5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Thanh niên trong quá trình khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – gọi chung là nhóm Startup tại Hà Nội
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thanh niên, cá nhân/nhóm cá nhân/ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang sử dụng dich vụ tại cơ sở ƣơm tạo tại Hà Nội (gọi chung là nhóm startup)
- Thời gian: 8/2017 – 12/2017
- Nội dung nghiên cứu: Xác định nhu cầu sử dụng các dịch vụ mà cơ sở ƣơm tạo cung cấp; khả năng đáp ứng nhu cầu của các cơ sở ƣơm tạo, yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ ƣơm tạo của cơ sở đó…
- Yếu tố nào tác động đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ở cơ sở ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam còn tƣơng đối thấp. Thị trƣờng Việt Nam có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác.
- Các dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của nhóm thanh niên khởi nghiệp đang sử dụng.
- Yếu tố có tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp do thanh niên làm chủ bao gồm môi trƣờng chính sách, ảnh hƣởng từ cộng đồng, chi phí sử dụng dịch vụ, hiệu quả mang lại, nhận thức dễ sử dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ sở ƣơm tạo và sự tín nhiệm của thanh niên với cơ sở ƣơm tạo đó.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phân tích tài liệu
Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu có liên quan trong và ngoài nƣớc – desk study (thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu) từ các nguồn tạp chí quốc tế, tạp chí Việt Nam, trang web của các tổ chức, câu lạc bộ khởi nghiệp, các cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp nhƣ Ngân hàng Thế giới, OECD, Tổ chức Lao động Quốc tế, infoDev1, Tổng cục Thống kê, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… Từ các nguồn tài liệu này, luận văn tổng hợp và liên kết các số liệu, luận điểm để cung cấp thêm luận cứ cho các nội dung nghiên cứu cũng nhƣ làm rõ các luận điểm của luận văn.
7.2. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện đối với 02 chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp là những chuyên gia về đổi mới sáng tạo và quản lý KH&CN về rào cản trong chính sách hiện nay cũng nhƣ triển vọng khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam; 08 trƣờng hợp cá nhân đang sử dụng dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo để đánh giá về dịch vụ đang sử dụng và 02 đại diện của các cơ sở ƣơm tạo (bao gồm 01 giám đốc và 01 quản lý) về hững khó khăn và thành tựu đạt đƣợc trong quá trình hoạt động của các cơ sở ƣơm tạo. Đối với từng nhóm đối tƣợng thì nội dung phỏng vấn sâu là khác nhau.
1 infoDev là một chƣơng trình của Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các doanh nhân tăng trƣởng cao ở các nền kinh tế đang phát triển. Chƣơng trình này là một phần của Đơn vị Sáng tạo và Khởi nghiệp của Tập đoàn Thƣơng mại và Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu
7.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Là phƣơng pháp định lƣợng, tôi sử dụng 02 mẫu bảng hỏi đƣợc chuẩn hóa bao gồm hơn 20 câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ ngƣời trả lời. Cụ thể: 01 mẫu bảng hỏi dành cho cá nhân đang sử dụng dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo và 01 mẫu bảng hỏi dành cho cơ sở ƣơm tạo đánh giá về dịch vụ đang cung cấp.
Trong khảo sát này, tác giả phát ra 250 phiếu dành cho cá nhân thu về đƣợc 215
phiếu trả lời hợp lệ và đƣợc xử lý qua chƣơng trình SPSS 18.0 và 02 mẫu bảng hỏi dành cho 2 cơ sở ƣơm tạo đạt đủ tiêu chí (xem thêm chƣơng 1 mục 1.3). Các mẫu đƣợc lựa chọn theo quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện ở 02 cơ sở cung cấp dịch vụ ƣơm tạo tại hà nội. Do đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu nên việc chọn mẫu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện tại các cơ sở ƣơm tạo. Đây là cách lựa chọn phù hợp với điều kiện và trƣờng hợp của tôi về mặt thời gian, kinh phí và công tác phát bảng hỏi cũng đƣợc diễn ra dễ dàng mà vẫn đảm bảo đƣợc tính đại diện của mẫu.
Cơ cấu mẫu:
SL % Giới tính Nam 162 75.3 Nữ 53 24.7 Tổng 215 100.0 Nhóm tuổi 20 – 25 91 42.3 25 - 34 124 57.7 Tổng 215 100.0
Tham gia khóa tập huấn ngắn hạn liên quan khởi nghiệp
Đã từng 117 54.4 Chƣa từng 98 45.6 Tổng 215 100.0 Có trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh - B1) Có 198 92.1 Không 17 7.9 Tổng 215 100.0
8. Khung phân tích
Để đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ ƣơm tạo tại cơ sở ƣơm tạo có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cũng nhƣ nhiều tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá khác nhau. Trong nghiên cứu này, giả thuyết rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến chấp nhận và sử dụng dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo bao gồm:
(1)Hiệu quả mong đợi: Mức độ startup tin tƣởng rằng sử dụng nhóm dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo giúp startup gọi vốn thành công.
(2)Nhận thức dễ sử dụng: sự linh hoạt trong thời gian mở cửa hoạt động của CSƢT đáp ứng nhu cầu khác nhau về thời gian của startup
(3)Ảnh hƣởng của truyền thông: Là cá nhân sử dụng dịch vụ bị tác động bởi kên truyền thông
(4)Nhận thức chi phí sử dụng dịch vụ: chi phí hợp lý cho các dịch vụ sử dụng tại CSƢT
(5)Môi trƣờng chính sách
Bối cảnh thị trƣờng
(Tiềm năng khởi nghiệp của thị trƣờng Việt Nam)
Thực trạng sử dụng dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo
- Dịch vụ hành chính/văn phòng; - Dịch vụ tổ chức hạ tầng - Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh - Dịch vụ tài chính và tiếp cận tài
chính - Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lƣới - Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức - Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu. Mức độ dễ sử dụng
(thời gian hoạt động của CSƢT linh hoạt) Yếu tố cá nhân (giới tính, tuổi, …) Môi trƣờng chính sách Mức độ sự tín nhiệm Chi phí sử dụng dịch vụ Ảnh hƣởng từ truyền thông Khả năng đáp ứng dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo
Hiệu quả mong đợi
(khả năng gọi vốn của CSƢT cho các startup)
(6)Khả năng đáp ứng dịch vụ của CSƢT: là khả năng cung cấp các dịch vụ ƣơm tạo mà startup cho rằng là cần thiết và có nhu cầu sử dụng. CSƢT cung cấp dịch vụ hỗ trợ có tính chuyên nghiệp cao là CSƢT có khả năng cung cấp dịch vụ chất lƣợng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
(7)Sự tín nhiệm: là khả năng cung cấp dịch vụ nhƣ đã thỏa thuận một cách tin cậy và chính xác. Sự tín nhiệm của CSƢT bao gồm các yếu tố nhƣ: có thực hiện đúng cam kết với khách hàng không,… CSƢT có uy tín sẽ tạo đƣợc sự tin cậy cao đối với khách hàng sử dụng dịch vụ và khiến cho khách hàng có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở Đầu, Kết luận và Khuyến nghị, nội dung luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về nhu cầu sử dụng dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Một số yếu tố tác động đến việc sử dụng các dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƢƠM TẠO CỦA
THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thanh niên
Theo Luật Thanh niên 2005 thì Thanh niên đƣợc quy định là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cƣ, có thể định nghĩa Thanh niên là một bộ phận phức hợp của dân cƣ của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 [Đặng Cảnh Khanh, 2006]. Nhƣ vậy, bộ phận dân cƣ đƣợc gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tƣơng đối với các bộ phận dân cƣ khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội - dân cƣ “thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đƣờng ranh giới nhóm (group boundary) rất mong manh, bởi các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cƣ “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trƣng này hàm chứa cả những ƣu điểm và cả những nhƣợc điểm của nhóm xã hội - dân cƣ “thanh niên”.
Một số ngƣời chia “thanh niên” thành 3 tiểu nhóm (subgroup) ở các độ tuổi 14- 17, 18-21, 22-25 (ở đây giới hạn cho tuổi “vị thành niên và thanh niên” đƣợc tính từ 14 đến 25) [Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, 2003]. Trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác lại chia “thanh niên” thành các tiểu nhóm theo các độ tuổi 15-19, 20-24 và 25-29 [Tông cục Thống kê, 2006].
Trong một chuyên khảo xuất bản gần đây, Đặng Cảnh Khanh lại chia “dân số thanh niên” thành hai nhóm lớn theo các độ tuổi, 15–24 và 25–34 (ở đây giới hạn độ tuổi của thanh niên đƣợc tính từ 15 đến 34) [Đặng Cảnh Khanh, 2006].
Ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cƣ “thanh niên” còn có thể đƣợc chia thành các tiểu nhóm khác nhau, nhƣ thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu
lấy địa bàn cƣ trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt) v.v...
Ngoài ra, họ còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Khái niệm thanh niên sử dụng trong luận văn, đƣợc hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi, có sức khỏe tinh thần và thể chất.
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Cho đến nay, tồn tại nhiều định nghĩa về “khởi nghiệp” và “doanh nghiệp khởi nghiệp” với nhiều ý hiểu khác nhau. Trong tiếng Anh, khái niệm KNST (startup hoặc start-up) đƣợc hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của con ngƣời đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Để phân biệt “khởi nghiệp” với hoạt động “lập nghiệp thông thƣờng”, khái niệm khởi nghiệp đƣợc gắn với đặc thù là dựa trên sáng tạo, vì vậy thƣờng dùng khái niệm “khởi nghiệp ĐMST”.
Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về doanh nghiệp khởi nghiệp, chỉ thấy Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Trong Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đƣợc mô tả là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trƣởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”.
Theo nghiên cứu của Steve Blank định nghĩa Startup là doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời, đƣợc thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng [Steve Blank, 2010].
kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới… Trải qua quá trình ƣơm tạo trong các cơ sở ƣơm tạo và hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
Còn lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tƣ nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh nhƣ mở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... mà không cần trải qua quá trình ƣơm tạo.
Tổng quát lại, có thể hiểu DNKN (Startup) luận văn nhắc tới là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), gắn với những ứng dụng của khoa học công nghệ. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức đƣợc thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất và có cơ hội tăng trƣởng nhanh, xây dựng một phân khúc thị trƣờng mới gắn liền với hệ sinh thái khởi nghiệp; tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nƣớc mà với tất cả công ty trên thế giới. Starup hoạt động cần gọi góp vốn đầu tƣ từ các tổ chức/cá nhân khác.
1.1.2.1. Các đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp
Thứ nhất, Đột phá và sáng tạo
Đột phá và sáng tạo là một xu hƣớng tất yếu trong hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0. Giá trị của trí tuệ, sáng tạo và vô cùng to lớn, góp phần tạo sự đột phá và quyết định khả năng cạnh tranh của DNKN trong điều kiện tiền vốn, máy móc hay cơ bắp là hữu hạn.
Tăng trƣởng cao dựa vào sáng tạo và tiềm năng của DNKN, với những ý tƣởng kinh doanh mang tính đột phá và sáng tạo. Dựa vào những ý tƣởng kinh doanh mang tính đột phá và sáng tạo dựa trên những giả thuyết không chắc chắn, nhƣng đã rõ nhu cầu của thị trƣờng và nếu việc hoạt động nhƣ dự định, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đem lại một lực đẩy mạnh mẽ cho DNKN.
Công nghệ thƣờng là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một DNKN. Đây là yếu tố quyết định, là mục tiêu kiên quyết theo đuổi của các DNKN. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì DNKN cũng cần áp dụng công nghệ để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cũng nhƣ tham vọng tăng trƣởng.
Thứ hai, Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận lớn
Khác với doanh nghiệp truyền thống đề cao việc tạo ra lợi nhuận và một khi đạt đƣợc lợi nhuận mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp. DNKN sẽ đam mê tăng
trƣởng công ty càng nhanh càng tốt, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trƣởng. DNKN sẽ muốn nhân bản mô hình kinh doanh thành công của mình ra khắp thế giới.
DNKN xem mình là ngƣời đi khai phá thị trƣờng, họ tạo ra ảnh hƣởng cực lớn. Một DNKN sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trƣởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. DNKN xây dựng mô hình kinh doanh để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể cung cấp ở nhiều thị trƣờng khác nhau và có thể tùy chỉnh trong mô hình chuyển đổi khách hàng (ví dụ: hỗ trợ khách hàng, ngôn ngữ, hậu cần, hoạt động tiếp thị), nhƣng nhìn chung, thị trƣờng toàn cầu có thể đƣợc giải quyết đồng thời với cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi. Nếu bạn chỉ muốn doanh nghiệp ổn định để cho bạn có thể sống còn thì bạn đang nhắm tới doanh nghiệp nhỏ chứ không phải là DNKN.
DNKN sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho ngƣời dùng, nhằm có đƣợc một lƣợng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ.
Thứ ba, Khởi đầu khó khăn và rủi ro cao
So với doanh nghiệp truyền thống DNKN có nhiều rủi ro hơn và cũng có nhiều lợi thế hơn. DNKN thƣờng làm việc theo nhóm để xây dựng doanh nghiệp dựa trên