Những hạn chế, bất cập xuất phát từ tình hình thực tế tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh tây ninh​ (Trang 56 - 62)

2.2.2.1. Nhiều văn bản sao chép, quy định lại nội dung đã quy định tại văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật năm 2015 thì “văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết”. Tuy nhiên, đa số quyết định của UBND tỉnh lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp sao chép lại một số quy định của nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và bổ sung thêm một số tiêu chí, tưởng như là để cho rõ hơn nhưng đó lại trái với quy định và tinh thần của Luật năm 2015. Cụ thể:

- Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quy định lại một số nội dung của Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐND như: điều kiện hỗ trợ; các lĩnh vực đổi mới công nghệ được hỗ trợ; các loại hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ được hỗ trợ; mức hỗ trợ; nội dung hỗ trợ; hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đạt giải thưởng về thương hiệu; hỗ trợ sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề mang địa danh của tỉnh.

- Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quy định lại một số nội dung của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND như: nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ; mức trần vốn vay được hỗ trợ; nội dung, mức hỗ trợ; vốn và nguồn vốn thực hiện.

26 Lê Thị Ngọc Mai, 2019, Văn bản pháp quy đính kèm - Một số khía cạnh cần làm rõ. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 6 (327), trang 48-53;

- Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quy định lại toàn bộ nội dung Chương II Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm: các hình thức liên kết, hợp đồng liên kết, dự án liên kết. Ngoài ra, Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND còn quy định lại Điều 5, 6, 7 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND.

2.2.2.2. Chất lượng văn bản QPPL lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của CQĐP tỉnh Tây Ninh.

Việc soạn thảo đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng ngày một nâng cao nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể:

Một là, trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL là việc tổ chức khảo sát, sơ, tổng kết, đánh giá tác động của chính sách, thủ tục hành chính, dự báo các điều kiện thi hành pháp luật chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL quan tâm thực hiện, nên một số nội dung văn bản QPPL còn tách rời thực tiễn thực hiện thực thi pháp luật, vẫn mang nặng tư duy pháp lý thuần túy, thiếu nhạy bén trong việc phát hiện, kiến nghị những vấn đề bức xúc trong xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng văn bản ở Trung ương và địa phương còn tách rời, chưa trở thành một thể thống nhất để tạo nên một hệ thống pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp hoàn chỉnh.

Hai là, một số cơ quan chưa chủ động trong việc tham mưu cho HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Do đó đã dẫn đến trường hợp có đăng ký nội dung vào chương trình xây dựng văn bản nhưng không trình kịp theo thời gian đăng ký; một số tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết chính sách của HĐND cấp tỉnh nội

dung chưa đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định (những nội dung chính của nghị quyết; dự kiến nguồn lực; điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết…)27.

Ba là, một số nội dung văn bản được ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. (Xin xem chi tiết tại mục 2.1.3.2 của Luận văn).

2.2.2.3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thỏa thuận quốc tế

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 thì CQĐP cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế chưa được CQĐP cấp tỉnh quan tâm thực hiện. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Tây Ninh chưa ban hành văn bản QPPL nào điều chỉnh nội dung này. Nhưng tính đến tháng 10/2019, tỉnh Tây Ninh ký kết tổng cộng 06 bản Thỏa thuận hợp tác quốc tế (02 bản Thỏa thuận hợp tác với 02 Thành phố của tỉnh Chungcheobuk Hàn Quốc; 04 bản Thỏa thuận hợp tác với các tỉnh của Campuchia) . Theo đó, việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã ký kết tại địa phương chủ yếu có cơ quan chủ trì quản lý thực hiện chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành; chưa mang lại hiệu quả cao; chỉ mang tính thời vụ, chủ yếu là thực hiện các báo cáo có liên quan đến các nội dung đã ký kết khi cơ quan Trung ương có yêu cầu.

Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đánh dấu sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập này sẽ thúc đẩy CQĐP cấp tỉnh ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, trong tình hình Trung ương chưa có

27 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 37/BC-HĐND ngày 29/10/2019 báo cáo kết quả thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

những quy định chặt chẽ về vấn đề này thì CQĐP cấp tỉnh phải chủ động ban hành văn bản QPPL liên quan đến ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phù hợp với tình hình địa phương để đảm bảo việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế được thực hiện hiệu quả, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp địa phương phát triển ra thị trường quốc tế.

2.2.2.4. Còn hiện tượng xem nhẹ ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Luật năm 2015 thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. Theo quy định trên thì khi tiến hành soạn thảo văn bản QPPL cơ quan soạn thảo phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng của pháp luật. Đây không chỉ là vấn đề hình thức mà ngôn ngữ có ảnh hưởng tới nội dung văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, một số cơ quan soạn thảo vẫn chưa quan tâm đến ngôn ngữ sử dụng trong văn bản QPPL đã dẫn đến việc soạn thảo văn bản QPPL không có chất lượng, không thể hiện được hết mục đích mà văn bản đó hướng đến điều chỉnh. Ví dụ: Tại tiểu mục 2 Phần I danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND sử dụng không thống nhất một số từ như: rau – rau ăn lá - rau ăn quả; quả thực phẩm – rau ăn quả…

2.2.2.5. Hạn chế về nguồn nhân lực

Theo báo cáo số 2652/BC-STP ngày 09/12/2019 của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh báo cáo công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 thì tính đến tháng 12/2019 thì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không có phòng Pháp chế; toàn tỉnh có 16 cán bộ làm công tác pháp chế ở 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, trong đó 14/16 cán bộ là kiêm nhiệm.

Về trình độ chuyên môn thì trong 16 cán bộ phụ trách pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chỉ có 08 cử nhân luật và 08 cử nhân chuyên ngành khác. Riêng đối với Sở Tư pháp, tính đến tháng 12/2019 thì chỉ có 04 công chức phụ trách công tác xây dựng văn bản QPPL của tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh (gồm 01 lãnh đạo Phòng và 03 chuyên

viên). Từ số liệu trên cho thấy, chất lượng công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh ban hành không đúng trình tự, thủ tục; không mang tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật chung; không phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để làm rõ thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh Tây Ninh tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình ban hành văn bản QPPL lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh với các nội dung như (i) kết quả ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; (ii) phân tích tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; (iii) đánh giá tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp tại Tây Ninh tác giả đưa ra những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. Theo đó, tác giả đã nêu lên được những hạn chế bất cập xuất phát từ quy định pháp luật và những hạn chế, bất cập xuất phát từ thực tiễn của tỉnh Tây Ninh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỂ CHẾ HÓA NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH TÂY NINH

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh nói riêng là một nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Đảng và Nhà nước hiện nay. Điều này đã được xác định trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở lý luận và tình hình thi hành pháp luật ban hành văn bản QPPL tại địa phương, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để CQĐP cấp tỉnh xem xét thực hiện trong thời gian tới như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh tây ninh​ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)