Nơi ở của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

So với những cấp học dưới, đại học là một trải nghiệm rất mới mẻ và thú vị. Đây là giai đoạn quan trọng cho cuộc sống tự lập của sinh viên sau này. Chọn ra một nơi ở phù hợp cho việc học tập, nghỉ ngơi là điều mà sinh viên nào cũng phải cân nhắc kỹ càng.

Đối với các bạn sinh viên đang học tập ở TP.HCM đa số sẽ lựa chọn ở ký túc xá, phòng trọ, nhà riêng, nhà của người thân (bố mẹ, họ hàng…)

17

Và trong những dạng này,chủ yếu sinh viên sẽở nhiều nhất là nhà của gia đình (bố mẹ, người thân) với 37,5%, phòng trọ với 29,4%, ký túc xá 26,9% và chỉ có khoảng 6,3% sinh viên ở nhà riêng tại TP.HCM (Xem bảng 1.6)

Bảng 1.6. Nơi ở hiện tại của sinh viên

Nơi ở hiện tại Sốlượng Tỷ lệ %

Ký túc xá 43 26,9

Phòng trọ 47 29,4

Nhà của gia đình (ba mẹ, người thân) 60 37,5

Nhà riêng 10 6,3

Tổng 160 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài luận văn

Sở dĩ ký túc xá, nhà trọ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất, vì ưu điểm nổi bật nhất của ký túc xá là sự đảm bảo về an ninh, nơi đây được sự quản lý cẩn thận của cán bộtrường, có quy định chung cụ thể và tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc ở nhà trọ. Sinh viên sống trong ký túc xá, các bạn sẽ được gần gũi với các bạn trong lớp, khoa và trường của mình. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên khi ở ký túc xá rất tiện lợi trong việc trao đổi, giao lưu học tập, dễ dàng tham gia vào các hoạt động giúp tăng khảnăng giao tiếp, các mối quan hệ, thậm chí là các kĩ năng cần thiết qua các hoạt động như: sinh nhật bạn bè (cả của mình), sinh hoạt câu lạc bộ, hội đồng hương, nhóm học tập…Đây còn được gọi là ngôi nhà chung thân thiện, lành mạnh và tràn đầy năng lượng. Còn nếu sinh viên là người yêu thích sự tự do thì ở nhà trọ là một sự lựa chọn sáng suốt. Các bạn sinh viên có thể thoải mái đi làm thêm ca tối hoặc đi chơi cùng bạn bè mà không cần phải e ngại về giờ giấc.

18

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trên cơ sở hệ thống các tài liệu cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu vềĐTTM ở cảtrong và ngoài nước đã làm rõ những cơ sởđể thực hiện nghiên cứu thực tiễn, từ đó giúp tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu, giúp mô tả chi tiết những đặc điểm gia đình và cá nhân của sinh viên bao gồm giới tính, khối ngành, năm học, quê quán, nơi ở, kinh tế gia đình, …

Trong chương 2, tác giả sẽđi sâu vào cơ sở lý luận và thực trạng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên, từ đó phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay.

19

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)