8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng tập thể chi đoàn thanh niên tự quản ở trường THPT
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Phát huy vai trò tự giáo dục của ĐVTNđể biến quá trình rèn luyện đoàn viên, học sinh thành quá trình tự rèn luyện của họ. Việc xây dựng tập thểchi đoàn tự quản chính là giúp ĐVTN phát huy năng lực độc lập sáng tạo, ý thức tự giác và tinh thần đấu tranh phê phán những biểu hiện xấu, biểu hiện tiêu cực trong nhà trường, phát huy quyền dân chủ của mỗi ĐVTN.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng những tập thể chi đoàn mà trong đó mỗi ĐVTN đều có ý thức tự giác, có tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện để cùng tiến bộ; biết phê phán những thói xấu, những biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội tác động vào nhà trường, góp phần tạo nên một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh.
- Hình thành được ý thức tự quản của các ĐVTN cả ở trên lớp, ở nhà, trên đường đi học cũng như trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tích cực tuyên truyền trong ĐVTNđịnh hướng xây dựng tập thểchi đoàn tự quản, tổ chức xây dựng điển hình tập thểchi đoàn tự quản để nhân rộng ra toàn trường. Đặc biệt, cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn trong các tập thể chi đoàn tự quản.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
* Đối với CBQL của trường THPT:
- Đối với BGH nhà trường: Tập trung chỉ đạo xây dựng tập thể lớp - chi đoàn HS mà trong đó mỗi đoàn viên, học sinh đều có ý thức tự giác, có tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện để cùng tiến bộ.
- Đối với Bí thư Đoàn trường và Bí thư Chi đoàn:
+ Xây dựng BCH chi đoàn gồm đoàn viên, học sinh gương mẫu, tích cực, có ý thức với tập thể và có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Thành lập các nhóm bạn, đôi bạn cùng tiến, bạn giúp bạn vượt khó... + Phối hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tích cực tổ chức các hoạt động mang tính tập thểcao như cắm trại, thểthao, văn nghệ, tham quan… để phát huy trí tuệ tập thể, khuyến khích sựđóng góp công sức của mọi người và sự hỗ trợ giữa các đoàn viên, học sinh với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung, của lớp, của chi đoàn, đây cũng là cơ hội thể hiện mình cũng như tăng thêm đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân trong tập thểchi đoàn HS.
+ Đổi mới trong sinh hoạt chi đoàn, tăng cường nêu gương ĐVTN học tốt, rèn luyện tốt, có hành vi đạo đức và chỉ ra, phê phán những hành vi vi phạm đạo đức của ĐVTN trong trường.
* Đối với ĐVTN:
Tích cực tham gia các hoạt động mang tính tập thể cao như cắm trại, thể thao, văn nghệ, tham quan… để phát huy trí tuệ tập thể, khuyến khích sựđóng góp công sức của mọi người và sự hỗ trợ giữa các đoàn viên, học sinh với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung, của chi đoàn, đây cũng là cơ hội thể hiện mình cũng như tăng thêm đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân trong tập thểchi đoàn HS.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm và Ban chấp hành Đoàn trường, Ban chấp hành chi Đoàn để thường xuyên trao đổi thông tin phản hồi và có biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời.
- Phối hợp với các GV chủ nhiệm để thường xuyên theo dõi, tổng kết hoạt động tự quản của ĐVTN qua mỗi tuần, mỗi quý, mỗi học kì.
- Cần có những hình thức thi đua, khen thưởng tích cực và hợp lý đối với các Chi Đoàn, các cá nhân có ý thức tự rèn luyện đạo đức.
- BGH, Ban chấp hành Đoàn trường cùng với GV chủ nhiệm phải thường xuyên quan tâm, chỉđạo sát sao trong việc lựa chọn ĐVTN làm Bí thư Chi Đoàn có đủ năng lực, trình độ và nhiệt tình trong công việc; hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho Đoàn hoạt động và chế độ đãi ngộ (như miễn giảm học phí) cho cán bộ Đoàn là học sinh.
- Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng học sinh kế cận làm công tác Bí thư Đoàn trường và năng lực quản lý cho lực lượng TN.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT