Đối với đề tài nghiên cứu vềảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTMđến quan hệ xã hội của sinh viên có thể ứng dụng nhiều lý thuyết, tuy nhiên tác giả sử dụng lý thuyết chính yếu là Lý thuyết trao đổi xã hội (Social Exchange Theory)
Lý thuyết trao đổi xã hội ra đời nhằm mục đích lý giải và thấu hiểu các cấu trúc xã hội trên cơ sở phân tích các quá trình xã hội điều tiết các quan hệ xã hội giữa con người cũng như các nhóm xã hội với nhau [21]. Peter Paul cho rằng cần phải nghiên cứu tương tác mặt đối mặt để xây dựng nhận thức cấu trúc xã hội cũng như sự phát triển của nó. Tương tác xã hội là cơ sởđể tạo ra các quan hệ xã hội để từđó
22
hình thành cấu trúc xã hội. Quá trình tương tác xã hội là quá trình trao đổi giữa các cá nhân cũng như các nhóm xã hội để xây dựng các quan hệ xã hội với tư cách là rường cột của các cấu trúc xã hội [29, tr.8]. Hay nói cách khác, ông tập trung vào tìm hiểu cuộc sống xã hội được tổ chức như thế nào trong một cấu trúc phức tạp của các cá nhân.
Cá nhân là những người lý tính, hướng đến tương lai, những người luôn cân nhắc lợi ích trước khi hành động, vì thế họ sẽ gắn kết với nhau vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi hành động các cá nhân sẽ luôn hướng tới lợi ích của mình, hành động đó phải đáp ứng lợi ích và nhu cầu lẫn nhau. Nếu như hành động đó chỉ có lợi từ một bên, sự trao đổi không còn cân bằng nữa thì quan hệ giữa họ sẽ trở nên kém bền vững, có thể bị phá vỡ hoặc buộc phải dừng lại. Vì vậy, trao đổi cung cấp một động cơ thúc đẩy trong mỗi người. Con người tương tác với nhau bởi vì con người cần mọi thứ như tình yêu, sự giúp đỡ, tiền bạc, sự thoải mái, thông tin... từ người khác, và tương tác là có động cơ thúc đẩy vì mong muốn đạt được hạnh phúc.
Vận dụng lý thuyết trao đổi xã hội vào nghiên cứu, chúng ta thấy được việc sử dụng ĐTTM đã làm thay đổi các mối quan hệ giữa các cá nhân. Bởi vì hiện nay, công nghệ truyền thông mới đã hòa nhập vào xã hội ngày nay và đã dẫn đến những thay đổi lớn về mặt xã hội. ĐTTM dần phát triển và trở thành một công cụ liên lạc và kết nối vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thểhơn, như trong bài nghiên cứu “The impact of Smartphones and mobile devices on human health and life” [38, tr.15] của tác giảLeonid Miakotko đã có một cuộc phỏng vấn sâu với câu hỏi: “ĐTTM có ý nghĩa gì với bạn” – “Nó có nghĩa là tất cả mọi thứcho tôi… sức khỏe của tôi, ngân hàng của tôi, mua sắm của tôi, công việc của tôi và cuộc sống của tôi” - Alberto trả lời. Như vậy, ĐTTM luôn sẵn sàng mang đến niềm vui và chúng ta có thể làm tất cả những điều mình muốn. Chính yếu tố đó đã khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn vì được làm hộ mọi thứ, dần quên đi hết những gì phức tạp trong việc duy trì các mối quan hệ của mình, và cuối cùng chúng ta sẽ thờ ơ hẳn với chúng. Khi đó, những người trong những mối quan hệ đó sẽ không còn cảm thấy vui vẻ nữa vì không thể tiếp tục khi không có sự liên kết, không có sựtrao đổi, tâm
23
sự, hay tự do cười nói… hay họ sẽ bắt đầu sử dụng nhau để tự yên tâm về bản thân thay vì cho những mối quan hệ. Và khi ta sử dụng nhau để tự yên tâm về bản thân, chúng ta thực sự chỉ nhặt nhạnh và lựa chọn ở trong nhau những điểm ta thấy là dùng được, tương tác được. Sau một thời gian họ sẽ lần lượt tách rời đểđi tìm kiếm những mối quan hệ tốt hơn mà có thể giúp họ thỏa mãn tinh thần và phù hợp với nhu cầu của họ.