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung thông tin trao đổi với người hay một nhóm người khác.[8, tr.13]
Giá trị thông tin từ nguồn có ý nghĩa tắch cực tiến bộ sẽ tác động đến đối tượng truyền thông theo chiều hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển và ngược lại, nguồn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cơ bản.
Nguồn ở đây là 3 tờ báo mạng điện tử nước ngoài Washington Post, The Guardian và China Daily với uy tắn vốn có đã làm tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông 2 chiều giữa tòa soạn và độc giả về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, bao gồm cả BĐKH.
Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chắnh là những tâm tư tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức, khoa học kỹ thuậtẦ được mã hóa theo hệ thống kắ hiệu nào đó.[8, tr.13]
Hệ thống này được bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có cùng cách hiểu- tức là khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.
Tắnh đặc thù của thông điệp báo chắ được cấu thành từ các sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang diễn ra. Thông điệp báo chắ gắn liền với đặc điểm và yêu cầu của kênh chuyển tải.
Thông điệp ở đây được thể hiện thông qua 6 nhóm nội dung về BĐKH Ờ một vấn đề thời sự nóng bỏng được thông tin ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.
Kênh truyền thông: là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tắnh chất, đặc điểm cụ thể để phân chia truyền thông thành các loại hình khác nhau: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện[8, tr.13].
Trong đó, kênh truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực và hiệu quả truyền thông như BMĐT ngoài ngôn ngữ, hình ảnh động và tĩnh, lời nói, tiếng độngẦ còn có các công cụ phi ngôn ngữ khác.
Các quốc gia Mỹ, Trung Quốc và Anh đều là các quốc gia đang dành nhiều sự chú ý tới BĐKH nên các tờ BMĐT của các quốc gia này, với 3 đại diện là Washington Post, The Guardian và China Daily đã có sự quan tâm tới truyền thông về vấn đề BĐKH không chỉ bằng các nội dung thông tin, số liệu ngắn gọn mà còn có nhiều câu chuyện sinh động, hấp dẫn về BĐKH Ờ vấn đề liên quan tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Người nhận: là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại. [8, tr.14].
Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Người nhận hay công chúng truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng: không chỉ là
nhóm đối tượng tác động, thuyết phục và lôi kéo chủ thể truyền thông mà còn là đối tượng tương tác cách thức, chủ thể tham gia sáng tạo của quá trình truyền thông.
Nghiên cứu công chúng của BMĐT là để biết nhu cầu truyền thông của công chúng về vấn đề BĐKH: trong xu hướng của báo chắ hiện đại, ảnh hưởng của BĐKH tới các đối tượng khác nhau là khác nhau với những mối quan tâm riêng biệt. Việc truyền thông đúng, trúng về BĐKH tới từng đối tượng chuyên biệt là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thông, thông tin về BĐKH tới toàn bộ độc giả nói chung.
Phản hồi/ Hiệu quả:là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Theo kết quả điều tra xã hội học bằng bảng hỏi có kết quả 13.8% độc giả thường xuyên tìm đọc nội dung thông tin về môi trường, BĐKH trên 3 tờ báo mạng Washington Post, The Guardian và China Daily chiếm 13%, số độc giả thỉnh thoảng tìm đọc chiếm 33%, số độc giả hiếm khi đọc chiếm 30% trong khi 22.3% độc giả có tin, bài xuất hiện thì đọc.
Với kết quả này cho thấy thông tin về vấn đề BĐKH trên 3 tờ BMĐT nước ngoài trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của công chúng, qua các tác phẩm báo chắ, độc giả đã nắm bắt đươc thông tin về vấn đề BĐKH.
Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tắnh trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lắ, kĩ thuậtẦ) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin sai sự thật.[8, tr.14].
Quá trình truyền thông còn tắnh đến hai yếu tố: hiệu lực và hiệu quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho công chúng Ờ nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng Ờ nhóm đối tượng truyền
thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.
Hiện nay, với sự phủ sóng rộng rãi của mạng Internet, độc giả trên toàn thế giới có thể dễ dàng tiếp cận 3 tờ báo mạng điện tử Washington Post, The Guardian và China Daily. Tuy nhiên, một số yếu tố nhiễu có thể ảnh hưởng đến quá trình thông tin về BĐKH tới các độc giả như: chất lượng, tắn, hiệu, tốc độ của mạng Internet, rào cản về ngôn ngữ tới tất cả các độc giả trên toàn thế giới, vị trắ các tin, bài về BĐKH xuất hiện trên giao diện trang chủ của 3 tờ báo hay do BĐKH là một vấn đề có liên quan đến nhiều thuật ngữ khoa học nên khó hiểu đối với một số công chúng.
Các yếu tố của quá trình truyền thông kết hợp với nhau theo những cách thức khác nhau sẽ có thể hình thành các quan niệm, mô hình và lắ thuyết truyền thông khác nhau.
1.2.2. Phân loại truyền thông
Trong cuốn sách Truyền thông Ờ lý thuyết và kĩ năng cơ bản của PGS. TS Nguyễn Văn Dững phân loại truyền thông có chủ đắch: thông tin- giáo dục- truyền thông; truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi; truyền thông Ờ vận động xã hội; truyền thông phát triển;Ầ[8, tr. 19-20].
Truyền thông có chủ đắch bao gồm nhiều loại hình khác nhau, được thực hiện ở cả truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp, truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng. Trong các chiến dịch/ hoạt động truyền thông có tắnh chuyên nghiệp, các loại hình có tắnh phổ biến là: thông tin Ờ giáo dục Ờ truyền thông; truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông vận động xã hội. [8, tr.20].
Thông tin Ờ giáo dục Ờ truyền thông: truyền thông có chủ đắch sử dụng phối hợp 3 dạng truyền thông ứng với 3 mục đắch: thông tin (cung cấp những thông tin cơ bản gồm: kiến thức nền, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên biệt
và kĩ năng cần thiết, những thông tin cập nhậtẦ về vấn đề cần truyền thông). [8, tr20]; giáo dục (không chỉ hướng vào các đối tượng đang cần những thông tin này mà cả những người cần đến trong tương lai nhằm tạo nên sự thông hiểu, chia sẻ); truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức nhằm nhân lên những kiến thức Ờ kỹ năng Ờ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi).
Do muốn thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi thì cần cung cấp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình thông tin giao tiếp cho nên vấn đề tạo lập môi trường thông tin Ờ giao tiếp phong phú, đa dạng, nhiều chiều có ý nghĩa quan trọng.
Truyền thông về vấn đề BĐKH theo hệ thống đầy đủ, bằng nhiều kênh nhằm cung cấp lượng thông tin đa dạng, phong phú, đầy đủ để mọi người được thông tin và hiểu rõ thông điệp Ờ vấn đề BĐKH để nhận thức đúng và hành động đúng.
Truyền thông vận động: là sự hỗ trợ tắch cực 1 vấn đề, 1 sự nghiệp và cố gắng làm cho người khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp đó. Đó cũng là hoạt động truyền thông mà những người trong giới truyền thông lên tiếng làm cho mọi người chú ý một vấn đề quan trọng và hướng tới những người có quyền ra quyết định vào một giải pháp hợp lắ. Vì vậy người ta có thể gọi truyền thông có chủ đắch với tên khác là vận động gây ảnh hưởng. Trong loại hình này, tắnh chất thuyết phục có thể hiểu rõ nhất và thường sử dụng hình thức chiến dịch truyền thông nhiều hơn. [8, tr.20-21].
Truyền thông- vận động xã hội: cũng nhằm tham gia giải quyết các vấn đề lớn liên quan đén chiến dịch truyền thông. Thông thường tập trung vào 3 hướng chắnh:
Hướng thứ nhất: nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chiến dịch truyền thông; tập trung chủ yếu vào việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật. Nhóm đối tượng cần truyền thông Ờ vận động xã hội theo hướng này chủ yếu tập trung vào các nhà hoạt động chắnh sách.
Các tờ BMĐT Washington Post, The Guardian và China Daily đã thông tin rộng rãi các chắnh sách, chiến lược, đạo luậtẦ của chắnh phủ các nước và toàn thế giới để đi đến hoàn thiện về cơ chế, chắnh sách và đưa các nội dung này đi vào thực tiễn cuộc sống.
Hướng thứ hai, cần tạo sự ủng hộ của cơ quan hành pháp, các cơ quan trong thể chế chắnh trị đối với chiến dịch truyền thông, nhất là trong việc triển khai, nhân rộng cái mới. NHóm đối tượng chủ yếu của chiến dịch truyền thông Ờ vận động xã hội theo hướng này là các cơ quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy hành pháp, trong thể chế hành chắnh cũng như các tổ chức trong hệ thống chắnh trị.
3 tờ BMĐT Washington Post, The Guardian và China Daily phải thông tin để thấy được tầm quan trọng của việc chủ động phòng, chống và ứng phó với BĐKH để huy động được tối đa nguồn lực xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng khi Mỹ và Anh là các quốc gia đa đảng nên sự thống nhất quan điểm, lập trường về BĐKH còn đôi nét khác biệt còn Trung Quốc Ờ quốc gia vẫn đang lưỡng lự giữa lập trường là một nước đang phát triển Ờ yêu cầu các quốc gia phát triển (như Mỹ và phương Tây) có đóng góp nhiều hơn nữa và là quốc gia xả khắ phát thải lớn nhất thế giới Ờ cần có trách nhiệm lớn nhất.
Hướng thứ 3 là tạo sự ủng hộ rộng rãi của dư luận xã hội đối với chiến dịch truyền thông. Điều quan trọng là 3 tờ BMĐT thông tin để người dân hiểu được họ đang sống tại các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH để từ đó quan tâm hơn và nâng cao nhận thức đối với hành xử với môi trường của mình.
Truyền thông thay đổi hành vi: lấy việc thay đổi hành vi làm mục đắch trực tiếp, có kế hoạch tác động vào tình cảm, lý trắ của các nhóm đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng, hình thành thái độ tắch cực làm cho đối
tượng chấp nhận và duy trì hành vi mới có lợi cho các vấn đề truyền thông trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. [8, tr.22-23].
Truyền thông thay đổi hành vi lấy mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì hành vi bền vững làm tiêu chắ đánh giá chủ yếu những nỗ lực và mức độ thành công của hoạt động truyền thông, Kết quả của truyền thông thay đổi hành vi là các nhóm đối tượng đều có sự thay đổi về hành vi bền vững phù hợp với hành vi mong muốn thay đổi của nhà truyền thông.
1.2.3. Các mô hình truyền thông
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phức tạp, gồm hàng loạt thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau.Theo Tiến sỹ Lưu Hồng Minh, có nhiều mô hình truyền thông khác nhau theo chiều tác động của người phát đến người nhận
Mô hình truyền thông một chiều: thông tin được truyền 1 chiều từ nguồn phát đến người nhận. Nguồn phát giữ vai trò quyết định, công chúng chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không hoặc có rất ắt sự đóng góp tắch cực hay lựa chọn các thông điệp mình muốn. [25, tr.34].
Vấn đề BĐKH nếu được thông tin theo mô hình này sẽ không hiệu quả và không phù hợp với nhu cầu hiện nay vì BĐKH liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, với nhiều cơ chế chắnh sách. Nếu các tờ BMĐT trên thông tin quá nhiều, chỉ tập trung vào BĐKH sẽ khiến độc giả bội thực, không muốn theo dõi thì truyền thông không hiệu quả.
Mô hình truyền thông hai chiều: chú ý đến vai trò của công chúng: lựa chọn thông tin tiếp nhận, bày tỏ lòng mong muốn, yêu cầu đối với thông tin tiếp nhận, thậm chắ còn tham gia trực tiếp trong quá trình truyền thông. [25, tr.35].
Theo mô hình này, BĐKH sẽ được thông tin đúng và đầy đủ thông qua nhiều thể loại tin, bài nhiều thời điểm khác nhau để nội dung thông tin đến
được với số đông khán giả. Những thông tin có nội dung phù hợp với tưng nhóm đối tượng và đáp ứng được nhu cầu công chúng thì truyền thông mới hiệu quả.
Mô hình truyền thông ba chiều: xây thêm 1 chiều thu thập thông tin về nhu cầu công chúng trước khi xây dựng nôi dung và phương pháp trao đổi các sản phẩm truyền thông với công chúng. [25.tr.36].
Áp dụng mô hình này, các tờ BMĐT nghiên cứu nhu cầu công chúng cần thông tin gì về BĐKH trước khi truyền thông để đưa các nội dung thông tin phù hợp về BĐKH đến từng nhóm đối tượng vào từng thời điểm bằng kênh truyền thông họ tiếp cận.