lỏng (Liquid Crystal Display – LCD). Được dùng từ
những năm 70 như là màn hình hiện số cho đồng hồ điện tử, ngày nay màn hình tinh thể lỏng được dùng trong các máy đo hiện số, nhiệt kế, và màn hình cho máy tính xách tay. LCD còn được dùng để làm màn hình ti vi bỏ túi. Trong tất cả các ứng dụng này, sự sắp xếp của các phân tử bên trong tinh thể và do do đó tính chất quang học của tinh thể, được thay đổi bằg cách đặt vào một điện trường. Bởi vì LCD chỉ
cần dòng rất nhỏ, chúng là lưạ chọn tối ưu cho mọi loại thiết bị điện tử dùng pin. Một LCD điển hình làm từ vật liệu tinh thể lỏng có phân tử hình que với moment lưỡng cực điện hướng dọc theo trục phân tử. Một lớp mỏng vật liệu này được kẹp giữa điện cực trong suốt và tấm lọc phân cực (Hình P.2102). Hai tấm phân cực được đặt vuông góc với nhau. Hai bề mặt được xử lý sao cho các phân tử song song với bề mặt nhưng quay một
góc 90o từ đỉnh xuống đáy khi không có điện thế giữa các điện cực. Ánh sáng tới trên màn hình được phân cực thẳng bởi tấm phân cực thứ
nhất. Khi ánh sáng đi qua lớp tinh thể lỏng, mặt phẳn phân cực quay một góc 90o. Ánh sáng đi qua tấm phân cực thứ hai, đập vào tấm phản xạ rồi phản xạ trở lại hệ thống.
Khi có hiệu điện thế đặt vào tinh thể lỏng, các phân tử quay theo hướng điện trường. Mặt phẳng phân cực của ánh sáng sau khi qua tấm phân cực không được quay nữa. Do đó, tấm phân cực thứ hai sẽ không cho ánh sáng qua. Nếu màn hình dạng đoạn được dùng, các đoạn có điện thế sẽ trở nên tối trên nền sáng. Nếu đặt hai tấm phân cực song song nhau, thì các số sẽ hiện sáng trên nền tối.
Lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm