Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 36)

Các biến số

Biến phụ thuộc: Quan hệ xã hội của sinh viên. Biến sốnày được triển khai trên ba khía cạnh cụ thể là quan hệgia đình (cha mẹ, anh chị, họhàng, người thân), quan hệ cá nhân (bạn bè, thầy cô), quan hệ nhóm xã hội (cộng đồng, tổ chức, dịch vụ, các nhóm trên mạng xã hội) được tạo lập thông qua giao tiếp gồm hình thức trực tiếp (gặp gỡ) và gián tiếp (ĐTTM, email, mạng xã hội, nhắn tin).

Biến can thiệp: Các yếu tố cá nhân của sinh viên và gia đình (giới tính, quê quán, năm học, nơi ở, khối ngành, kinh tếgia đình)

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Giới tính, khối ngành, năm học, quê quán, nơi ở, kinh tếgia đình

SỬ DỤNG ĐTTM - Lý do sử dụng - Mục đích sử dụng - Tình huống sử dụng - Thời gian sử dụng CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

GIAO TIẾP TRỰC TIẾP GIAO TIẾP GIÁN TIẾP

- Gia đình - Gia đình - Bạn bè - Bạn bè

- Thầy cô - Thầy cô

- Nhóm xã hội khác - Nhóm xã hội khác

25

Tiểu kết chương 2

Tóm lại, chủ đề về ĐTTM là một trong những chủ đề đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều thời gian qua. Từ đó, những dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu với quy mô lớn đó đã trở thành những trang thông tin đáng tin cậy để tác giả tham khảo sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Vì thế, qua tổng quan tình hình nghiên cứu tác giả đã từng bước đi sâu vào những cơ sở lý luận, những khái niệm cơ bản và thao tác hóa các khái niệm có liên quan như: khái niệm ĐTTM, quan hệ xã hội. Ngoài ra, đối với đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến quan hệ xã hội của sinh viên có thể ứng dụng nhiều lý thuyết, tuy nhiên tác giả chỉ sử dụng, phân tích và ứng dụng lý thuyết chính yếu là Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory), từđó đã phần nào lý giải những vấn đề của đề tài.

26

Chương 3

THC TRNG CA VIC S DỤNG ĐIỆN THOI THÔNG MINH CA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HC M TP.HCM

Với sự phát triển và lan rộng của công nghệ số đã trở nên quen thuộc và làm thay đổi một sốphương diện của cuộc sống, mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho con người. Và với dòng chảy công nghệ hiện nay, sản phẩm nào càng thông minh, càng có nhiều tiện ích thì càng chiếm ưu thế [32]. Chính vì vậy, không thể không nhắc đến ĐTTM – một công cụ mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối Internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục gần như mọi lúc mọi nơi. Do đó, nhu cầu sử dụng ĐTTM của sinh viên rất đa dạng và phong phú. Trong môi trường hoàn toàn mở, không giống như môi trường ở phổ thông, sinh viên không còn bị giới hạn chỉ trong môi trường gia đình và nhà trường nữa mà còn tham gia vào mạng xã hội thông qua bạn bè, nhóm, cộng đồng… qua các loại phương tiện truyền thông khác và nhất là thông qua ĐTTM– một phương tiện truyền thông phổ biến nhất hiện nay [35].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 36)