4. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong
Trên những chính sách mà Chúa đề ra, lực lượng thủy binh của Đàng Trong ngày càng lớn mạnh. Chúa liên tục tuyển quân và gia cố hạm đội. Bên cạnh đó việc mở rộng quan hệ với phương Tây cũng đã đem lại một nguồn cung lớn về vũ khí và cải tiến vũ khí cho quân đội đặc biệt về trọng pháo và súng ngắn, làm tăng hiệu quả đánh từ xa cũng như đánh giáp lá cà, xóa dần đi vai trò của cung tiễn. Vũ khí trang thiết bị đầy đủ, hạm đội thuyền gia cố cung phu, quân binh nề nếp quy củ, luyện tập thường xuyên. Quân tuần tra biển chúa Nguyễn đánh tan được cướp biển Tây Ban Nha và bắt được một số cướp biển Xiêm ở vùng biển Bình Thuận. Thủy binh có cơ hội thể hiện được khả năng chiến đấu nhạy bén, kết hợp với lực lượng truyền tin chính xác và lực lượng vận chuyển đã tạo nên nhiều chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc đánh đuổi ngoại bang do thám can thiệp: đánh tan cuộc tấn công của Đông Ấn Hà Lan, đánh chìm tàu Nhật Bản, đánh đuổi quân Anh ở đảo Côn Lôn….
* Đánh chìm tàu hải tặc Nhật Bản
Cuối thế kỉ XVI, dưới thời Nguyễn Hoàng, hải tặc Nhật Bản đã đến nhũng nhiễu vùng biển nước ta. Có nhiều tài liệu cho rằng, thủy quân của Chúa đã đánh tan được 6 chiến thuyền của Nhật Bản, nhưng thực ra đây là tàu hải tặc Nhật Bản thường xuyên hoành hành cướp bóc tàu thuyền khi đi qua vùng biển phía đông và đông nam Trung Hoa. Đến năm 1585, đoàn thuyền hải tặc này đã đến tiến hành cướp bóc gây nhũng nhiễu cùng biển nước ta ở vùng biển Cửa Việt. Nhận được tin, Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ sáu của Nguyễn Hoàng đã điều binh đánh chìm hai chiếc tàu Ngọa khấu (giặc lùn Kenki). Trong Nguyễn Hoàng và vùng đất phương Nam hay sách Đại Nam
thực lục chép giặc Tây Dương (gọi là Hiển Quý tặc, tức là giặc giàu sang) đi 5
chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phúc Nguyên lĩnh hơn 10 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển đánh tan 2 chiếc thuyền giặc. Giặc Hiển Quý sợ chạy. Từ đó vùng biển thuyền bè trên biển được yên ổn qua lại. Cuộc đụng độ này là mối duyên cơ dẫn đến nhiều mối quan hệ sau này giữa Đàng Trong và Nhật Bản.
Năm 1599, một chiếc tàu Kenki khác bị mắc cạn tại cửa Eo (Thuận An- Huế) khi đang hoạt động và bị một tướng của Nguyễn Hoàng chặn bắt, toàn bộ thủy thủ đoàn tàu cướp biển bị bắt, tài sản trên tàu bị tịch thu. Đến năm 1601 Chúa Nguyễn gửi bức thư ngoại giao đầu tiên đến Nhật Bản và chính thức bắt đầu mối quan hệ giao thương trên biển.
* “Giao chiến” với hải quân của công ty Đông Ấn Hà Lan năm 1643
Mối liên hệ đầu tiên của Hà Lan đối với Đàng Trong là vào năm 1601 khi hai thương thuyền Leiden và Hoarlen của người Hà Lan ghé vào vùng bờ biển Đàng Trong, 23 thủy thủ trên tàu bị người dân bắt và sát hại. Sau sự kiện đó, Hà lan vẫn nỗ lực tạo mối quan hệ với Đàng Trong và đến năm 1633, Hà lan đã thành lập được thương điếm ở Hội An nhưng ngay đến năm 1638 thì bị buộc phải đóng cửa. Nhiều cố gắng mà công ty Đông Ân Hà Lan không thiết lập được quan hệ giao thương với Đàng Trong nên đã chuyển hướng ra Đàng Ngoài để buôn bán. Sự kiện Hà Lan chuyển hướng ra Đàng Ngoài đã dự báo một khối liên minh chống lại Đàng Trong được hình thành. Và quả thật liên minh đó đã được hình thành, và càng đẩy căng hơn mối quan hệ giữa Đàng trong và Hà Lan. Mùa Xuân năm 1642, hai thuyền của công ty Đông Ấn Hà Lan trên đường từ Formosa (Đài Loan) trở về Batavia bị đắm ở ngoài khơi Hội An, 82 người thoát nạn bị chính quyền Đàng Trong cầm tù, toàn bộ hàng hóa trục vớt được bị tịch thu. Hà Lan nhận được tin dữ đã quyết định liên kết với Đàng Ngoài. Trong hai năm 1642 và 1643, Batavia tổ chức 3 chiến dịch liên quân với Đàng Ngoài, gửi tổng cộng 13 chiến thuyền và khoảng 1.000 người sang tham chiến. Hai đợt liên minh đầu do sự chậm trễ của chúa Trịnh
nên đã đổ vỡ, đợt liên minh thứ 3 vào mùa hè năm 1643, Hà Lan sử dụng 3 chiến tàu còn lưu lại ở Đàng Ngoài, phái thêm 3 tàu nữa chở theo 200 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Pieter Baeck đi hội quân với chúa Trịnh để đánh Đàng Trong. Trong khi đi qua vùng biển Cù Lao Chàm (cửa Eo thì đúng hơn), 3 tàu của Hà Lan bất ngờ bị quân của Đàng Trong tấn công nên chịu tổn thất nặng nề, không kịp đến Nhật Lệ hội quân với quân của chúa Trịnh.
Sách Đại Nam thực lục có chép lại: “Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền
ngoài cửa biển, chúa đang bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phúc Tần) tức thì mật báo với chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh. Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết. Thế tử tự đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển. Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất chiến thuyền ra theo đi, đến cửa biển thì thuyền của thế tử đã ra đến ngoài khơi, Trung lấy cờ vẫy lại nhưng thế tử không quay lại, Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiến thuyền trước sau lướt nhanh như bay, giặc khiếp sợ, nhằm thẳng hướng đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiến thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn, tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt thuyền mà chết”. Lợi thế của thủy binh Đàng Trong là thuyền nhỏ hơn, dễ dàng di chuyển, nhanh nhẹn và đông quân hơn hẳn (khoảng 50 chiến thuyền với gần 500 binh). Mặc dù tàu của Hà Lan có dùng súng đạn, hay trọng pháo bắn cũng không thể kịp được tốc độ bám sát thuyền của Đàng Trong. Sau khi bám sát một số quân của Đàng Trong đã trèo lên thuyền chặt cột buồn, số còn lại dùng đạn pháo và câu liêm phá tan tác thuyền giặc. Thuyền trưởng Hà Lan bị dồn vào thế tuyệt vọng đã châm lửa đốt kho thuốc súng, tất cả đều chết chỉ còn 7 người nhảy được xuống biển nhưng đều bị Đàng Trong bắt lại.
Mục đích lớn nhất của Hà Lan đến Đàng Ngoài là để buôn bán, việc liên minh cũng là vì mục đích giành được lòng tin để có thể đặt thương điếm, nhưng chúa Trịnh lại chỉ vì mục đích quân sự không hề muốn đưa thương nhân sang, chỉ muốn sử dụng quân đội của Hà Lan. Chính vì vậy đã dẫn đến mối quan hệ giữa Hà Lan và Đàng Ngoài bị đoạn tuyệt, tuy nhiên Hà Lan vẫn duy trì tình
trạng chiến tranh với Đàng Trong. Năm 1644, Batavia cử một hạm đội sang đánh phá bờ biển Đàng Trong nhưng không đạt kết quả gì, đến năm 1651 Hà Lan kí hòa ước với Đàng Trong, quan hệ tồn tại trong không khí thù hằn. Tàu Hà Lan buôn bán ở biển Đông đã gây ra nhiều cuộc bạo loạn tấn công và bắt giữ tàu ngoại quốc khi đến Đàng Trong buôn bán, làm cho an ninh vùng biển Đàng Trong bị ảnh hưởng, buộc chúa Nguyễn thắt chặt biện pháp an ninh bờ biển.
* Đánh quân Anh ở đảo Côn Lôn
Đảo Côn Lôn (Poulo Condor)46
có vị trí quan trọng và có khả năng buôn bán cao, nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên sớm được người phương Tây biết đến. Ở đây có thể dễ dàng tìm thấy nguồn lợi phong phú tiền lời và của cải. Nhận thức được điều đó, năm 1702 công ty Đông Ấn Anh đã ngang nhiên đổ quân chiếm cứ Côn Đảo, xây dựng pháo đài, cột cờ với 200 quân mã Lai canh giữ. Theo sách Đại Nam thực lục tiền biên, vào mùa thu, tháng 8 năm 1702 có 8 chiếc thuyền của người Man Anh Liệt (người Anh) do Nhất ban Tô Thích Già Thi chỉ huy, cùng các sĩ quan Nhị ban, Tam ban, Tứ ban và khoảng hơn 200 lính đánh chiếm đảo Côn Lôn “kết
lập trại sách, của cải chứa đầy như núi, bốn mặt đều đặt đại bác”47. Khi đó Côn Lôn thuộc quyền cai quản của dinh Trấn Biên, người cai quản là Trương Phúc Phan (chồng của công chúa Ngọc Nhiễm) đem việc báo lên chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa đã sai Phúc Phan tìm cách diệt quân xâm lược. Phúc Phan liền tuyển chọn 15 người Chà Và giả dạng là quân Anh Liệt, chà trộn vào đội ngũ của giặc, chờ thời cơ sơ hở để đánh tan quân xâm lược. Sau khi đã thâm nhập được vào đội ngũ địch, người Chà Và nhân đêm phóng lửa đốt trại, đâm chết nhất ban, nhị ban, bắt được ngũ ban trói lại, còn tam ban, tứ ban chạy thoát thân theo đường biển. Quân của Phúc Phan nghe tin báo dùng thuyền binh ra Côn Lôn, thu hết của cải tịch thu được dâng nộp, Chúa vui mừng trọng thưởng hậu hĩnh cho những người có công theo thứ bậc.
46 Đảo Côn Lôn là đảo lớn nhất trong quần đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
47
Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr,71.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh chính trị có nhiều biến động lớn, Đàng Trong vẫn đứng vững qua nhiều sóng gió để vươn lên sánh ngang với Đàng Ngoài. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã đề ra những chính sách phát triển riêng để xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh. Chúa Nguyễn đã phân định rõ việc tổ chức, biên chế quân đội thành nhiều cấp bậc khác nhau, chia thành nhiều dinh (dinh được coi là đạo quân cũng coi như đơn vị phân chia hành chính). Đặc biệt còn phải kể đến phép duyệt tuyển mà Chúa ban hành, chia dân thành các hạng để phục vụ cho việc tuyển mộ binh lính, đây được coi là phép quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức quân đội, và điều này cũng khẳng định vị thế độc lập của Đàng Trong so với Đàng Ngoài. Chúa cũng tiến hành trang bị, cải tiến vũ khí, phát triển đóng tàu để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu chiến tranh cũng như việc đi lại. Đồng thời quy chế trong quân ngũ cũng được thắt chặt, Chúa định rõ hình thức thưởng phạt cũng như mức thưởng trong quân đội. Binh lính được trả lương theo tháng, không phải tham gia các việc tư, đây là một tiến bộ về mặt tư tưởng khi chúa Nguyễn không coi lính như khổ sai. Đồng thời, tuy dựa trên những nền tảng chính sách cũ, nhưng Chúa Nguyễn đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với Đàng Trong. Vẫn là chính sách “ngụ binh ư nông” dưới triều Trần, nhưng Chúa đã vận dụng phù hợp hơn, Chúa sử dụng dân làm binh nhưng theo hình thức bán quân sự, không sáp nhập vào quân đội chính quy những vẫn tham gia làm nhiệm vụ nhà nước điển hình là thiết lập đội Hoàng Sa. Ngoài những chính sách đề ra cụ thể, Chúa còn thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả, bất thành văn khác. Thủy quân dưới thời chúa Nguyễn đã tham gia nhiều hoạt động khác nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bên cạnh đó là hoạt động thực thi chủ quyền, chống cướp biển và cứu nạn.
Với một triều đại còn non trẻ thì chính sách về thuỷ quân của chúa Nguyễn đã đóng góp vai trò quan trọng, được coi như là tiền đề trong việc xây dựng và phát triển lực lượng thủy quân theo hướng thủy quân biển (hải
quân sau này). Những chính sách này, cũng là bệ đỡ tạo nên những chiến công lớn trên biển mà thủy quân Đàng Trong giành được. Những hoạt động bất thành văn của Chúa đã tạo tiền đề manh nha cho những chính sách phát triển thủy quân giai đoạn sau đặc biệt trong vấn đề ổn định an ninh, đảm bảo chủ quyền vùng biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. J.Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793), Nxb Thế giới.
3. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 4. Cristophoro Borri (2016), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 5. L. Cacdier(2003), BAVH-Những người bạn cố đô Huế (tập 16), Nxb
Thuận Hóa.
6. Trần Đức Cường (2014), Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam
Bộ (từ khởi thủy đến năm 1945), Nxb khoa học xã hội.
7. Trần Đức Cường, Văn hóa biển của người miền Trung và thủy quân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII, Nghiên cứu – trao đổi, Phát triển kinh tế- xã
hội Đà Nẵng.
8. Xuân Chiêm (1998), Người Anh với Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, Tạp chí Xưa và Nay, số 49B.
9. Nguyễn Khoa Chiêm (1990), Nam triều công nghiệp diễn chí, Nxb Đại
học và Giáo dục chuyên nghiệp.
10. Nguyễn Phước Bảo Đàn, Biển và vai trò của biển trong mạng lưới giao
thương Đông- Tây ở miền Trung Việt Nam, Nghiên cứu- trao đổi , Phát
triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng.
11. Nguyễn Văn Đăng, Truyền thống đóng tàu thuyền của cư dân Quảng Nam: Một sắc thái nổi bật của văn hóa biển đảo miền Trung, Nghiên
cứu- trao đổi, Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng.
12. Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí (dịch giả Nguyễn Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh), Nxb Giáo dục.
13. Lê Quý Đôn (1964), Phủ Biên tạp lục (quyển 1), Nxb Khoa học.
14. Nguyễn Thị Hải, Chính sách nội thương của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (94), năm 2015.
16. Trúc Khé, Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam, Nxb Ngày mai. 17. Nguyễn Văn Kim (2008), Người Việt với biển, Nxb Thế giới.
18. Phan Khoang (1991), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 19. Nguyễn Thanh Lợi, Văn Hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam,
Nxb Phụ nữ.
20. Nguyễn Thanh Lợi, Ghe bầu xứ Quảng, Nghiên cứu- trao đổi, phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng.
21. Trần Thị Mai, Quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam
Bộ dưới thời chúa Nguyễn và vường triều Nguyễn (thế kỉ 17-19), Science
& Technology Development, Vol 16, No.X1- 2013.
22. Charles B. Maybon (2006), Những người Châu Âu ở nước An Nam, Nxb Thế giới.
23. Nguyễn Trọng Minh (2016), Tìm hiều về quân đội triều Nguyễn giai đoạn
1858-1884, tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 5.
24. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục. 25. Nguyễn Quang Ngọc, Đội Hoàng Sa: cách thức thực thi chủ quyền độc
đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỉ 17, 18 và đầu thế kỉ 19, Nghiên cứu Đông Nam Á , tháng 2/2012.
26. Nguyễn Thanh Nhã (2013), Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII, Nxb Trí thức.
27. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006) Đại Nam thống nhất chí, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế.
28. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục (tập 2), Nxb Giáo dục.
29. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998) Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục.
31. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 2), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục.
32. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 3), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục.
33. Nguyễn Trọng Phấn (2016), Xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVII, Nxb Tổng
hợp tp Hồ Chí Minh.
34. Alexandre De Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Ủy ban đoàn kết công giáo Tp Hồ Chí Minh.
35. Alexandre De Rhodes (1653), Hành trình và truyền giáo, Nxb Cramoisy. 36. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, Nxb Viện đại học Huế.
37. Trần Đức Anh Sơn, Việt Nam cần học gì từ quân sự Nhật? Web: https://anhsontranduc.wordpress.com/2015/09/20/vie%CC%A3t- nam-can-hoc-gi-tu-quan-su-nha%CC%A3t/
38. Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn, nghiên cứu –trao đổi, Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng.