Kiến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh tây ninh​ (Trang 66 - 103)

Mặc dù các văn bản QPPL về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa được CQĐP cấp tỉnh ban hành trong năm 2019, đang trong giai đoạn triển khai nhưng đã bộc lộ nhiều nội dung không thống nhất, đồng bộ, không khả thi. Mặt khác, quá trình xây dựng ban hành văn bản QPPL tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, Tác giả đề nghị CQĐP tỉnh Tây Ninh xem xét thực hiện một số nội dung sau:

- Đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét sửa đổi những nội dung không thống nhất, đồng bộ, không khả thi trong các văn bản sau: Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND. Cụ thể:

+ Ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật quy định chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tại địa phương để thống nhất nội dung quy định về chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND.

+ Ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND theo hướng sửa đổi khoản 4, 5 Điều 2 cho phù hợp với nội dung Điều 2.

+ Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình của địa phương; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Ban hành văn bản QPPL quy định về thỏa thuận quốc tế theo đó quy định những nội dung thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh và những nội dung thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; trình tự thủ tục ký kết các thỏa thuận quốc tế; hình thức thỏa thuận quốc tế...

- Ngoài ra, đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho UBND cấp tỉnh chủ trì tham mưu HĐND cấp tỉnh ban hành cách chính sách hỗ trợ phát triển dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

3.2.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

- Ban hành văn bản QPPL để sửa đổi, bổ sung những nội dung không thống nhất, đồng bộ; không khả thi trong các văn bản sau: Quyết định số 21/2019/QĐ- UBND; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND; Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND theo hướng bãi bỏ những nội dung quy định lại nội dung của Nghị quyết và của văn bản Trung ương.

- Chỉ đạo cơ quan soạn thảo thành lập Tổ soạn thảo đối với những văn bản QPPL có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ngành, lĩnh vực quản lý tại địa phương. Phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành các hoạt động theo dõi lĩnh vực trọng tâm, liên ngành hàng năm theo kế hoạch của Bộ, ngành quản lý và của UBND tỉnh. Ngoài ra, các cơ quan này còn phải phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên rà soát, hệ thống hóa VBQPPL để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

- Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ sau: (i) Thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng, có chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đảm bảo mỗi cán bộ công chức phụ trách công tác pháp chế ít nhất 05 năm. Hạn chế việc điều động, giao thêm việc kiêm nhiệm cho cán bộ công chức phụ trách công tác pháp chế. (ii) Xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tham mưu công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2020-2025”. Theo đó, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành điều động, luân chuyển, bổ nhiệm công chức Sở Tư pháp đáp ứng đủ điều kiện làm Phó Chánh Văn phòng Sở phụ trách công tác pháp chế hoặc Phó Chánh Thanh tra28 tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Công chức Sở Tư pháp là những người được đào tạo chuyên ngành về Luật, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp

28 Hiện nay, công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thường do công chức của Văn phòng Sở, Thanh tra Sở của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phụ trách

luật. Do đó, khi được phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan đơn vị khác sẽ hỗ trợ cơ quan chuyên môn hạn chế được những sai sót trong quá trình tham mưu soạn thảo, triển khai thực hiện các văn bản QPPL của địa phương. Ngoài ra, khi được điều động đến các cơ quan chuyên môn, để đảm bảo được vai trò, vị trí của công chức thì việc đảm nhận vị trí Phó Chánh Văn phòng Sở hoặc Phó Chánh thanh tra Sở là điều cần thiết. Việc điều động, luân chuyển bổ nhiệm này sẽ rút ngắn thời gian đào tạo chuyên sâu cho các công chức chưa được đào tạo chuyên ngành Luật nâng cao hiệu quả chất lượng văn bản QPPL nhanh chóng. Tuy nhiên, việc luân chuyển bổ nhiệm này cần phải có quy trình để đảm bảo chất lượng công chức phụ trách công tác xây dựng văn bản QPPL tại Sở Tư pháp; (iii) Tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về ban hành văn bản, kỹ năng xây dựng, phân tích chính sách, trong đó chú trọng đánh giá tác động của chính sách trên địa bàn để có hướng điều chỉnh kịp thời, đưa các quy định của luật gắn với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo hướng thực hành. Soạn thảo, phát hành số tay hướng dẫn nghiệp vụ soạn thảo văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh.

- Tiếp tục cũng cố về tổ chức, biên chế của cơ quan Tư pháp: Phòng Xây dựng, kiểm tra và Quản lý việc về thực thi pháp luật của Sở Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ban hành văn bản QPPL. Do đó, cần bố trí đủ số lượng công chức theo đề án vị trí việc làm, ưu tiên những công chức có kinh nghiệm, kiến thức và am hiểu vừa rộng vừa sâu trên tất cả các lĩnh vực do CQĐP cấp tỉnh quản lý để đảm bảo được chất lượng công tác thẩm định văn bản QPPL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là một yêu cầu tất yếu, khách quan góp phần hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Để làm được điều này, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh, tác giả đưa ra một số điều kiện bảo đảm nâng cao hiệu quả thể chế hóa nội dung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh Tây Ninh gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng rõ ràng, cụ thể hơn; bảo đảm chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, liên tục để hướng tới mục tiêu cuối cùng là chất lượng, hiệu quả văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là một trong những công việc quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng rất khó khăn và phức tạp. Việc ban hành được một văn bản QPPL có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, có hình thức đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Trên cơ sở khung pháp lý, đánh giá thực trạng thực hiện tại địa phương để nhận thấy được những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh một cách toàn diện, khoa học, khách quan và khả thi. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Về mặt lý luận, trên cơ sở quy định pháp luật, Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất của văn bản QPPL và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó làm rõ được vai trò của việc ban hành văn bản QPPL với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh; phân tích sự cần thiết của việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Về thực tiễn, Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại địa phương. Trong thời gian qua, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Các chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều những hạn chế bất cập. Đứng trước những đòi hỏi từ chính sự phát triển địa phương trong giai đoạn hiện nay cộng với các yêu cầu từ bên ngoài tác động vào, việc xây dựng một hệ thống văn bản QPPL hoàn chỉnh, khoa học, hợp lý đang trở thành vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Do đó hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh luôn cần được đổi mới và hoàn thiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ.

Với những kiến thức đã được đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM và những kinh nghiệm thực tiễn, từ lý luận và thực trạng ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành văn bản QPPL cũng như chất lượng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Những giải pháp trên nếu được triển khai đồng bộ trên thực tế sẽ đem lại hiệu quả khả quan cho hoạt động ban hành văn bản QPPL.

Luận văn được viết bằng cả tâm huyết và niềm đam mê với lĩnh vực công tác xay dựng, ban hành và thực thi pháp luật. Song do kiến thức về cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài được chọn còn hạn chế nên Luận văn chắc chắn sẽ còn những nhược điểm nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận của các thầy cô giáo, các bạn và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

(Chỉ bao gồm những tài liệu được trích dẫn trong Luận Văn này)

I. Giáo trình, sách

1. Bộ Tư pháp, 2007. Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Hà Nội: NXB Tư pháp.

2. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, 2019. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2018. Tây Ninh: NXB Thống kê.

3. Nguyễn Cảnh Hợp và Thái Thị Tuyết Dung, 2019. Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản. Trường ĐH Luật Tp.HCM.

4. Trần Minh Hương, 2008. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội.

II. Tạp chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lê Thị Ngọc Mai, 2019, Văn bản pháp quy đính kèm - Một số khía cạnh cần làm rõ. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 6 (327).

III. Báo cáo, tờ trình

1. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 10/BC-HĐND ngày 19/3/2019 báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, năm 2019. Báo cáo số 37/BC-HĐND ngày 29/10/2019 báo cáo kết quả thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, 2016. Báo cáo số 361/BC-UBND ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

01/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, 2018. Báo cáo số 375/BC-UBND ngày 03/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 13/BC-UBND ngày 14/01/2019 báo cáo kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh, 2019. Báo cáo số 418/BC-UBND ngày 19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

8. Ủy ban nhân dân tỉnh, 2019. Báo cáo số 488/BC-UBND ngày 27/12/2019 tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Năm 2019).

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Tờ trình số 380/TTr-UBND ngày 04/3/2019 về việc hỗ trợ liên kết sản xuất và tiệu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2020. Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 22/11/2020 báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, năm 2019. Báo cáo số 52/BC- SKHĐT ngày 13/3/2019 báo cáo tổng kết thi hành pháp luật Nghị quyết số

đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.

12. Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh, năm 2019. Báo cáo số 2652/BC-STP ngày 09/12/2019 báo cáo công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019.

IV. Internet

Một phần của tài liệu Luận văn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương lý luận và thực tiễn tại tỉnh tây ninh​ (Trang 66 - 103)