DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH 3.2.1. Kiến nghị đối với Trung ương
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là Luật năm 2020) đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung, 06 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015. Tuy nhiên, số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật năm 2020 vẫn chưa khắc phục được một số hạn chế trong Luật năm 2015 như đã nêu tại mục 2.2.1. của Luận văn. Do đó, trong thời gian tới cần phải tiếp tục kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi một số nội dung còn hạn chế, bất cập theo hướng như sau:
- Một là, bổ sung quy định về việc bãi bỏ văn bản QPPL trong trường hợp văn bản đó không còn đối tượng điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung không còn phù hợp với căn cứ pháp lý hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết phải ban hành văn bản mới thay thế nhằm đơn giản hóa quy trình và tiết kiệm kinh phí thực hiện.
- Hai là, bổ sung trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc đăng tải tất cả các dự thảo sau khi lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Đồng thời giải trình về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu các ý kiến góp ý. Ngoài ra, cần phải bổ sung cơ chế giám sát việc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trên Cổng thông tin điện tử để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình ban hành văn bản QPPL.
- Ba là, bãi bỏ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015. Việc ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù phải đảm bảo dựa trên cơ sở được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, phân quyền.
- Ngoài ra, để đảm bảo tính khả thi của Luật năm 2020, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hệ thống văn bản QPPL, bên cạnh việc quy định chặt chẽ về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, về hiệu lực, nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL cần thiết phải có quy định chế tài đủ mạnh để đảm bảo cho các quy định trên được mọi chủ thể tự giác thực hiện nghiêm chỉnh. Theo đó, cần quy định hình thức xử lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc ban hành văn bản QPPPL trái pháp luật gây ra.
Hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, bên cạnh việc giúp CQĐP cấp tỉnh nâng cao chất lượng ban hành văn bản thì nghị định này cũng đã bọc lộ nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, bên cạnh việc kịp thời hướng dẫn một số nội dung được sửa đổi trong Luật năm 2015 thì cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP theo hướng sau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP theo hướng quy định rõ tiêu chí xác định văn bản QPPL thay vì liệt kê những nội dung không phải là văn bản QPPL như hiện nay. Việc quy định bằng cách liệt kê sẽ làm cho quy định đó mau lạc hậu và không phù hợp với tình hình thực tế.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP theo hướng quy định gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đến các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến theo hướng HĐND cấp tỉnh chỉ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đến các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến trong trường hợp địa phương cảm thấy cần thiết. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm, thời gian trả lời góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Bổ sung hướng dẫn cụ thể trường hợp ban hành văn bản QPPL theo hình thức trực tiếp, trường hợp ban hành văn bản QPPL theo hình thức gián tiếp nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đồng thời bổ sung quy định liên quan đến việc ký kết các thỏa thuận quốc tế của CQĐP cấp tỉnh nhằm đảm bảo các thỏa thuận này phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
Mặc dù các văn bản QPPL về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa được CQĐP cấp tỉnh ban hành trong năm 2019, đang trong giai đoạn triển khai nhưng đã bộc lộ nhiều nội dung không thống nhất, đồng bộ, không khả thi. Mặt khác, quá trình xây dựng ban hành văn bản QPPL tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, Tác giả đề nghị CQĐP tỉnh Tây Ninh xem xét thực hiện một số nội dung sau:
- Đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét sửa đổi những nội dung không thống nhất, đồng bộ, không khả thi trong các văn bản sau: Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND. Cụ thể:
+ Ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật quy định chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tại địa phương để thống nhất nội dung quy định về chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND.
+ Ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND theo hướng sửa đổi khoản 4, 5 Điều 2 cho phù hợp với nội dung Điều 2.
+ Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình của địa phương; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Ban hành văn bản QPPL quy định về thỏa thuận quốc tế theo đó quy định những nội dung thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh và những nội dung thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; trình tự thủ tục ký kết các thỏa thuận quốc tế; hình thức thỏa thuận quốc tế...
- Ngoài ra, đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho UBND cấp tỉnh chủ trì tham mưu HĐND cấp tỉnh ban hành cách chính sách hỗ trợ phát triển dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
3.2.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- Ban hành văn bản QPPL để sửa đổi, bổ sung những nội dung không thống nhất, đồng bộ; không khả thi trong các văn bản sau: Quyết định số 21/2019/QĐ- UBND; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND; Quyết định số 53/2017/QĐ-UBND theo hướng bãi bỏ những nội dung quy định lại nội dung của Nghị quyết và của văn bản Trung ương.
- Chỉ đạo cơ quan soạn thảo thành lập Tổ soạn thảo đối với những văn bản QPPL có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ngành, lĩnh vực quản lý tại địa phương. Phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành các hoạt động theo dõi lĩnh vực trọng tâm, liên ngành hàng năm theo kế hoạch của Bộ, ngành quản lý và của UBND tỉnh. Ngoài ra, các cơ quan này còn phải phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên rà soát, hệ thống hóa VBQPPL để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
- Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ sau: (i) Thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng, có chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đảm bảo mỗi cán bộ công chức phụ trách công tác pháp chế ít nhất 05 năm. Hạn chế việc điều động, giao thêm việc kiêm nhiệm cho cán bộ công chức phụ trách công tác pháp chế. (ii) Xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tham mưu công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2020-2025”. Theo đó, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành điều động, luân chuyển, bổ nhiệm công chức Sở Tư pháp đáp ứng đủ điều kiện làm Phó Chánh Văn phòng Sở phụ trách công tác pháp chế hoặc Phó Chánh Thanh tra28 tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Công chức Sở Tư pháp là những người được đào tạo chuyên ngành về Luật, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp
28 Hiện nay, công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thường do công chức của Văn phòng Sở, Thanh tra Sở của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phụ trách
luật. Do đó, khi được phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan đơn vị khác sẽ hỗ trợ cơ quan chuyên môn hạn chế được những sai sót trong quá trình tham mưu soạn thảo, triển khai thực hiện các văn bản QPPL của địa phương. Ngoài ra, khi được điều động đến các cơ quan chuyên môn, để đảm bảo được vai trò, vị trí của công chức thì việc đảm nhận vị trí Phó Chánh Văn phòng Sở hoặc Phó Chánh thanh tra Sở là điều cần thiết. Việc điều động, luân chuyển bổ nhiệm này sẽ rút ngắn thời gian đào tạo chuyên sâu cho các công chức chưa được đào tạo chuyên ngành Luật nâng cao hiệu quả chất lượng văn bản QPPL nhanh chóng. Tuy nhiên, việc luân chuyển bổ nhiệm này cần phải có quy trình để đảm bảo chất lượng công chức phụ trách công tác xây dựng văn bản QPPL tại Sở Tư pháp; (iii) Tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về ban hành văn bản, kỹ năng xây dựng, phân tích chính sách, trong đó chú trọng đánh giá tác động của chính sách trên địa bàn để có hướng điều chỉnh kịp thời, đưa các quy định của luật gắn với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ soạn thảo văn bản cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo hướng thực hành. Soạn thảo, phát hành số tay hướng dẫn nghiệp vụ soạn thảo văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh.
- Tiếp tục cũng cố về tổ chức, biên chế của cơ quan Tư pháp: Phòng Xây dựng, kiểm tra và Quản lý việc về thực thi pháp luật của Sở Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ban hành văn bản QPPL. Do đó, cần bố trí đủ số lượng công chức theo đề án vị trí việc làm, ưu tiên những công chức có kinh nghiệm, kiến thức và am hiểu vừa rộng vừa sâu trên tất cả các lĩnh vực do CQĐP cấp tỉnh quản lý để đảm bảo được chất lượng công tác thẩm định văn bản QPPL.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là một yêu cầu tất yếu, khách quan góp phần hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Để làm được điều này, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh, tác giả đưa ra một số điều kiện bảo đảm nâng cao hiệu quả thể chế hóa nội dung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh Tây Ninh gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng rõ ràng, cụ thể hơn; bảo đảm chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, liên tục để hướng tới mục tiêu cuối cùng là chất lượng, hiệu quả văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là một trong những công việc quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng rất khó khăn và phức tạp. Việc ban hành được một văn bản QPPL có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, có hình thức đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Trên cơ sở khung pháp lý, đánh giá thực trạng thực hiện tại địa phương để nhận thấy được những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh một cách toàn diện, khoa học, khách quan và khả thi. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Về mặt lý luận, trên cơ sở quy định pháp luật, Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất của văn bản QPPL và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó làm rõ được vai trò của việc ban hành văn bản QPPL với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh; phân tích sự cần thiết của việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Về thực tiễn, Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại địa phương. Trong thời gian qua, với sự cố gắng nỗ lực không ngừng CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Các chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều những hạn chế bất cập. Đứng trước những đòi hỏi từ chính sự phát triển địa phương trong giai đoạn hiện nay cộng với các yêu cầu từ bên ngoài tác động vào, việc xây dựng một hệ thống văn bản QPPL hoàn chỉnh, khoa học, hợp lý đang trở thành vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Do đó hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh luôn cần được đổi mới và hoàn thiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ.
Với những kiến thức đã được đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM và những kinh nghiệm thực tiễn, từ lý luận và thực trạng ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành văn bản QPPL cũng như chất lượng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Những giải pháp trên nếu được triển khai đồng bộ trên thực tế sẽ đem lại hiệu quả khả quan cho hoạt động ban hành văn bản QPPL.
Luận văn được viết bằng cả tâm huyết và niềm đam mê với lĩnh vực công tác xay dựng, ban hành và thực thi pháp luật. Song do kiến thức về cơ sở lý luận có liên