Khảo sát vấn đề biến đổi khắ hậu trên tờ The Washington Post, The

Một phần của tài liệu Vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử nước ngoài hiện nay (khảo sát các báo washington post, the guardian và china daily từ tháng 12015 đến tháng 32016) (Trang 72)

2.2.1. Số lượng và tần suất xuất hiện 2.2.1.1. Số lượng tin, bài

Tiến hành khảo sát 3 tờ báo mạng điện tử: Washington Post, The Guardian và China Daily trong thời gian từ tháng 1/2015 Ờ tháng 3/2016, sử dụng công cụ tìm kiếm trên trang với 2 từ khóa ―Climate change- BĐKH‖ và ―Global warming - TĐNL‖ một cách đầy đủ cho ra kết quả:

Biểu đồ 2.1: Số lượng tin, bài sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL của 3 tờ báo từ tháng 1/2015-3/2016)

Có thể thấy rằng, vấn đề môi trường và BĐKH, khi so sánh với những nội dung khác như chắnh trị, thời sự, kinh tế, y tếẦ thì không thể cạnh tranh được về sức ―nóng‖ và ―khả năng thu hút độc giả‖. Vì thế có thể thấy số lượng tin, bài trên 3 trang báo khảo sát có sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL: Washington Post 1109 tin, bài; China Daily 546 tin, bài và The Guardian 2040 tin, bài là một số lượng khá đáng kể, đặc biệt là The Washington Post và The Guardian.

Trong đó, The Guardian là tờ báo có tổng số lượng tin, bài nhiều nhất, vượt trội so với 2 tờ còn lại, gấp đôi The Washington Post và gần gấp 4 lần China Daily.

Tuy nhiên, cả 3 tờ báo đều có điểm chung về số lượng tin, bài sử dụng riêng từ khóa BĐKH chiếm số lượng rất lớn hơn rất nhiều so với sử dụng từ khóa TĐNL và cả 2 từ khóa này.

Washington Post có số tin bài sử dụng riêng từ khóa BĐKH là 791 tin, bài, sử dụng từ khóa TĐNL là 244 tin, bài và sử dụng cả 2 từ khóa là 74 tin, bài.

The Guardian có số tin bài sử dụng riêng từ khóa BĐKH là 1361 tin, bài, sử dụng từ khóa TĐNL là 356 tin, bài và sử dụng cả 2 từ khóa là 323 tin, bài.

China Daily có số tin bài sử dụng riêng từ khóa BĐKH là 436 tin, bài, sử dụng từ khóa TĐNL là 41 tin, bài và sử dụng cả 2 từ khóa là 69 tin, bài.

2.2.1.2. Tần suất xuất hiện tin, bài

Kết quả khảo sát cho ra biểu đồ tần suất xuất hiện các tin, bài trên 3 tờ báo:

Biểu đồ 2.2: Tần suất tin, bài có sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL trên các báo được khảo sát từ 1/2015-3/2016

(Nguồn: kết quả phân tắch, phụ lục 2)

Có thể thấy rằng, trong khoảng thời gian khảo sát, tờ The Guardian là tờ báo có tần suất tin, bài lớn nhất, trung bình mỗi ngày sẽ có 4.473 tin, bài có sử dụng 1 hoặc cả 2 từ khóa BĐKH và TĐNL. Tờ China Daily có mức tin, bài thấp nhất với trung bình sẽ có 1.197 tin, bài/ ngày và tờ The Washington Post có 2.432 tin, bài/ ngày.

Tiến hành nghiên cứu tần suất xuất hiện tin, bài theo từng tháng của 3 trang báo khảo sát cho kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3: Tần suất xuất hiện tin, bài có sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL của 3 tờ báo khảo sát từ tháng 1/2015-3/2016

Một điểm tương đồng rõ nét của cả 3 trang báo là có một lượng tin, bài tập trung lớn vào tháng 11,12/2015. Điều này là phù hợp khi đây là những tháng diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH COP-21 từ 30/11-13/12/2015. Đây là một sự kiện trọng đại được cả thế giới quan tâm khi BĐKH ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống như chắnh trị, kinh tế, xã hội. Một số tin, bài trên 3 trang báo tập trung vào sự kiện này trong tháng 11,12/2015 như:

Trên China Daily có ―Paris deal took teamwork‖ (Thỏa thuận Paris cần sự nỗ lực chung) ngày 24/12/2015; ―Good momentum of climate talks must be maintained‖ (Động lực tốt của cuộc đàm phán khắ hậu phải được duy trì) ngày 15/12/2015; ―We have a climate treaty- but at what cost?‖ (Chúng ta đã đạt được hiệp ước khắ hậu Ờ nhưng cái giá phải trả là bao nhiêu?) ngày 15/12/2015; ―Historical step toward low-carbo future‖ (Bước đi lịch sử hướng tới tương lai cacbon thấp) ngày 14/12/2015Ầ; ―Successful Paris talks would boost global confidence‖ (Cuộc đàm phán Paris thành công sẽ thúc đẩy sự tự tin toàn cầu) ngày 30/11/2015; Ầ.

Trên Washington Post có: ―HereỔs what political science can tell us about the Paris climate deal‖ (Dưới đây là những gì khoa học chắnh trị có thể cho chúng tôi biết về thỏa thuận khắ hậu Paris) ngày 14/12/2015; ―How one word nearly killed the climate deal‖ (Làm thế nào một từ ngữ gần như giết chết thỏa thuận khắ hậu) ngày 14/12/2015; ―Climate change protests take place around the world on eve of summit‖ (biểu tình về BĐKH diễn ra trên toàn thế giới nhân hội nghị thượng đỉnh) ngày 29/11/2015; ―Kerry says climate change impacts armies as much as polar bears‖ (Kerry nói BĐKH tác động nhiều tới quân đội tới như gấu Bắc cực) ngày 11/11/2015Ầ.

Trên The Guardian có: ―Climate change deal: five reasons to be glad, five to be gloomy‖ (thỏa thuận BĐKH: năm lý do để vui mừng, năm lắ do để ảm đạm) ngày 15/12/2015; ―Paris climate change deal too weak to help poor,

critics warn‖ (Thỏa thuận BĐKH Paris quá yếu ớt để giúp đỡ người nghèo, các nhà phê bình cảnh báo) ngày 14/12/2015; ―Climate change and the continual demand for economic growth‖ (BĐKH và nhu cầu tiếp tục tăng trưởng kinh tế) ngày 14/12/2015Ầ; ―Paris climate summit in numbers‖ (Hội nghị thượng đỉnh khắ hậu Paris qua những con số) ngày 30/11/2015; ―Paris climate talks: vulnerable countries demand 1.5C warming limit‖ (Hội đàm khắ hậu Paris: các nước dễ bị tổn thương yêu cầu hạn chế nhiệt độ ấm lên 1.5 độ C) ngày 30/11/2015;Ầ.

Ở từng trang báo, số lượng tin, bài có sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL cũng tập trung vào một số tháng riêng biệt, thể hiện định hướng nội dung hay vấn đề mà tờ báo muốn quan tâm.

China Daily có số lượng tin, bài sử dụng từ khóa BĐKH và TĐNL ở tháng 6/2015 với 48 tin, bài và tháng 9/2015 với 66 tin, bài cao vượt trội hơn so với các tháng khác.

Tháng 6/2015 đã diễn ra khá nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, trong đó BĐKH là một nội dung quan trọng của các sự kiện này. Đồng thời, tháng 6 cũng là kì hạn Trung Quốc nộp kế hoạch hành động kiểm soát khắ hậu sau năm 2020. Nhiều tin bài thể hiện rõ nội dung này như: ―ChinaỔs climate control-plans to have huge international influence‖ (Các kế hoạch kiểm soát khắ hậu của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng quốc tế to lớn) ngày 27/6/2015; ―Thousands protest G7 summit‖ (hàng ngàn người phản đối thượng đỉnh G7) ngày 8/6/2015; ―G7 leaders seek global support over carbon emission reductions‖ (Lãnh đạo G7 tìm kiếm sự ủng hộ toàn cầu về cắt giảm khắ thải carbon) ngày 10/6/2015;Ầ.

Tháng 9/2015 cũng đã diễn ra nhiều sự kiện quốc tế cùng với chuyến thăm lịch sử tới Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó BĐKH là một nội dung quan trọng.

Một số tin, bài đã thể hiện điều này như: ―China and US should focus on what really‖ (Trung Quốc và Mỹ nên tập trung vào những nội dung mấu chốt) ngày 2/9/2015; ―XiỔs trip to ‗chart courseỔ for ties‖ (Chuyến đi của ông Tập định hướng cho các mối quan hệ) ngày 11/9/2015; ―China-US relations ‗gain momentumỔ‖ (Quan hệ Trung Ờ Mỹ đạt được đà tiến triển) ngày 11/9/2015Ầ.

The Washington Post có số lượng tin bài tập trung vào tháng 9/2015 với 100 tin, bài và tháng 10/2015 với 108 tin, bài cho thấy sự vượt trội so với khoảng thời gian còn lại, trung bình từ 50-70 tin, bài/tháng. Đây là khoảng thời gian nước Mỹ thể hiện sự bất đồng gay gắt giữa chủ nghĩa hoài nghi khắ hậu và những người tin rằng BĐKH là có thật. Tình hình này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Obama công bố kế hoạch giải quyết BĐKH đầy tham vọng vào tháng 8/2015, tuyên bố khắ hậu Mỹ - Trung được đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Tập Cận Bình tới Mỹ và để chuẩn bị cho sự tham dự tại COP-21. Một số tin bài thể hiện điều này như: ―Why activists are pushing a ‗supply sideỔ strategy for fighting climate change‖ (Tại sao các nhà hoạt động thúc đẩy chiến lược ‗hạ thuếỔ để chống lại BĐKH) ngày 14/9/2015; ―Why scientists are so worried about the ice shelves of Antarctica‖ (Tại sao các nhà khoa học quá lo lắng về những khối băng ở Nam Cực) ngày 12/10/2015; ―Congressional skeptic on global warming demands records from U.S. climate scientists‖ (Quốc hội hoài nghi về hồ sơ yêu cầu về TĐNL từ các nhà khoa học khắ hậu của Hoa Kỳ) ngày 23/10/2015;Ầ.

Số lượng tin, bài trên The Guardian tương đối đồng đều và với số lượng lớn trong các tháng còn lại (trừ tháng 11 và 12/2015), trung bình khoảng 100 tin, bài/tháng cho thấy thông tin có sử dụng từ khóa BĐKH, TĐNL và cả tin, bài tập trung vào vấn đề môi trường và BĐKH được dành một mảng đất khá cố định cho cả năm. Điều này cho thấy môi trường và BĐKH là những mảng nội dung chắnh của tờ báo.

2.2.2. Nội dung thông tin về vấn đề biến đổi khắ hậu trên 3 tờ báo

2.2.2.1. Chủ trương, chắnh sách các nước và tuyên bố của các tổ chức đối phó biến đổi khắ hậu

Khảo sát 3 tờ báo từ tháng 1/2015 Ờ 3/2016 có kết quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.4: Số lượng tin, bài thông tin về chủ trương, chắnh sách các nước và tuyên bố của các tổ chức đối phó BĐKH của 3 tờ báo

từ tháng 1/2015-3/2016

(Nguồn: kết quả phân tắch, phụ lục 2)

The Guardian vẫn là tờ báo có số lượng tin, bài thông tin về chủ trương, chắnh sách các nước và tuyên bố của các tổ chức đối phó BĐKH lớn nhất với 178 tin, bài Ờ vượt trội so với 67 tin, bài của The Washington Post và 42 tin, bài của China Daily.

Việc các quốc gia và các liên minh, tổ chức đưa ra được những tuyên bố, chắnh sách, kế hoạch, hoạt động để chống lại BĐKH Ờ điều mang lại lợi ắch thiết thực cho người dân là vô cùng cần thiết nhưng để những chắnh sách, kế hoạch, hoạt động ấy có hiệu quả sâu và rộng thì công chúng là đối tượng chắnh cần được hướng tới.Một số tin, bài trên 3 tờ báo đã làm tốt nhiệm vụ này như

Trên Washington Post có: ―Ecuador just created a huge new Galapagos marine reserve Ở around an island named Darwin‖ (Ecuador vừa tạo ra một khu dự trữ biển Galapagos lớn Ờ xung quanh hòn đảo Darwin) xuất bản ngày

24/3/2016. Bài viết thông tin về việc ngày 17/3/2015, chắnh phủ Ecuador công bố về kế hoạch thành lập một khu dự trữ biển mới tại quần đảo Galapagos rộng 15.000 dặm vuông, bao gồm 2 đảo Darwin và Golf và một số đảo nhỏ khác thuộc Galapagos. Khu dự trữ biển này sẽ giải quyết hạn chế của khu bảo tồn biển Galapagos (chỉ rộng 50.000 dặm vuông) được thành lập năm 2008 khi đã cấm hoạt động đánh bắt hải sản phục vụ công nghiệp nhưng chưa ngăn chặn hoạt động đánh bắt nhỏ lẻ - hiện đang diễn ra quá mức.

Tin ―Muslim leaders support Islamic declaration on climate change‖ (các nhà lãnh đạo Hồi giáo ủng hộ tuyên bố đạo Hồi về BĐKH) xuất bản ngày 18/8/2015 đề cập đến tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hồi giáo và học giả từ 20 quốc gia đã đưa ra tại hội nghị ngày 18/8/2015 ở Istanbul để đối phó với BĐKH. Nội dung tin có đoạn: Tuyên bố đã trắch dẫn nghiên cứu về biến đổi khắ hậu và sau đó đưa ra lời kêu gọi hành động: các bên tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khắ hậu cần thiết phải lập mục tiêu rõ ràng, kêu gọi các nước giàu và đang sản xuất dầu mỏ hạn chế phát thải khắ nhà kắnh vào năm 2050, và yêu cầu tất cả các quốc gia cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo hay thực thi chiến lược phát thải bằng không.

Trên The Guardian cóbài ―Obama administration pays out $500m to climate change project‖ (Chắnh quyền Obama đầu tư 500 triệu USD cho dự án BĐKH) xuất bản ngày 8/3/2016 thông tin về sự thực hiện cam kết trị giá 3 tỉ USD cho BĐKH tại thượng đỉnh Paris. Nội dung bài viết có đoạn: ỘHôm nay, Hoa Kỳ cung cấp một khoản trợ cấp trị giá 500 triệu USD cho Quỹ khắ hậu xanh", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. "Khoản trợ cấp này là bước đi đầu tiên hướng tới việc thực thi cam kết của Tổng thống Mỹ đối với gói hỗ trợ 3 tỷ USD cho GCF (Quỹ Khắ hậu xanh), và cho thấy rằng Hoa Kỳ giữ vững cam kết khắ hậu quốc tế của chúng tôi." Quỹ Khắ hậu Xanh được thành lập vào năm 2009 để giúp các nước nghèo và dễ bị tổn thương áp dụng

công nghệ năng lượng sạch và bảo vệ người dân trước các hiện tượng nước biển dâng, hạn hán và những tác động khác của biến đổi khắ hậu.

2.2.2.2. Biểu hiện của biến đổi khắ hậu

Khảo sát 3 tờ báo từ tháng 1/2015 Ờ 3/2016 có kết quả:

Biểu đồ 2.5: Số lượng tin, bài thông tin về biểu hiện của BĐKH của 3 tờ báo từ tháng 1/2015-3/2016

(Nguồn: kết quả phân tắch, phụ lục 2)

The Guardian vẫn là tờ báo có số lượng tin, bài thông tin về biểu hiện của BĐKH lớn nhất với 161 tin, bài Ờ vượt trội so với 78 tin, bài của The Washington Post và 31 tin, bài của China Daily.

Các biểu hiện của BĐKH như hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng, hiện tượng trái đất ấm dần lên, xuất hiện nắng nóng gay gắt, hạn hán, bão và lũ lụt, dịch bệnhẦ đều đã được 3 trang báo khảo sát chú ý đến và cập nhật nhanh chóng những nghiên cứu, báo cáo hay tình hình thực tế. Những thông tin này giúp độc giả hiểu rõ những sự kiện thời tiết diễn ra xung quanh mình có nguồn gốc từ đâu để nhận thức rõ hơn về BĐKH. Nhiều tin, bài về nội dung này như

Bài ―How climate change could worsen the spread of Zika virus and other infectious diseases‖ (BĐKH có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan của virus Zika và các bệnh truyền nhiễm khác) trên The Washington Postngày

21/1/2016 cho biết về sự nóng lên của Trái Đất sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của loài muỗi mang mầm bệnh cũng như thay đổi thói quen của con người và cách muỗi tiếp cận được con người để truyền bệnh. Một số thông tin như:

Sự hiện diện ngày càng tăng của vi rút Zika ở Brazil đã thu hút sự chú ý của quốc tế trong tuần qua, sau khi các báo cáo cho biết về mối liên hệ giữa virus này với các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh sau khi các bà mẹ bị nhiễm bệnh. Thông tin này đã dấy lên các khuyến cáo du lịch, hướng dẫn mới cho việc chăm sóc phụ nữ mang thai trong khi đại dịch bùng phát dữ dội và đồn đoán về nơi loài muỗi truyền bệnh sinh ra Ờ từng rất hiếm khi được nhìn thấy ở bán cầu tây cho đến mùa xuân năm ngoái - có thể có xu hướng ngược lại trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nỗ lựcnghiên cứucác kịch bản khắ hậu trong tương lai có thể ảnh hưởng đến các quần thể muỗi. Và nhiều người đã kết luận rằng một thế giới nóng lên có thể thúc đẩy sự phát triển của muỗi, cho phép chúng sinh sôi nảy nở nhanh hơn, xuất hiện sớm hơn trong mùa sinh sản, tồn tại lâu hơn và thậm chắ lây lan về phắa bắc.

Khi nhiệt độ nóng lên, chúng ta thay đổi hành vi của mình," bà (giáo sư và nhà dịch tễ học Heidi Brown, Đại học Arizona) nói. "Chúng ta có thể đi ra ngoài sớm hơn, chúng ta có thể đi ra ngoài vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Những người làm việc ngoài trời hay không làm việc ngoài trời và chúng ta sử dụng máy điều hòa không khắ và ở trong nhà - đó (quá trình truyền bệnh) là sự tổng hòa của những điều này. Các yếu tố như các loại quần áo, chúng ta lựa chọn để mặc hay là chúng ta áp dụng thuốc chống côn trùng khi ra ngoài cũng đóng một vai trò trong việc muỗi có thể tiếp cận tới chúng ta.

Trên China Daily có: ―Great Barrier Reef coral bleaching worst on record‖ (San hô Great Barrier bị tẩy trắng nghiêm trọng nhất trong lịch sử)

ngày 30/3/2016 thông tin về: (Hiện tượng tẩy trắng đối với rặng san hô Great Barrier Reef của Úc (GBR) đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất lịch sử với

Một phần của tài liệu Vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử nước ngoài hiện nay (khảo sát các báo washington post, the guardian và china daily từ tháng 12015 đến tháng 32016) (Trang 72)