điện tử
BĐKH đã đang và sẽ là thách thức toàn cầu đòi hỏi con người phải đối mặt. Tiến trình phát triển của xã hội chiếm tới 90% nguyên nhân gây ra BĐKH. Hiện tại, trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với tốc độ rất nhanh, với chiều hướng có thể còn nhanh hơn nữa. Tháng 1/2016 được đánh giá là nóng nhất trong 137 năm qua, theo số liệu công bố ngày 17/2 của Cơ quan Khắ quyển và Đại dương quốc gia Australia. Tuy nhiên, hiện tượng TĐNL chỉ là một biểu hiện của BĐKH. BĐKH còn thể hiện ở nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác như: băng tan, mực nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, giảm đa dạng sinh học, hủy diệt hệ sinh tháiẦ.
Do đó, với những ưu thế vượt trội của mình về khả năng đa phương tiện, tắnh tức thời và phi định kỳ, tắnh tương tác, BMĐT đang thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong việc nâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả từ BĐKH cho công chúng. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa như hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động thông tin về BĐKH trên BMĐT sao cho hiệu quả truyền thông được tốt nhất.
Thứ nhất, BMĐT phải thông tin phản ánh đúng thực trạng diễn biến BĐKH tại các quốc gia và trên toàn cầu hiện nay, đảm bảo tắnh chân thực khách quan.
Tránh thông tin không chắnh xác, sai lệch đặc biệt là những thông tin dự báo cảnh báo khắ tượng thủy văn vì có thể gây thiệt hại trực tiếp về người và tài sản của người dân. Tránh thông tin không trọn vẹn, sát thực tiễn diễn
biến BĐKH. Do bối cảnh báo chắ tại Mỹ, Anh và Trung Quốc, vấn đề BĐKH gắn liền với sự phát triển kinh tế, chắnh trị trong khi các nhà báo, cơ quan báo chắ có thể đại diện cho tiếng nói của các chắnh đảng khác nhau nên việc thông tin về BĐKH có thể trở thành một nội dung quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của các ứng viên và đảng phái.
Thứ hai, thông tin về vấn đề BĐKH trên BMĐT phải cập nhật nhanh, kịp thời đảm bảo tắnh thời sự.
Đối với việc thông tin, tuyên truyền về BĐKH, yếu tố thời sự, cập nhật có ý nghĩa quan trọng bởi thiên tai, hạn hán, lũ lụtẦđặc biệt là diễn biến của các hiện tượng về thời tiết người dân cần được biết ngay lập tức càng nhanh càng tốt. Có thông tin nhanh, kịp thời thì người dân mới tránh, hoặc giảm thiểu được những hậu quả, thiệt hại do BĐKH gây ra. Tắnh thời sự và cập nhật chắnh là điều kiện cần thiết để công chúng nắm bắt thông tin kịp thời và có ứng xử phù hợp.
Thứ ba, thông tin về vấn đề BĐKH trên BMĐT càng thiết thực, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tắch bao nhiêu nó càng thu hút được sự quan tâm, chú ý của độc giả bấy nhiêu.
Nhất là những thông tin gắn với các địa phương cụ thể, thông tin về những hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn hán, thiên tai, bão lũ... Có những thông tin thu hút được sự quan tâm của đối tượng nhờ tắnh nhạy cảm của nó, vắ dụ: việc phát triển các dự án kinh tế bất chấp các hậu quả về môi trường; cũng có những thông tin mới lạ gây bất ngờ cho đối tượng như: nhiều người không hình dung được việc mình vứt một mẩu giấy ra đường hoặc sinh thêm một đứa con lại là nguyên nhân dẫn đến BĐKH. Bởi trên thế giới có hơn 7 tỷ người nếu mỗi người vứt một mẩu giấy sẽ tạo ra một bãi rác khổng lồ và nếu mỗi phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ có thêm một đứa con không chỉ làm bùng nổ dân số mà còn kéo theo một lượng khắ CO2 lớn thải vào môi trường.
Thứ tư, thông tin về vấn đề BĐKH phải phát huy được thế mạnh đa phương tiện của loại hình BMĐT.
BMĐT còn được gọi là loại hình báo chắ truyền thông đa phương tiện có thể đồng thời tắch hợp nhiều hình thức thông tin từ báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo ảnh...
Trên một tác phẩm BMĐT, độc giả có thể tiếp nhận thông tin bằng cả cách đọc, nghe và xem. Ngôn ngữ đa phương tiện của BMĐT đã tạo ra hiệu quả vượt bậc khiến công chúng vừa thu nhận được lượng thông tin phong phú, hấp dẫn, vừa cảm thấy hài lòng khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của mình. Nếu xét đến tốc độ của thông tin thì BMĐT cũng có ưu thế hơn hẳn so với các loại hình báo chắ khác.
Cùng một vấn đề về BĐKH, một trang BMĐT có thể cùng một lúc cung cấp cho người đọc một bài báo viết, một bức ảnh như trên báo in, một đoạn nhạc, một video Ờ clip hay một phóng sự bằng hình ảnh, âm thanh hấp dẫn như trên truyền hình.
Những đặc điểm trên của BMĐT đã chứng tỏ được sự tối ưu của nó so với các loại hình báo chắ khác. Do đó, BMĐT đang trở thành xu hướng truyền thông mới của nhân loại nói chung và việc tuyên truyền về BĐKH nói riêng.
Thứ năm, thông tin về vấn đề BĐKH trên BMĐT cần phát huy tắnh tương tác cao với độc giả.
Tắnh tương tác của BMĐT là khả năng phản hồi, trao đổi thông tin nhanh chóng và tức thời của công chúng BMĐT với tờ báo, tác giả. Tương tác có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động báo chắ, bao gồm hoạt động thông tin về vấn đề BĐKH.
Đối với các tòa soạn BMĐT, việc tận dụng lợi thế về tắnh tương tác không những đưa người đọc vào thế giới thông tin một cách nhanh nhất,
thuận tiện nhất, mà còn tạo điều kiện cho họ tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, thu hẹp dần khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và bạn đọc.
Internet và nhiều tiện ắch của nó cũng cho phép tòa soạn tổ chức nhiều phương thức, nhiều công cụ hỗ trợ tương tác với bạn đọc. Hệ thống thư điện tử (E Ờ Mail) giúp người đọc có thể góp ý, phản hồi, thắc mắcẦtrực tiếp về mọi vấn đề, từ chắnh trị, văn hóa, xã hội, môi trường, BĐKH Ầ đến địa chỉ mail của mỗi cơ quan báo chắ. Các box phản hồi (Comment) đặt ngay dưới nội dung các bài viết. Thông qua các ý kiến nhận xét, bình luận, góp ý, tòa soạn có thể định hướng thông tin tuyên truyền, phát hiện ra vấn đề hoặc tiếp tục đi sâu vào các nội dung mà bạn đọc quan tâm, thắc mắc. Các cuộc giao lưu, bàn tròn trực tuyến (online seminars) đã tạo cơ hội để nhiều bạn đọc cùng lúc có thể tham gia đặt câu hỏi, bày tỏ chắnh kiến của mình đối với nhân vật về vấn đề quan tâm.
Các diễn đàn mở góp phần thu hút sự quan tâm, cùng trao đổi, góp phần tạo ra sự liên kết chặt chẽ, đa chiều giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả với nhau.
Phản hồi qua đường dây nóng, qua đường thư tắn vẫn phát huy hiệu quả đối với BMĐT. Bình chọn, thăm dò dư luận để thu thập thông tin về nhiều vấn đề, lĩnh vực, về chắnh tờ báo mạng mà bạn đọc đang truy cập.
Đối với mỗi tòa soạn báo, hoạt động tương tác góp phần giúp các cơ quan báo chắ nói chung, mỗi nhà báo nói riêng hiểu hơn về công chúng và nhu cầu, thị hiếu của họ về mọi khắa cạnh của cuộc sống. Đối với vấn đề BĐKH, tòa soạn và nhà báo có thể tìm ra phương thức thông tin hiệu quả hơn để thu hút được nhiều sự chú ý nhất của công chúng.
Còn đối với công chúng, hoạt động tương tác giúp họ ―gần‖ hơn với cơ quan báo chắ. Họ được bày tỏ quan điểm, cung cấp thông tin, góp ý kiến phản hồi ngay sau khi bài báo được đưa lên mạng Internet. Về vấn đề BĐKH, độc
giả có thể có thêm nhiều thông tin mình cần hoặc yêu cầu tòa soạn giải đáp, cung cấp kiến thức mình chưa hiểu để nắm rõ vấn đề hơn.
Thứ sáu, thông tin về vấn đề BĐKH trên báo mạng điện tử phải hấp dẫn, sinh động, tạo được hứng thú cho công chúng của mình.
Tạo hứng thú tiếp nhận thông tin là tiền đề quan trọng cho việc lĩnh hội những tri thức về BĐKH. Sự hứng thú lại được hình thành bởi nhiều yếu tố, như: cách lựa chọn thông tin, ý tưởng về mục đắch truyền thông của thông tin, phương pháp trình bày, cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ báo mạng của người làm báo... Đối với cách tác giả lựa chọn thông tin nhất thiết đó phải là các thông tin có giá trị cao và thiết thực cho việc truyền thông về BĐKH và bảo vệ môi trường; phải phục vụ được mục đắch tuyên truyền, ngoài ra còn đảm bảo được mục đắch cảnh báo, dự báo. Nghĩa là thông tin phải mang góc độc phản ánh tắch cực. Phương pháp trình bày chắnh là cách thức cách kết cấu, trình bày tác phẩm báo chắ có nhiều thành phần như tắt, sa pô, chắnh văn, ảnh, đồ họa, video, audio, hộp dữ liệu...một cách sinh động hấp dẫn, và tạo điều kiện cho công chúng tiếp nhận thông tin về BĐKH một cách nhanh nhất.
Cách sử dụng ngôn ngữ của BMĐT vừa mang trong mình đầy đủ những tắnh chất ngôn ngữ báo chắ nói chung như: tắnh chắnh xác, tắnh thời sự, tắnh ngắn gọn, tắnh đại chúng... Song bên cạnh đó, ngôn ngữ BMĐT cũng có một số nét đặc trưng riêng biệt: ngôn ngữ đa phương tiện, thể hiện tắnh hội nhập cao nhưng vẫn đảm bảo sự rõ ràng, ngắn gọn, cô động thông tin, dễ hiểu, gần gũi không trùng lặp, khô khan, lối viết hấp dẫn, sinh động phong phú.
Vì BĐKH là một vấn đề nặng về hướng nghiên cứu khoa học, số liệu nhiều vô cùng nên nếu không có cách viết khéo léo, không sáng tạo sẽ dễ cảm thấy khô khan cứng nhắc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp nhận thông tin và cảm xúc của công chúng.
Chắnh vì thế, khi người viết lựa chọn được thông tin cần thiết để tuyên truyền thì viết như nào để thể hiện được ý tưởng của mình, trình bày ra sao để tận dụng tối đa thế mạnh của loại hình báo mạng điện tử là hết sức quan trọng. Vắ dụ như: cũng là các thể hiện hậu quả về BĐKH gây ra cho cuộc sống của con người thay vì lựa chọn dẫn chứng các số liệu về thiệt hại thì nhà báo chọn cách tiếp cận từ một trường hợp cá nhân, hộ gia đình chịu thiệt hại nặng nề nhất nói về sự khó khăn của họ, từ đó nhân rộng số hoàn cảnh mảnh đời cũng đang chịu nhiều bất hạnh từ sự giận dữ của bà mẹ thiên nhiên. Sau đó, lồng việc định hướng giáo dục người dân về nguyên nhân và cách ứng phó với BĐKH góp phần giảm thiệt hại do BĐKH gây ra, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Thứ bảy, thông tin về vấn đề BĐKH trên BMĐT phải đảm bảo tắnh kế hoạch và liên tục
Để thực hiện tốt công tác thông tin về BĐKH trên BMĐT thì các tòa soạn cần phải xây dựng có các nhà báo chuyên trách và kế hoạch thông tin bài bản phù hợp với từng thời điểm trong năm.
Do BĐKH là một vấn đề toàn cầu, cần sự chung tay ứng phó của tất cả các quốc gia nên chiến lược truyền thông về BĐKH phải có tầm nhìn dài hạn.
Với các sản phẩm báo mạng có tắnh phi định kỳ thông tin về BĐKH thì xác định kế hoạch thông tin, tuyên truyền một cách khoa học sẽ đảm bảo được hiệu quả thiết thực. Vắ dụ: vào mùa mưa thì việc thông tin phải bám vào các bản tin dự báo thời tiết để cảnh báo người dân về mưa lũ có thể xảy ra và nguy cơ tác động của nó đến đời sống dân sinh. Từ đó người dân sẽ chủ động trong việc phòng tránh góp phần giảm thiểu những thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Bên cạnh đó, việc thông tin, tuyên truyền về BĐKH phải mang tắnh liên tục để các cơ quan quản lý và người dân có phương án và giải pháp ứng phó với BĐKH cũng như giảm thiểu tác động của nó đến đời sống dân sinh. Đồng
thời, thông tin liên tục sẽ tạo hiệu ứng tác động đến nhận thức của người dân mạnh mẽ hơn tránh việc ồ ạt đưa nhiều thông tin vào thời điểm có bão lũ hay thiên tai xẩy ra nhưng sau khi sự việc kết thúc thì không tiếp tục thông tin. Vắ dụ: thông tin về một cơn bão thì phải thông tin liên tục về hướng đi, cấp độ, sức mạnhẦ của cơn bão để các cơ quan quản lý, người dân có phương án phòng tránh kịp thời.
1.5. Ƣu thế của báo mạng điện tử trong thông tin về vấn đề biến đổi khắ hậu
Internet đã tạo ra môi trường để BMĐT ra đời. Trải qua thời gian dài, BMĐT đã được đặt đúng với quy luật phát triển. ―Báo điện tử có tác dụng hơn hẳn các loại hình báo chắ truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia.‖
Có thể nói rằng BMĐT Ờ kết quả của sự tắch hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của Internet và sự tắch tụ ưu thế của các loại hình báo chắ truyền thống đã đem lại những giá trị rất lớn cho xã hội, người dân.
Một số ưu thế của BMĐT như:
Thứ nhất, BMĐT có những lợi thế về dung lượng truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có được.
BMĐT không bị giới hạn, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Vì vậy, nó có thể cung cấp một lượng thông tin rất lớn, phong phú và chi tiết. Lợi thế này giúp cho tất cả thông tin về BĐKH ở tất cả mọi nơi, trên tất cả mọi khắa cạnh được truyền tải đa dạng, sống động thông qua nhiều chi tiết cụ thể.
Ngoài ra những thông tin này c n được BMĐT xâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của độc giả.
Không những thế, thông tin trên BMĐT còn được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mụcẦtạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.
Các thông tin về BĐKH cũng được xâu chuỗi, liên kết một cách logic khoa học,gần đây nhất như chủ đề về Thượng đỉnh khắ hậu COP-21, tình trạng nắng nóng kéo dài tại các nước châu Á do ảnh hưởng của BĐKHẦ giúp độc giả dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận thông tin.
Thứ hai, BMĐT không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lắ nên thông tin được truyền tải khắp toàn cầu và nội dung thông tin cũng không bị giới hạn
Điều này tạo điều kiện cho người đọc từ bất cứ đâu, dù là thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xamiễn là nơi đó có đường dây điện thoại, di động hay phủ sóng vệ tinh tiếp cận được thông tin trên khắp thế giới. Ở các quốc gia phát triển, với hạ tầng viễn thông phủ rộng khắp với chất lượng ngày càng được nâng cao, người dân chỉ cần một sợi cáp nối tới nhà là họ có thể có tất cả các dịch vụ trong đó, từ điện thoại, truy cập Internet băng thông rộng và xem truyền hình (truyền hình trực tuyến, truyền hình cáp hay truyền hình kĩ thuật số). Vượt qua mọi rào cản về phương tiện vật chất, về địa giới hành chắnhẦ tất cả các thông tin ngay sau khi được đăng tải đều có mặt khắp năm châu. Với lợi thế này, BMĐT trở thành một phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động, trực tiếp và thu hút được số lượng công chúng hết sức đông đảo. BMĐT và chỉ có BMĐT mới có khả năng to lớn này.
Đối với hoạt động thông tin về vấn đề BĐKH, việc xây dựng một hệ thống kiến thức toàn diện vềtất cả các khắa cạnhcủa BĐKH trên toàn thế giới là vô cùng cần thiết, tạo căn cứ cho giới học giả hoạch định những chắnh sách chống BĐKH cũng như gia tăng sự liên kết hợp tác vì lợi ắch chung.