Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp của kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp (Trang 81 - 82)

nghiệp xây lắp

2.1. sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp của kiểm toán

kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp của kiểm toán nhà n−ớc

2.1.1. Sự cần thiết

KTNN Việt Nam ra đời là một yêu cầu tất yếu của xu thế đổi mới, là sự đòi hỏi khách quan của cơ chế thị tr−ờng trong công cuộc xây dựng nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Là một bộ phận của nền kinh tế, việc hình thành và phát triển ngành kiểm toán vừa là một tất yếu khách quan của kinh tế thị tr−ờng vừa là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính công, góp phần đảm bảo phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính Nhà n−ớc và tài sản công một cách hợp lý.

Mặt khác, KTNN Việt Nam ra đời là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần vào quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Vì vậy, củng cố và tăng c−ờng hoạt động KTNN, nâng cao vai trò và chất l−ợng hoạt động kiểm toán đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc coi trọng và đ−ợc khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Nâng cao địa vị pháp

KTNN Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Là cơ quan mới không có tổ chức tiền thân, ch−a có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà n−ớc, nên gặp không ít khó khăn từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến công tác chuyên môn, cơ sở pháp lý cho hoạt động....

Tuy nhiên, kết quả kiểm toán những năm qua phần nào chứng tỏ đ−ợc những b−ớc đi đúng đắn của KTNN. Hoạt động kiểm toán của KTNN đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý tài chính ngân sách. Thông qua kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà n−ớc sửa đổi bổ sung những bất cập về chính sách chế độ, từ đó tạo điều kiện, thúc đẩy việc chấp hành kỷ luật chi tiêu tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia.

Bên cạnh những thành tựu đạt đ−ợc, trong hoạt động kiểm toán cũng còn những hạn chế cần khắc phục không chỉ là nâng cao hiệu lực pháp lý, hoàn thiện và phát triển về hệ thống tổ chức, tăng c−ờng cơ sở vật chất kỹ thuật mà cả về chất l−ợng hoạt động nghiệp vụ kiểm toán.

Nhìn chung, chất l−ợng kiểm toán còn hạn chế, đa số các KTV mới dừng lại ở việc chú trọng xác định độ tin cậy của số liệu. Tính phân tích tổng hợp về các mặt hoạt động của đơn vị đ−ợc kiểm toán từ đó làm cơ sở hình thành ý kiến đánh giá nhận xét và kiến nghị ch−a ngang tầm với mục tiêu hoạt động của cơ quan KTNN. Các phát hiện nhìn chung còn mang tính đơn lẻ nghiệp vụ đơn thuần, ch−a đi sâu, tập trung những vấn đề lớn để làm cơ sở kiến nghị những vấn đề có tính vĩ mô giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Nhà n−ớc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý. Đội ngũ KTV còn thiếu và trình độ ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất l−ợng kiểm toán.

Để nâng cao chất l−ợng và hiệu quả hoạt động kiểm toán nói chung và Kiểm toán DNNN nói riêng (trong đó có kiểm toán các DNXL) đòi hỏi KTNN cần tăng c−ờng công tác kiểm tra, soát xét chất l−ợng kiểm toán, chỉ đạo nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán, trong đó hoàn thiện kiểm toán doanh thu, chi phí, kết quả SXKD trong các DNXL là một công việc quan trọng và cấp thiết, là một khâu quan trọng trong việc chống thất thoát trong lĩnh vực XDCB.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)