GENERIC
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược. Thuốc mang tên gốc có giá thành rẻ hơn so với các thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm chi phí [3].
Trong tổng số 323 thuốc hóa dược trong đó thuốc theo generic có giá trị sử dụng cao nhất là 22.976.044 nghìn đồng (tương ứng 94,73%), thuốc theo biệt dược gốc chiếm 5,27% so với giá trị sử dụng của toàn bệnh viện. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu Thuốc biệt dược gốc chiếm 10,8%, thuốc generic chiếm 89,2% về giá trị sử dụng [12].
4.5. CƠ CẤU SỬ DỤNG THUỐC THEO ĐƯỜNG DÙNG
Theo hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế, chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]. Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu đường uống. Tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như giá trị sử dụng cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân. Vì vậy, cần cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích để lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Trong tổng số 337 thuốc của bệnh viện được sử dụng trong năm 2019 có thuốc đường uống chiếm tỷ lệ 57,86% (tương ứng 195 khoản mục), đường tiêm, truyền có 102 khoản mục (tương ứng với 30,27%), đường dùng khác chỉ chiếm tỷ lệ 11,87%. Điều này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế.
49
Giá trị tiền thuốc của đường tiêm truyền chiếm tỷ lệ 67,24%. Trong đó thuốc uống chỉ chiếm có 30,87%, còn lại là đường dùng khác chiếm có 1,89%. Nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu (đường tiêm truyền có 9,2%).
4.6. CƠ CẤU THUỐC THEO NHÓM TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2019 gồm 337 khoản mục được chia thành 24 nhóm theo thông tư 30/2018/TT-BYT và 14 khoản mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền theo thông tư 05/2015/TT-BYT.
Nhóm thuốc tim mạch có khoản mục sử dụng nhiều nhất với 41 loại, chiếm 12,70% tổng số khoản mục thuốc của trung tâm y tế, cũng là nhóm có giá trị sử dụng cao nhất với 6.786.490 nghìn đồng, chiếm 25,96% tổng giá trị sử dụng thuốc. Điều này cho thấy nhóm thuốc có số lượng đa dạng tạo thuận lợi cho bệnh nhân đến điều trị nhưng cũng gây khó khăn cho bệnh viện vì phải cung ứng nhiều mặt hàng liên quan đến lựa chọn, mua sắm, bảo quản và cấp phát.
Xếp thứ 2 trong danh mục thuốc về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Nhóm này bao gồm 59 khoản mục chiếm 18,26%, giá trị sử dụng là 6.223.255 nghìn đồng chiếm 23,81%, trong đó thuốc kháng sinh chiếm 20,63%, thuốc khác chiếm 3,18%.
Xếp thứ 3 trong danh mục thuốc là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 13,09% về giá trị sử dụng. Tiếp theo là các nhóm thuốc khác đầu chiếm giá trị dưới 10%.
4.7. CƠ CẤU THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG THEO PHÂN NHÓM
Sử dụng kháng sinh không chỉ có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh. Hiện nay trên thế giới tình trạng kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng hết sức trầm trọng, đòi hỏi sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Trong nghiên cứu tại TTYT huyện Tiên Du ta thấy:
50
Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn nhóm Beta lactam chiếm tỷ lệ cao nhất với 14 hoạt chất chiếm 83,03% về giá trị sử dụng. Nhóm Macrolid chiếm 9,21% giá trị sử dụng, nhóm Quinolon chiếm 5,99% giá trị sử dụng của thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Các nhóm thuốc còn lại (03 nhóm) chiếm khoảng từ 1% giá trị sử dụng trở xuống.
4.8. CƠ CẤU SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM BETA – LACTAM
Bộ y tế trong thời gian vừa qua đã tăng cường công tác hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện với các mục đích: Hướng sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế. Kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng cho thấy, phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta-lactam đặc biệt là các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên vi khuẩn Gram âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1.
Trong nhóm beta-lactam phân nhóm cephalosporin có số khoản mục lớn hơn gấp khoảng 4 lần phân nhóm penicilin và lớn hơn khoảng 9 lần về giá trị sử dụng, chủ yếu tập trung vào cephalosporin thế hệ 3 (79%) tiếp theo là cephalosporin thế hệ 2 (5,86), các thế hệ cephalosporin còn lại là cephalosporin thế hệ 3, cephalosporin thế hệ 4 đều chiếm tỷ lệ thấp về giá trị sử dụng.
4.9. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO PHÂN LOẠI ABC
Phương pháp phân tích ABC là một công cụ hữu ích trong việc nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc cũng như phân bổ ngân sách mua thuốc.
Phương pháp phân tích ABC nằm trong quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện được quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT, thực tế cho
51
thấy các nghiên cứu về danh mục thuốc đều dùng phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách vào thuốc của các bệnh viện.
Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A chiếm 77,79% tổng giá trị tiền thuốc gồm 57 khoản mục chiếm 16,91% số khoản mục; nhóm B chiếm 12,80% giá trị sử dụng với 62 khoản mục thuốc chiếm 18,40% trong khi đó nhóm C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 9,4% tổng giá trị sử dụng thuốc và có 64,69% giá trị khoản mục. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu tại TTYT huyện Bến Cầu nhóm A chiếm 79,48%, nhóm B 15,56%, nhóm C 4,96% về giá trị sử dụng. Kết quả này phù hợp với quy định tại thông tư 21/2013/TT-BYT.
4.10. CƠ CẤU THUỐC THEO NHÓM TÁC DỤNG DƯỢC LÝ TRONG HẠNG A HẠNG A
Theo nghiên cứu tại TTYT huyện Tiên Du các thuốc hạng A có nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng là 69,46%, thuốc tim mạch đứng thứ hai 8,27%, nhóm thứ ba là là 7,80. Các nhóm còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 6% so với giá trị sử dụng thuốc tại TTYT năm 2019. Trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A đều là thuốc kháng sinh chỉ có thuốc Olepa Injection chiếm 377.592 nghìn đồng. Trong thời gian tới Bệnh viện cần nghiên cứu tại sao mà giá trị thuốc này lại chiếm tỷ lệ cao nhất.
4.11. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO PHÂN TÍCH VEN
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Tiên Du năm 2019 bằng phân tích VEN cho kết quả như sau: Các thuốc E (thiết yếu) chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất, tiếp đến là thuốc N, thuốc V có tỷ lệ thấp nhất. Nhóm V chiếm 10,28%, nhóm E chiếm 79,69%, nhóm N và 10,03% tổng giá trị sử dụng. Tương tự như nghiên cứu tại trung tâm y tế huyện Gò Dầu nhóm V chiếm 6,5%, nhóm E chiếm 84,5%, nhóm N chiếm 9% về giá trị sử dụng.
52
4.12. PHÂN TÍCH KẾT HỢP ABC/VEN
Nhìn chung ở cả 3 hạng A, B, C thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng. Nhóm AE chiếm 67,22%, BE chiếm 6,91% và nhóm CE chiếm 5,56% tổng giá trị sử dụng. Nghiên cứu tại TTYT huyện Bến Cầu nhóm AE chiếm 71,37%; BE chiếm 11,03%, nhóm CE 4,01% [9] tương tự như ở TTYT huyện Tiên Du nhóm AE cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.
Các nhóm thuốc cần thiết trong quá trình điều trị là AV chiếm 4,73%; BV 3,31% và 2,24% giá trị sử dụng. Nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu (AV 1,4%; BV 2,8%; CV 0,5%) [11]. Ta thấy tỷ lệ nhóm V tại TTYT huyện Tiên Du cao hơn đáp ứng được như cầu điều trị của bệnh nhân trong các trường hợp cấp cứu.
Nhóm CN gồm 4 khoản mục chiếm 1,19%, đây là nhóm thuốc ít quan trọng và có giá trị sử dụng chiếm 1,6% nên cần cân nhắc trong những năm tiếp theo khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại TTYT. Tuy nhiên, với nhóm thuốc AN gồm 6 khoản mục chiếm 5,84% về giá trị sử dụng. Đây là nhóm thuốc ít quan trọng và số lượng cũng không quá nhiều.
Nhóm AN có 6 khoản mục giá trị sử dụng là 1.527.829 nghìn đồng chiếm 5,84 % tổng giá trị sử dụng thuốc hạng A, đây chủ yếu là các thuốc hỗ trợ và tác dụng điều trị chưa rõ ràng. Cần hạn chế sử dụng các thuốc này. Kết quả tương tự trong nghiên cứu tại TTYT huyện Gò Dầu nhóm AN cũng chiếm 4,1% về giá trị sử dụng.
Qua kết quả nghiên cứu TTYT huyện Tiên Du cần tiếp tục duy trì số lượng, chủng loại những thuốc nhóm V tối cần thiết trong điều trị, mà lại có chi phí thấp, nhóm E là nhóm thuốc thiết yếu cần phải có, còn nhóm N là các thuốc không cần thiết thì cần hạn chế hoặc loại bỏ nếu không thực sự cần thiết để giảm chi phí về thuốc.
53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Tiên Du gồm 337 khoản mục với tổng giá trị sử dụng 26.140.049 nghìn đồng. Trong đó:
- Thuốc hóa dược chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số khoản mục chiếm 95,85% và giá trị sử dụng chiếm 92,79%. Nhóm Thuốc dược liệu có 14 khoản mục chiếm 4,15% tổng số khoản mục, giá trị sử dụng là 1.885.806 nghìn đồng chiếm 7,21% giá trị sử dụng thuốc của trung tâm y tế.
- Trong số 323 loại thuốc hóa dược được sử dụng có 272 thuốc là các loại thuốc đơn thành phần tương ứng với 84,21% tổng số khoản mục, xét về giá trị sử dụng chiếm 84,21% tổng tiền thuốc của bệnh viện.
- Thuốc có nguồn gốc trong nước là 208 loại thuốc chiếm 61,72% về khoản mục thuốc và được sử dụng 14.511.692 nghìn đồng, chiếm 55,52% về giá trị sử dụng. Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm 129 loại thuốc chiếm 38,28% về khoản mục thuốc và được sử dụng là 11.628.357 nghìn đồng, chiếm 44,48% so với tổng giá trị sử dụng thuốc của TTYT.
- Thuốc theo generic có 306 thuốc chiếm tỷ lệ 94,77%. Thuốc theo generic có với giá trị sử dụng là 94,73%, thuốc theo biệt dược gốc gồm 17 khoản mục và chủ yếu là nhóm tim mạch, huyết áp chiếm giá trị sử dụng cao nhất là Egilok, coveram, coversyl plus…
- Thuốc đường tiêm truyền chiếm 102 khoản mục và chiếm 20,13% về giá trị sử dụng. Thuốc đường uống chiếm 73,65% về giá trị sử dụng, đường dùng khác chiếm giá trị sử dụng rất nhỏ chiếm 6,22%.
- Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn nhóm Beta lactam chiếm 83,03% về giá trị sử dụng. Nhóm Macrolid chiếm 9,21% giá trị sử dụng. Nhóm chiếm 5,99% giá trị sử dụng. Các nhóm thuốc còn lại (03 nhóm) chiếm khoảng từ 1% giá trị sử dụng trở xuống.
54
- Trong nhóm beta-lactam phân nhóm cephalosporin có số khoản mục lớn hơn gấp khoảng 4 lần phân nhóm penicilin và lớn hơn khoảng 9 lần về giá trị sử dụng, chủ yếu tập trung vào cephalosporin thế hệ 3 tiếp theo là cephalosporin thế hệ 2, các thế hệ cephalosporin còn lại là cephalosporin thế hệ 3, cephalosporin thế hệ 4 đều chiếm tỷ lệ thấp về giá trị sử dụng. Trong nhóm cephalosporin thế hệ 3 Cefixim có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm beta-lactam chiếm 44,28%, Cefotiamvà Cefpodoxim cũng chiếm tỷ lệ cao hơn 12% về giá trị sử dụng. Các nhóm kháng sinh khác trong nhóm beta – lactam chỉ chiếm một tỷ lệ nhóm trong tổng số kháng sinh sử dụng tại TTYT.
- Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A chiếm 79,32% tổng giá trị tiền thuốc gồm 57 khoản mục chiếm 16,91% số khoản mục; nhóm B chiếm 12,81% giá trị sử dụng với 62 khoản mục thuốc chiếm 18,40% trong khi đó nhóm C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 7,87% tổng giá trị sử dụng thuốc và có 64,69% giá trị khoản mục.
- Các thuốc hạng A có 57 thuốc được phân bố trong 8 nhóm tác dụng dược lý theo thông tư 30/2018/TT-BYT và 01 nhóm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng là 69,46%, thuốc tim mạch đứng thứ hai 8,27%, nhóm thứ ba là là 7,80. Các nhóm còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 6% so với giá trị sử dụng.
- Trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A trong đó thuốc Cefoperazon1g chiếm 3.633.960 nghìn đồng về giá trị sử dụng. Các thuốc còn lại đa số là kháng sinh.
- Phân tích danh mục thuốc tại TTYT huyện Tiên Du năm 2019 cho thấy nhóm V chiếm 7,42% số lượng thuốc và 10,28% tổng giá trị, nhóm E chiếm 88,72% số lượng thuốc và 79,69% tổng giá trị, nhóm N chiếm 3,86% số lượng thuốc và 10,03% tổng giá trị. Nhóm AE chiếm 67,22%, nhóm BE chiếm 6,91% và nhóm CE chiếm 5,56% tổng giá trị sử dụng. Các nhóm thuốc
55
cần thiết trong quá trình điều trị là AV gồm 7 khoản mục chiếm 4,73%; BV gồm 9 khoản mục chiếm 3,31% và CV gồm 9 khoản mục chiếm 2,24%. Nhóm CN có giá trị sử dụng chiếm 1,6. Nhóm thuốc AN chiếm 5,84% về giá trị sử dụng.
56
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh năm 2019, chúng tôi có các kiến nghị đối với Hội đồng thuốc và điều trị tại TTYT như sau:
- Ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị.
- Tiếp tục ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần.
- Khuyến khích sử dụng thuốc đường uống. Giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc tiêm truyền nhằm hạn chế lạm dụng thuốc tiêm truyền trong điều trị, hạn chế tai biến, tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như người bệnh.
- Thường xuyên rà soát danh mục thuốc bệnh viện, tiến hành phân tích để nhận định các vấn đề sử dụng thuốc theo các phương pháp phân tích ABC, VEN từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp, tránh tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ...
- Cân nhắc loại bỏ, hạn chế sử dụng các thuốc không thiết yếu trong nhóm AN như thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; vitamin và khoáng chất... để thay thế bằng các thuốc cần thiết đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm, đồng thời giám sát chặt chẽ các thuốc nhóm AN để tránh lạm dụng trong điều trị.
- HĐT & ĐT cần xây dựng số lượng, danh mục kế hoạch đấu thầu sát hơn với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc tại bệnh viện.
- Tiến hành phân tích ABC hàng năm phát hiện những vấn đề còn tồn tại để rút kinh nghiệm trong việc xây dựng danh mục thuốc những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng việt
1. Bộ y tế (2018), Thông tư số 30/2018 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược,sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế (2018) Thông tư số 05/2015/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi