Phân tích kết hợp ABC/VEN

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện tiên du tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 51)

Bảng 3.18. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích kết hợp ABC/VEN

Nhóm thuốc Số khoản mục % khoản mục Giá trị sử dụng (1000.VNĐ) % giá trị sử dụng A V 7 2,08 1.235.433 4,73 E 44 13,06 17.571.984 67,22 N 6 1,78 1.527.829 5,84 B V 9 2,67 865.792 3,31 E 50 14,84 1.805.669 6,91 N 3 0,89 675.264 2,58 C V 9 2,67 586.433 2,24

44

E 205 60,83 1.454.053 5,56

N 4 1,19 417.592 1,60

Tổng 337 100 26.140.049 100

Nhận xét:

Nhìn chung ở cả 3 hạng A, B, C thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng. Nhóm AE chiếm 67,22%, nhóm BE chiếm 6,91% và nhóm CE chiếm 5,56% tổng giá trị sử dụng.

Các nhóm thuốc cần thiết trong quá trình điều trị là AV gồm 7 khoản mục chiếm 4,73%; BV gồm 9 khoản mục chiếm 3,31% và CV gồm 9 khoản mục chiếm 2,24%.

Nhóm CN gồm 4 khoản mục chiếm 1,19%, đây là nhóm thuốc ít quan trọng và có giá trị sử dụng chiếm 1,6% nên cần cân nhắc trong những năm tiếp theo khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại TTYT. Tuy nhiên, với nhóm thuốc AN gồm 6 khoản mục chiếm 5,84% về giá trị sử dụng. Đây là nhóm thuốc ít quan trọng và số lượng cũng không quá nhiều.

Với mong muốn giảm chi phí ở những thuốc hạng A, đề tài chú trọng phân tích nhóm AN để phân loại ra được các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng lại không cần thiết.

3.2.5. Phân tích các thuốc trong nhóm AN

Bảng 3.19. Phân loại các hoạt chất trong nhóm AN

TT Tên hoạt chất Tên thương mại

Giá trị (1000. VNĐ) Tỷ lệ (%) 1

Độc hoạt + Quế chi+ Phòng phong + Đương quy + Tế tân+ Xuyên khung + Tần giao + Bạch thược + Tang ký sinh + Sinh địa + Đỗ trọng + Ngưu tất + Phục linh + Cam thảo + Đảng sâm

Phong thấp Khải

45

TT Tên hoạt chất Tên thương mại

Giá trị (1000. VNĐ) Tỷ lệ (%) 2

Cao đinh lăng 150mg + Cao bạch quả 40mg

Hoạt huyết dưỡng

não ATM 155.400 10,17

3

Actiso, Rau đắng đất, Diệp hạ châu,

Bìm bìm biếc Liverbil 112.979 7,39

4

Cam thảo 20mg+ bạch mao căn 400mg+ bạch thược 400mg+ đan sâm 400mg+ bản lam căn 300mg+ hoắc hương 300mg+ sài hồ 400mg+ liên kiều 300mg+ thần khúc 300mg+ chỉ thực 400mg+ mạch nha 300mg+ nghệ 400mg, tá dược vừa đủ 1 viên.

Pharnanca 184.400 12,07

5

Hoài sơn, Liên nhục, Liên tâm, Lá dâu, Lá vông, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Long nhãn

Dưỡng tâm an

thần 96.660 6,33

6

Rễ đinh lăng 150mg +Cao khô lá bạch quả 40mg

Hoạt huyết dưỡng

não ACP 331.300 21,68

Tổng 1.527.829 100

Nhận xét:

Nhóm AN có 6 khoản mục giá trị sử dụng là 1.527.829 nghìn đồng chiếm 5,84 % tổng giá trị sử dụng thuốc hạng A, đây chủ yếu là các thuốc hỗ trợ và tác dụng điều trị chưa rõ ràng. Cần hạn chế sử dụng các thuốc này.

46

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. CƠ CẤU THUỐC HÓA DƯỢC – THUỐC DƯỢC LIỆU

Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm y tế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh năm 2019 giá trị tiền thuốc hóa dược chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số khoản mục chiếm 95,85% và giá trị sử dụng chiếm 92,79% tương đương với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 chiếm 98,14% [11], trung tâm y tế huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh là 95,82% [12].

Nhóm Thuốc dược liệu có 14 khoản mục chiếm 4,15% tổng số khoản mục, giá trị sử dụng là 1.885.806 nghìn đồng chiếm 7,21% giá trị sử dụng thuốc của trung tâm y tế cao hơn so với trung tâm y tế huyện Gò Dầu (4,18%) [12], và tương đương với trung tâm y tế huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh là 7,98% [10].

Sử dụng thuốc hỗ trợ mà không phải là các thuốc chuyên khoa điều trị bệnh có giá trị cao như vậy sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng nguồn chi của bệnh viện. Bệnh viện cần phải nghiên cứu và có biện pháp để giảm bớt sử dụng các thuốc chế phẩm đông dược và thay vào đó là các thuốc chuyên khoa nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị.

4.2. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG THEO THUỐC ĐƠN THÀNH PHẦN, ĐA THÀNH PHẦN

Trong năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Tiên Du chủ yếu sử dụng các thuốc đơn thành phần. Trong số 323 loại thuốc được sử dụng có 272 thuốc là các loại thuốc đơn thành phần (chỉ chứa 1 hoạt chất), tương ứng với 84,21% tổng số khoản mục, xét về giá trị sử dụng chiếm 84,21% tổng tiền thuốc của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu là 77,97% [10] tuy nhiên cao hơn rất nhiều so với trung tâm y tế huyện Gò Dầu năm 2018 là 59,9% [12].

47

Có 51 loại thuốc là thuốc đa thành phần có giá trị sử dụng chiếm 15,79% tổng chi tiền thuốc của trung tâm y tế. So sánh với các nghiên cứu cùng thời điểm thấy TTYT huyện Tiên Du thấp hơn TTYT huyện Gò Dầu (40,1%) và tương đương TTYT huyện Bến Cầu (22,03%) [10], [12].

Với thuốc ở dạng phối hợp, HĐT&ĐT của bệnh viện xem xét thấy người bệnh cần sử dụng hai hay nhiều hơn các thuốc đơn chất thì sẽ kê ở dạng phối hợp để giảm chi phí (thường trong viên phối hợp tính giá thành sẽ giảm hơn so với khi dùng hai hoặc nhiều hơn các thuốc ở dạng đơn chất) và giảm số loại thuốc người bệnh phải uống hàng ngày mà vẫn đạt hiệu quả điều trị (các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc tiểu đường). Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Bộ y tế chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất.

4.3. CƠ CẤU THUỐC THEO NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ

Việc ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước dựa theo thông tư số 03/2019/TT-BYT là một trong những tiêu chí được Bộ Y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh. Mục tiêu đề ra là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam /tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt 22% ở bệnh viện tuyến trung ương; 50% ở bệnh viện tuyến tỉnh và 75% ở bệnh viện tuyến huyện [6].

Thuốc có nguồn gốc trong nước là 208 loại thuốc chiếm 55,52% so với tổng giá trị sử dụng thuốc của TTYT, tương đương với nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Gò Dầu là 59% [12].

Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm 129 loại thuốc chiếm 38,28% về khoản mục thuốc và được sử dụng là 11.628.357 nghìn đồng, chiếm 44,48% so với tổng giá trị sử dụng thuốc của TTYT. Tuy nghiên nghiên cứu này cũng tương đương với nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Gò Dầu [12].

48

4.4. CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC, THUỐC GENERIC GENERIC

Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược. Thuốc mang tên gốc có giá thành rẻ hơn so với các thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm chi phí [3].

Trong tổng số 323 thuốc hóa dược trong đó thuốc theo generic có giá trị sử dụng cao nhất là 22.976.044 nghìn đồng (tương ứng 94,73%), thuốc theo biệt dược gốc chiếm 5,27% so với giá trị sử dụng của toàn bệnh viện. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu Thuốc biệt dược gốc chiếm 10,8%, thuốc generic chiếm 89,2% về giá trị sử dụng [12].

4.5. CƠ CẤU SỬ DỤNG THUỐC THEO ĐƯỜNG DÙNG

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế, chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]. Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu đường uống. Tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như giá trị sử dụng cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân. Vì vậy, cần cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích để lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Trong tổng số 337 thuốc của bệnh viện được sử dụng trong năm 2019 có thuốc đường uống chiếm tỷ lệ 57,86% (tương ứng 195 khoản mục), đường tiêm, truyền có 102 khoản mục (tương ứng với 30,27%), đường dùng khác chỉ chiếm tỷ lệ 11,87%. Điều này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế.

49

Giá trị tiền thuốc của đường tiêm truyền chiếm tỷ lệ 67,24%. Trong đó thuốc uống chỉ chiếm có 30,87%, còn lại là đường dùng khác chiếm có 1,89%. Nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu (đường tiêm truyền có 9,2%).

4.6. CƠ CẤU THUỐC THEO NHÓM TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2019 gồm 337 khoản mục được chia thành 24 nhóm theo thông tư 30/2018/TT-BYT và 14 khoản mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền theo thông tư 05/2015/TT-BYT.

Nhóm thuốc tim mạch có khoản mục sử dụng nhiều nhất với 41 loại, chiếm 12,70% tổng số khoản mục thuốc của trung tâm y tế, cũng là nhóm có giá trị sử dụng cao nhất với 6.786.490 nghìn đồng, chiếm 25,96% tổng giá trị sử dụng thuốc. Điều này cho thấy nhóm thuốc có số lượng đa dạng tạo thuận lợi cho bệnh nhân đến điều trị nhưng cũng gây khó khăn cho bệnh viện vì phải cung ứng nhiều mặt hàng liên quan đến lựa chọn, mua sắm, bảo quản và cấp phát.

Xếp thứ 2 trong danh mục thuốc về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Nhóm này bao gồm 59 khoản mục chiếm 18,26%, giá trị sử dụng là 6.223.255 nghìn đồng chiếm 23,81%, trong đó thuốc kháng sinh chiếm 20,63%, thuốc khác chiếm 3,18%.

Xếp thứ 3 trong danh mục thuốc là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 13,09% về giá trị sử dụng. Tiếp theo là các nhóm thuốc khác đầu chiếm giá trị dưới 10%.

4.7. CƠ CẤU THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG THEO PHÂN NHÓM

Sử dụng kháng sinh không chỉ có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh. Hiện nay trên thế giới tình trạng kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng hết sức trầm trọng, đòi hỏi sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Trong nghiên cứu tại TTYT huyện Tiên Du ta thấy:

50

Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn nhóm Beta lactam chiếm tỷ lệ cao nhất với 14 hoạt chất chiếm 83,03% về giá trị sử dụng. Nhóm Macrolid chiếm 9,21% giá trị sử dụng, nhóm Quinolon chiếm 5,99% giá trị sử dụng của thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Các nhóm thuốc còn lại (03 nhóm) chiếm khoảng từ 1% giá trị sử dụng trở xuống.

4.8. CƠ CẤU SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM BETA – LACTAM

Bộ y tế trong thời gian vừa qua đã tăng cường công tác hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện với các mục đích: Hướng sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế. Kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng cho thấy, phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta-lactam đặc biệt là các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên vi khuẩn Gram âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1.

Trong nhóm beta-lactam phân nhóm cephalosporin có số khoản mục lớn hơn gấp khoảng 4 lần phân nhóm penicilin và lớn hơn khoảng 9 lần về giá trị sử dụng, chủ yếu tập trung vào cephalosporin thế hệ 3 (79%) tiếp theo là cephalosporin thế hệ 2 (5,86), các thế hệ cephalosporin còn lại là cephalosporin thế hệ 3, cephalosporin thế hệ 4 đều chiếm tỷ lệ thấp về giá trị sử dụng.

4.9. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO PHÂN LOẠI ABC

Phương pháp phân tích ABC là một công cụ hữu ích trong việc nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc cũng như phân bổ ngân sách mua thuốc.

Phương pháp phân tích ABC nằm trong quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện được quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT, thực tế cho

51

thấy các nghiên cứu về danh mục thuốc đều dùng phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách vào thuốc của các bệnh viện.

Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A chiếm 77,79% tổng giá trị tiền thuốc gồm 57 khoản mục chiếm 16,91% số khoản mục; nhóm B chiếm 12,80% giá trị sử dụng với 62 khoản mục thuốc chiếm 18,40% trong khi đó nhóm C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 9,4% tổng giá trị sử dụng thuốc và có 64,69% giá trị khoản mục. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu tại TTYT huyện Bến Cầu nhóm A chiếm 79,48%, nhóm B 15,56%, nhóm C 4,96% về giá trị sử dụng. Kết quả này phù hợp với quy định tại thông tư 21/2013/TT-BYT.

4.10. CƠ CẤU THUỐC THEO NHÓM TÁC DỤNG DƯỢC LÝ TRONG HẠNG A HẠNG A

Theo nghiên cứu tại TTYT huyện Tiên Du các thuốc hạng A có nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng là 69,46%, thuốc tim mạch đứng thứ hai 8,27%, nhóm thứ ba là là 7,80. Các nhóm còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 6% so với giá trị sử dụng thuốc tại TTYT năm 2019. Trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A đều là thuốc kháng sinh chỉ có thuốc Olepa Injection chiếm 377.592 nghìn đồng. Trong thời gian tới Bệnh viện cần nghiên cứu tại sao mà giá trị thuốc này lại chiếm tỷ lệ cao nhất.

4.11. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO PHÂN TÍCH VEN

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Tiên Du năm 2019 bằng phân tích VEN cho kết quả như sau: Các thuốc E (thiết yếu) chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất, tiếp đến là thuốc N, thuốc V có tỷ lệ thấp nhất. Nhóm V chiếm 10,28%, nhóm E chiếm 79,69%, nhóm N và 10,03% tổng giá trị sử dụng. Tương tự như nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Gò Dầu nhóm V chiếm 6,5%, nhóm E chiếm 84,5%, nhóm N chiếm 9% về giá trị sử dụng.

52

4.12. PHÂN TÍCH KẾT HỢP ABC/VEN

Nhìn chung ở cả 3 hạng A, B, C thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng. Nhóm AE chiếm 67,22%, BE chiếm 6,91% và nhóm CE chiếm 5,56% tổng giá trị sử dụng. Nghiên cứu tại TTYT huyện Bến Cầu nhóm AE chiếm 71,37%; BE chiếm 11,03%, nhóm CE 4,01% [9] tương tự như ở TTYT huyện Tiên Du nhóm AE cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.

Các nhóm thuốc cần thiết trong quá trình điều trị là AV chiếm 4,73%; BV 3,31% và 2,24% giá trị sử dụng. Nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu (AV 1,4%; BV 2,8%; CV 0,5%) [11]. Ta thấy tỷ lệ nhóm V tại TTYT huyện Tiên Du cao hơn đáp ứng được như cầu điều trị của bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu.

Nhóm CN gồm 4 khoản mục chiếm 1,19%, đây là nhóm thuốc ít quan trọng và có giá trị sử dụng chiếm 1,6% nên cần cân nhắc trong những năm tiếp theo khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại TTYT. Tuy nhiên, với nhóm thuốc AN gồm 6 khoản mục chiếm 5,84% về giá trị sử dụng. Đây là nhóm thuốc ít quan trọng và số lượng cũng không quá nhiều.

Nhóm AN có 6 khoản mục giá trị sử dụng là 1.527.829 nghìn đồng chiếm 5,84 % tổng giá trị sử dụng thuốc hạng A, đây chủ yếu là các thuốc hỗ trợ và tác dụng điều trị chưa rõ ràng. Cần hạn chế sử dụng các thuốc này. Kết quả tương tự

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện tiên du tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)