Phép duyệt binh

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 26 - 31)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Phép duyệt binh

Trong giai đoạn biến động liên tục của một nền chính trị bất ổn. Sự suy yếu của Champa và Chân Lạp, sự nhòm ngó của ngoại bang như người Thái, hoạt động bắc cự với Đàng Ngoài và giữ gìn an ninh nước nhà, đòi hỏi chúa Nguyễn phải ưu tiên việc binh lên hàng đầu. Chính vì vậy, sự quan tâm của các chúa Nguyễn với việc binh rất đặc biệt và cũng chính vì vậy mà đứng đầu

các phủ, dinh đều là quan võ. Bằng sự quan tâm tận tình đó mà quân đội ngày

càng đông đảo về số lượng, tinh nhuệ về kĩ năng và đặc biệt rất thiện chiến.

Việc luyện tập, thao diễn của các binh chủng như thủy binh, bộ binh, pháo binh và tượng binh nói chung được tổ chức đều đặn có quy mô ổn định. Dưới

đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1629-1687), Đại Nam thực lục có chép vào tháng 3 năm Quý Tỵ (1653), tại xã An Cựu (Phú Xuân) có cuộc duyệt binh lớn.

21

Alexandre De Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Ủy ban đoàn kết công giáo Tp Hồ Chí Minh, tr.24.

Chúa đã huy động một lực lượng thủy binh đông đảo. Số binh lính và tàu thuyền tham gia cuộc duyệt binh này gồm: cơ trung hầu, nội bộ, Tả trung, Hữu trung,…với khoảng hơn 22.000 người, trên 300 thuyền và chiến thuyền được huy động. Bên cạnh việc sai các quan văn võ kiểm tra tình trạng quân đội, khí giới, lương thực thường xuyên thì việc mở các đợt tổng duyệt cũng như xây dựng các khu thao diễn chuyên biệt để luyện tập cũng được chú trọng, để kiểm tra và đánh giá năng lực của quân đội mình cũng như việc đảm bảo sau này khi tác chiến tránh được nhiều rủi ro nhất. Cách thức diễn tập diễn ra rất phong phú như bắn cung, bắn súng, thao diễn chèo thuyền... quân đội của chúa trở nên thuần thục và quy củ. Mỗi lần luyện tập đều có sự giám sát trực tiếp của chúa và quan lại các ti, phủ.

Việc luyện tập thường được tổ chức ở bãi đất rộng hoặc một khu đặc thù được thiết kế cho thủy binh. Thủy quân không dùng chiến thuyền để luyện

tập trên biển, thường chỉ dùng chiến thuyền khi có đợt tổng duyệt hay những việc quan trọng, mỗi viên chỉ huy đều có trước cửa nhà một ngôi nhà nhỏ giống với chiếc chiến thuyền, nơi đó hằng ngày ông bố trí lính của mình và tiến hành luyện tập, bởi vì nếu trong khi tổng dượt ông bị một lỗi nhỏ về điều khiển hoặc thi hành thì ông bị mất chức và đưa vào số lính, và người khéo léo nhất sẽ thay chỗ của ông. Quân lính được cấp nơi ở gần khu doanh trại, người chỉ huy cũng ở cùng khu với binh lính để thuận tiện cho việc quản đốc và luyện tập thao diễn. Bởi việc luyện tập chủ yếu diễn ra ban đêm hoặc khi không có chiến tranh nên sắp xếp nơi ở hợp lí cũng rất quan trọng để đảm bảo việc luyện tập không ảnh hưởng đến gia đình của binh lính sống tại đó22. Ngoài ra khu đất dọc bờ sông cũng là nơi lý tưởng để luyện tập. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đồng hồ châu Âu đã được sử dụng trong quân đội, được đặt ở các nơi công sở và đồn binh dọc bờ biển23

, nhờ vậy sự điều động thủy quân, cũng như việc luyện tập theo thời gian được chính xác hơn. Ban

22 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr. 85.

23

Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr,67.

đầu Chúa có mua một chiếc đồng hồ của người châu Âu, nhưng Chúa có trong tay cả một hệ thống thợ thủ công giỏi, chúa giao chiếc đồng hồ cho họ để học cách làm một chiếc mới, người đầu tiên làm thành công là Nguyễn Văn Tú và sau này là những người thợ thủ công khác đã học hỏi và chế tạo thành công.

Ngoài các chiến thuyền của nhà vua, các trấn thủ của ba dinh chính trong vương quốc, nơi có các hải cảng tốt cũng có chiến thuyền trấn thủ. Khi không có chiến tranh, cũng không có đợt tổng duyệt, thì các dinh tự luyện tập binh lính của mình sao cho thuần thục, để đảm bảo cho việc tổng duyệt được suôn sẻ. Ngoài ra, binh lính Đàng Trong không phải đi làm việc tư cho quan, vậy nên sẽ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn binh lính Đàng Ngoài, hơn nữa họ cũng không thể về quê hương mà chỉ ở tại nơi được cấp gần doanh trại hoặc tại doanh trại, đó là lí do mà họ chỉ dành thời gian để luyện tập “không có việc gì khác ngoài tập bắn vào các bia đạn”24. Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, các chiến thuật chiến đấu và cách cai trị trong chinh chiến cũng gần như châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công và rút quân25

. Việc luyện tập diễn ra theo trận pháp đã được chuẩn bị sẵn, các trận thao diễn tốt sẽ được ban thưởng theo quy định. Ngược lại những trường hợp không tuân thủ hay làm hời hợt không nghiêm túc cũng sẽ bị xử phạt theo quy định. Chính vì thế, binh lính luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, chăm chỉ thao luyện vũ khí để trở nên thuần thục.

Đội dân binh không phải luyện tập thao diễn như chính binh. Nên ngoài thời gian họ nhận nhiệm vụ đi biển thì khoảng thời gian trống tới lúc nhận nhiệm vụ sau là khoảng nửa năm, họ được điều động đi làm các công việc khác như đào vàng hay vận chuyển và được giảm một số tiền thuế. Dân binh tuy chỉ hoạt động theo hình thức bán quân sự, không được hưởng bổng lộc

24

Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr.32.

nhiều như quân chính quy, nhưng gần như dành rất nhiều thời gian tham gia hỗ trợ việc công của nhà nước.

Về trang bị vũ khí cho thủy quân chúa Nguyễn đã cho thấy một bước tiến lớn trong lịch sử. Đó là sự xuất hiện của trọng pháo, hỏa khí và súng ống

kết hợp với những bước tiến mạnh mẽ trong kĩ thuật đóng thuyền và chế tác thuyền chiến. Có thể thấy từ các thời đại trước đó đến khoảng đầu thế kỉ XV việc sử dụng vũ khí vẫn đơn thuần là những vũ khí đánh gần, đánh giáp lá cà, điều đó làm giảm hiệu quả tác chiến. Mặc dù thuốc súng được loài người biết đến từ thế kỉ VI-VII, nhưng đến thế kỉ XIII mới xuất hiện dưới dạng hỏa khí và đến thế kỉ XIV súng ống mới ra đời và làm nên một làn sóng trong vũ khí loài người. Đến thế kỉ XVI-XVII thì trọng pháo đã xuất hiện trên những chiến thuyền. Kể từ đó, trên thuyền đã trang bị ngày một nhiều súng ống cầm tay và thuyền có thiết kế để đặt được nhiều trọng pháo hơn. Chúa Nguyễn còn sai cử các đội dân binh đi đến các đảo để thu lượm lại vũ khí do các tàu đắm dạt vào bờ, hoặc sai lính chế tác súng theo kiểu phương Tây.

Cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn diễn ra đúng vào thời kì mà cơn sốt thương mại trên biển bắt đầu sôi sục ở phương Đông với sự khuấy động ồ ạt của thương thuyền vũ trang thuộc các công ty Đông Ấn phương Tây đang mọc lên như nấm ở vùng này. Thế kỉ XV-XVI là giai đoạn chạy đua vũ trang giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng là lúc Hà Lan và Bồ Đào Nha chạy đua tranh giành thị trường và phạm vi hoạt động ở phương Đông. Muốn chiếm được thị trường Đàng Trong, Đàng Ngoài cần phải nắm bắt được nhu cầu của hai Đàng chính là nhu cầu về trang thiết bị vũ khí phục vụ cho cuộc chiến tranh giành quyền lực. Chính vì thế, Bồ Đào Nha đã sớm bám được vào chúa Nguyễn nhờ sự giúp đỡ đặc biệt về mặt quân sự, chủ yếu là cung cấp thuốc súng, đại bác và các vũ khí cá nhân châu Âu khác. Người Bồ còn giúp Chúa bằng việc cử chuyên gia đúc súng tên Cruy-dơ sang giúp việc dạy nghề đúc súng và quản đốc việc đúc súng cho quân đội. “Ông đã làm cho chúa những chiếc súng lớn. Chúa thích vô cùng, trả công cho ông 500 quan hằng năm và

tiền cấp dưỡng cho gia đình”26. Và chúa Nguyễn thực tế đã liên minh quân sự với người Bồ Đào Nha đương đầu với chúa Trịnh Đàng Ngoài. Người Hà Lan cũng dùng nhiều cách để chiếm thị trường Đàng Trong nhưng đều không thành công, họ đành phải chuyển hướng sang Đàng Ngoài và họ cũng đã trở thành điểm tựa quân sự cho Đàng Ngoài và trở thành liên minh với họ Trịnh để chống lại Đàng Trong. Tuy rằng chúa Nguyễn có mua bán vũ khí với phương Tây, nhưng vũ khí và đại bác mà chúa sử dụng lại không hoàn toàn là vũ khí của phương Tây mà còn có súng phun lửa và nỏ liên châu27

của thời đại trước. Điều này có nghĩa là các đội thợ của Chúa đã học hỏi kĩ thuật của phương Tây, kết hợp với thực tế vũ khí của nước nhà để cải tiến thành vũ khí mới phù hợp với đặc điểm quân đội, không bị động bởi phương Tây và bắt kịp với văn minh hiện đại.

Ngoài vũ khí đã được cải tiến, việc sử dụng câu liêm và dao găm vẫn được sử dụng trong các trận đánh. Họ sử dụng câu liêm để móc vào thuyền đối phương hoặc là để kéo thuyền lại gần, hoặc để phá hủy thuyền và dùng dao găm để đánh ở cự li gần. Bên cạnh đó, Chúa đã tập trung vào việc cải tiến đội thuyền và thiết kế phù hợp hơn với việc đi biển. Cuộc chạy đua vũ trang diễn ra ồ ạt nhưng điều này cũng đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cũng như việc cải tiến kĩ thuật trong quân đội. Thuyền chiến theo kiểu châu Âu cũng đã được sử dụng nhiều hơn, trên thuyền cũng đã bố trí nhiều trọng pháo, súng ống và cải tiến hơn về tốc độ thuyền cũng như kích thước để có thể chứa được nhiều binh lính và vũ khí hơn.

Như vậy, từ thế kỉ XVII điều làm nên thành công trong các trận chiến

của chúa Nguyễn là sự cải tiến về trang bị vũ khí. Đàng Trong đã học hỏi và

tiếp thu rất nhiều cải tiến về mặt kĩ thuật cũng như sử dụng vũ khí của phương Tây vào chiến tranh. Thời gian đầu hầu như vũ khí Chúa phải dựa vào sự

26 Dẫn lại trong Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, tr. 254

27

Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr.63.

cung ứng của phương Tây, tuy nhiên nhờ sự đầu tư và tinh thần học hỏi kĩ thuật phương Tây mà quân đội của Chúa sau này đã tự túc chế tạo được vũ khí, tăng thế chủ động cung ứng cho quân đội. Sự cải tiến này đã có tác động mạnh mẽ đến toàn quân nói chung và quân thủy nói riêng vào giai đoạn này. Đặc biệt là sự cải tiến về thuyền chiến làm cho quy mô thủy quân tăng thêm về số lượng cũng như khả năng chiến đấu. Đáng chú ý chính là sự thuận lợi về địa thế đã tạo điều kiện để phát triển thủy quân mạnh theo khuynh hướng mới đó là quân thủy biển, tạo tiền đề cho sự ra đời của lực lượng hải quân

trong giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)