4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Lực lượng truyền tin và vận chuyển
Quân địa phương là lực lượng trấn đóng tại địa phương thường gọi là thổ binh hay tạm binh, thuộc binh (chủ yếu là dân địa phương) và có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Đội dân binh này theo Lê Quý Đôn chép trong Phủ
biên tạp lục thì còn đông gấp mấy lần quân chính quy, được tổ chức như đội
thủ ngự (chuyên canh gác, ngăn chặn trộm cướp), đội thổ binh. Các quan trấn thủ các địa phương thường lấy dân địa phương làm binh canh giữ các nơi gọi là ngoại binh, binh này không được trả lương tháng như chính binh, họ chỉ được miễn sưu thuế mà thôi. Lực lượng truyền tin và vận chuyển là một phần của quân địa phương; nhưng có vai trò về thủy quân nhiều hơn.
Về truyền tin, qua các cuộc đụng độ giữa Đàng Trong và Hà Lan, cũng
như việc đánh chìm tàu hải tặc Nhật Bản điều đó chứng tỏ thông tin liên lạc và truyền tin của chúa Nguyễn là rất tốt. Có thể thấy rằng Chúa đã nhận được thông tin rất nhanh chóng và đủ thời gian để nghênh chiến với những thế lực ngoại bang xâm lấn từ phía biển khơi. Vậy do đâu Chúa có thể có thông tin nhanh như vậy, phải chăng là do Chúa đã xây dựng tốt lực lượng truyền tin, đảm bảo hoạt động liên tục và luôn cung cấp nguồn tin mật nhanh và chính xác. Về phía biển, Chúa cho thành lập một đội tuần hải thường xuyên lui tới những hòn đảo ngoài khơi xa tuần tra cung cấp thông tin cũng như tình hình
về đất liền. Ngoài ra còn có các vọng gác được bố trí dọc bờ biển, lập các đội ty tuần để kiểm soát việc đi lại của thuyền bè.
Đội chịu trách nhiệm chính của đội Hoàng Sa là truyền tin trên biển. Đội Hoàng Sa là đơn vị do chính quyền chúa Nguyễn lập ra vào trước năm 1631 để làm nhiệm vụ khai thác nguồn lợi trên bãi cát vàng Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa ra đời ở Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Những người phục vụ đều gọi là quân nhân - Đội dân binh. Người đứng đầu đội Hoàng Sa gọi là Cai đội, là vị quan lớn. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa rất nặng nề, không thuần túy về kinh tế mà luôn kết hợp với nghĩa vụ quân sự; do thám, trình báo và chống lại bọn cướp biển31
.
Đội Hoàng Sa được biên chế và tổ chức như một thủy đội biệt lập. “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, gồm 5 thuyền sau này tăng lên 18 thuyền lấy người xã An Vĩnh xung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi….”32. Theo Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền bển đảo của Việt Nam của PGS. TS. Trần Nam Tiến việc tuyển lựa
70 suất của đội Hoàng Sa theo nguyên tắc định suất theo dòng họ. Song cụ thể vẫn là tuyển theo lệ của quân nhân thời Chúa Nguyễn. Do phải luân phiên người trong thôn, nên các họ tự điều chỉnh người sao cho phù hợp với suất định sẵn này.
Chúa Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở thuộc phủ Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, quyền lợi vẫn như đội Hoàng Sa và sai đội Hoàng Sa kiêm quản. Mỗi năm vào tháng Quý đông (tháng 12) có khoảng 18 chiếc thuyền của đội Bắc Hải đến Trường Sa thu nhặt đồ vật, phần nhiều thu lấy các loại tiền vàng, súng đạn. Từ cửa biển Đại Chiêm đi đến đây mất chừng ngày rưỡi, Trường Sa thường có nhiều đồi mồi. Ngoài ra, vì địa bàn
31 Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr,67.
32
Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nxb Văn hóa và văn nghệ, tr,41.
hoạt động rộng lớn nên chúa Nguyễn đã cho thành lập thêm các đội khác như Thanh Châu khai thác yến sào ở vùng biển phủ Quy Nhơn; đội Hải Môn khai thác yến sào, hải vật, hóa vật của tàu ở Côn Lôn, Cù lao Khoai ngoài biển phủ Bình Thuận, và còn có chức năng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa và tất cả cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản để nhà nước dễ bề quản lí.
Về mặt tổ chức thì vẫn duy trì hình thức nửa dân sự nửa quân sự, vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính chất nhà nước, vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lý biển đảo33. Các đội trên không được quy định rõ ràng như đội Hoàng Sa, không định bao nhiêu suất mà tùy thuộc và khả năng của các thôn cung ứng tự nguyện. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại do đội Hoàng Sa kiêm quản? Bởi lẽ, đội Hoàng Sa được thành lập đầu tiên, là đội có nhiều kinh nghiệm nhất. Hơn vậy, dựa vào sản vật mà các đội thu lượm được thì không có nhiều vật quý như đội Hoàng Sa. Vật quý đối với Chúa ở đây là gì? Đó chính là vàng bạc hay súng ống, đây mới là mối quan tâm của Chúa. Ở vùng biển Hoàng Sa thường xuyên có bão, tàu bè qua lại đây thường xuyên bị đắm, và bị sóng đánh dạt vào bãi cát, đội Hoàng Sa sẽ tiến hành thu lượm lại những vật còn sót lại trôi dạt ven bãi cát và đặc biệt lưu tâm đến việc thu lượm những vật quý mà Chúa đã dặn dò.
Các đội được phân chia địa bàn hoạt động rõ ràng để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả cao. Địa bàn hoạt động của đội Hoàng Sa chủ yếu là vùng biển và hải đảo ngang với khu vực Lý Sơn và ngược lên phía Bắc, trong đó vẫn lấy quần đảo Hoàng Sa là trung tâm. Đội Bắc hải và các đội khác phân chia nhau phụ trách vùng biển đảo phía Nam từ Trường Sa đến Hà Tiên: Xứ Bắc Hải, quần đảo Côn Lôn và các đảo ở vịnh Xiêm.
Tất cả những người tham gia đội tuần tra biển đều là ngư dân thực hiện nhiệm vụ nhà nước. Họ tự nguyện ra nhập ngũ theo kiểu lính nghĩa vụ nên thường được gọi là “ngư binh”. Họ không được trả lương hàng tháng như
33
Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sđd, tr,51.
chính binh mà chỉ được miễn tiền sưu thuế cùng các tiền đồn tuần, tiền qua đò. Ngư binh là người dân nhưng khác dân thường ở trách nhiệm giữ gìn trật tự trên biển, là người đứng ra bảo vệ người dân cũng như thương buôn khỏi bọn thổ phỉ trên biển và ngăn chặn các vụ cướp bóc của bọn cướp biển. Họ phải tự bỏ tiền túi của mình ra để chi trả cho các hoạt động trên biển. Họ phải tự chuẩn bị thuyền, lương thực và các vật dụng cần thiết khác khi đi trên biển. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh, đôi khi phải hi sinh cả tính mạng. Mỗi chuyến đi ngoài lương thực họ còn mang theo chiếu, thẻ tre ghi tên tuổi quên quán dân binh, nẹp tre, dây mây để bó xác những thành viên chết trên biển cũng như an táng cho những người gặp nạn trôi dạt vào bãi cát.
Những ngư binh khi nhận lệnh sẽ nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc lên đường. Họ phải chuẩn bị lương thực cho quãng đường đi đến đảo, còn khoảng thời gian thực thi nhiệm vụ họ có thể kiếm thức ăn có sẵn trên đảo như cá, chim, rau… họ có quyền lượm những vật trôi dạt vào bờ, những vật quý giá sau khi trở về được định giá và nộp lại một khoản theo quy định, họ sẽ được quyền bán. Họ tự nấu ăn và thường ăn nước mắm (có thể dùng để giải khát vì rất hiếm nước ngọt). Theo Bí mật hải quân nhà Nguyễn của Hoàng Hải Vân hay Đội Hoàng Sa của Nguyễn Quang Ngọc, dân binh tự trồng rau gia vị trên mạn thuyền và thường ăn rau muống biển. Về vấn đề binh lương cho đội Hoàng Sa, đây là một bí mật quân sự của Chúa cũng như truyền lại cho đến nhà Nguyễn sau này. Đội Hoàng Sa có trồng 7 thứ rau: rau muống, rau húng, rau lang, hẹ, hành, tỏi, me đất (đến năm Tự Đức thứ 12 có thêm rau sam bay). Ngoài ra họ còn mang theo nhiều vật dụng đi biển cần thiết khác trong đó có cả lửa, họ giữ lửa bằng các dây dừa khô để có thể phục vụ cho việc nấu nướng trong quá trình đi tới đảo.
Nhiều ý kiến cho rằng đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn thành lập với mục đích kinh tế, vì hàng năm chúa sẽ cử vài ba chiếc thuyền ra đảo để thu nhặt những thứ có giá trị trôi dạt vào bãi cát để đem về đất liền. Tuy nhiên nếu nhìn nhận cụ thể hơn về số liệu đội Hoàng Sa tìm thấy những nguồn hóa
vật, hải vật là rất ít ỏi về cả số lượng và chủng loại, có lẽ ban đầu việc thành lập với mục đích kinh tế, nhưng sau khi khẳng định được vị thế của mình đội Hoàng Sa đã làm được nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn là vai trò về kinh tế.
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có chép: “hàng năm cứ tháng 2 nhận giấy
sai đi mang lương ăn đủ 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ đi 3 ngày 3 đêm thì đến đảo” đến tháng 8 họ sẽ trở về và mang theo sản vật nộp cho triều đình và nhận bằng xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ. Những thứ họ nhặt về nhiều ít không nhất định, có khi cũng về người không. “Tôi đã xem sổ của Cai đội cũ là Thuyên Đức hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ (1762) lượm được 80 hốt bạc, Năm Giáp Thân (1764) được 5.100 cân thiếc; Năm Ất Dậu (1765) được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu (1769) đến năm Quý Tỵ (1773), 5 năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được khối thiếc bát sứ và 2 khẩu súng bằng đồng mà thôi.”34. Từ những con số trên có thể thấy qua thế kỉ XVIII, chức năng của đội Hoàng Sa không phải lấy mục đích kinh tế là chính yếu nữa.
Có thể thấy nhiệm vụ của thổ binh là khá nặng nề không kém gì thủy binh chính quy, họ không thuần túy hoạt động vì kinh tế mà còn là thực hiện nghĩa vụ quân sự, mang trên mình sứ mệnh của quốc gia, và còn là công cụ để nhà nước thực thi chủ quyền. Thực hiện tuần tra, trình báo (thực hiện chức năng truyền tin) về thổ phỉ, ngoại bang xâm lấn và chống cướp biển. Họ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy để mang lại ổn định an ninh cho đất nước trên biển. Chính vì đội ngư binh nói chung và đội Hoàng Sa nói riêng đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, nên hình thức này được áp dụng cho đến mãi thời kì Tây Sơn và triều Nguyễn sau này. Và đây cũng là lực lượng tiền hải quân của quân đội Việt Nam ngày nay.
Về vận chuyển, vì điều kiện địa hình nên việc đi lại di chuyển của đất
nước chủ yếu là bằng đường thủy và sử dụng thuyền. Chính vì vậy các chúa
34
Dẫn lại Nguyễn Quang Ngọc, Đội Hoàng Sa: cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỉ 17, tr,9.
Nguyễn tiến hành chính sách quản lí và thu thuế đối với các thuyền tư nhân. Tại các địa phương đều có các cai lại, là các viên chức nhà nước trông coi việc chuyên chở hàng hóa và khách buôn trên các tàu tư nhân, và những cai trưng chuyên phụ trách thu thuế hoạt động của thuyền tư nhân. Có thể thấy việc hoạt động tư nhân là nhằm mục đích cá nhân nhưng nhà nước lại trưng dụng tư nhân vào việc vận chuyển cho nhà nước, tuy nhiên cũng có nhiều chính sách ưu đãi và trả công cho việc sử dụng này. Tuy không có một con số cụ thể nào về việc sử dụng thuyền tư vào việc công là bao nhiêu, cũng không rõ tổ chức đội vận chuyển như thế nào, nhưng có nhiều chứng cứ để chứng minh rằng đội hình vận chuyển đã được thiết lập vì điều kiện địa hình thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy và hoạt động chủ yếu là vận chuyển binh lương. Theo Đại Việt sử kí tiền biên, vào năm 1667, chúa Hiền đã đích thân giám sát một công trình nạo vét kênh Hồ Xá để vận chuyển thóc gạo. Thích Đại Sán khi đến Đàng Trong cũng miêu tả rằng, thuyền quan quân khi ra nghênh đón ông, được trang bị lộng lẫy, thuyền rất lớn, trên thuyền có 64 binh mà không hề thấy bếp núc và đồ nấu nướng trên thuyền, ông đã lo lắng rằng không biết họ sẽ ăn uống ra sao nhưng sau đó ông đã hiểu ra khi chứng kiến toàn bộ quãng đường, dọc các trạm dừng nghỉ ven biển đều có sẵn thức ăn cho những người đi thuyền bao gồm cả binh lính và thương nhân đến buôn bán. Không thấy bếp nấu ăn trên thuyền, điều này cũng thật dễ hiểu, bởi thuyền của Đàng Trong toàn bộ được làm bằng gỗ và tre, hơn thế nữa trên thuyền binh còn mang theo cả thuốc súng và hỏa khí, nên việc cấm lửa là điều đương nhiên cần làm để tránh gây cháy nổ và gây thiệt mạng cho binh lính.
Ý tưởng thành lập các đội vận chuyển được hình thành do nhu cầu ngày càng cao của chiến tranh. Chưa hề có một tư liệu nào nói về việc vận chuyển trước năm 1667. Có thể vào những năm đầu diễn ra cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, cũng như nền kinh tế Đàng Trong chưa khởi sắc, vấn đề vận chuyển chưa được chú trọng. Nhưng khi nhu cầu cung cấp binh lương cho số lượng binh lính ngày càng tăng, chiến tranh kéo dài cần thiết phải tiếp
tế, cũng như sự nở rộ về cung ứng nguồn hàng cho kinh tế; vận chuyển đã trở thành một nghề trung gian và đóng một vị trí rất quan trọng trong cả kinh tế và chính trị quân sự. Chúa Nguyễn sử dụng thuyền tư nhân vào việc công nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà binh và cũng tiết kiệm hơn cho chi phí nhà nước trong việc đóng tàu, vận chuyển và nguồn nhân lực.
Có thể thấy, đội truyền tin và đội vận chuyển của Chúa chủ yếu tổ chức theo hình thức bán quân sự. Họ đảm bảo việc tuần tra, truyền báo tin tức, tình hình biển đảo, có chức năng chính về chính trị, song đồng thời còn có cả chức năng về kinh tế.