nghiệp xây lắp
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Sau khi khảo sát, thu thập đ−ợc những thông tin cần thiết, ta cần phải lập kế hoạch kiểm toán chung và kế hoạch kiểm toán chi tiết.
- Từ mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán cần xác định mục đích, yêu cầu cụ thể đối với việc kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số liệu về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chỉ ra và góp ý với các đơn vị đ−ợc kiểm toán sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm, đề xuất với các cơ quan Nhà n−ớc những kiến nghị sửa đổi, cải tiến chế độ quản lý tài chính kế toán.
- Nội dung kiểm toán: trong các nội dung kiểm toán báo cáo tài chính, nội dung đ−ợc xác định là quan trọng bậc nhất là kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ph−ơng pháp kiểm toán:
Căn cứ các nội dung kiểm toán để xác định ph−ơng pháp kiểm toán thích hợp đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, kiểm toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp.
- Bố trí nhân sự:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã đ−ợc phê chuẩn, Tr−ởng đoàn kiểm toán và tổ tr−ởng tổ kiểm toán bố trí và phân công thực hiện kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho các kiểm toán viên và cần phải xác định sự kết hợp giữa các kiểm toán viên thực hiện các nhiệm vụ này để đảm bảo công tác kiểm toán doanh thu, chi phí đ−ợc tiến hành song song theo các công trình và có sự kiểm tra, đối chiếu lẫn nhau để có đ−ợc một kết quả kiểm toán khách quan.