Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 53)

3. Nội dung nghiên cứu

2.2.Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại 3 xã vùng đệm bao gồm: Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình.

Về mặt thời gian

Đề tài tiến hành đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại 3 xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong năm 2018. Cụ thể các số liệu điều tra được từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 12 năm 2018. Ngoài ra còn những số liệu do Ủy ban Nhân dân các xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú cung cấp trong những năm trước sẽ được quy đổi về thời điểm tính toán.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu sẵn có và các số liệu sơ cấp tại hiện trường bằng phương pháp điều tra và thảo luận nhóm. Các số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018 tại hiện trường nghiên cứu.

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các báo cáo hàng năm về nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp của 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, các dự án đầu tư phát triển rừng ngập mặn và các nghiên cứu khác để tìm hiểu thực trạng về tình hình phát triển kinh tế- xã hội. Các số liệu phục vụ cho tính toán giá tri sử dụng trực tiếp bao gồm sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản, lượng khai thác mật ong trong rừng ngập mặn, một số mức giá bán của sản phẩm tại thị trường địa phương cũng được thu thập trong các tài liệu thứ cấp.

43

Số liệu sơ cấp được thu thập tai hiện trường thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn. Các số liệu sơ cấp để phục vụ tính toán giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các nhóm chi phí liên quan đến sản xuất, năng suất, diện tích nuôi trồng, giá thị trường của sản phẩm và một số nội dung khác.

2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Tham vấn những chuyên gia có hiểu biết nhất định tại điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường ở khu vực nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

2.3.4. Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ ( mật ong). sản ngoài gỗ ( mật ong).

Mục đích của phương pháp là xác định giá trị hệ sinh thái thông qua các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, mua bán trên thị trường. Đối với phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp giá thị trường để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) và giá trị tồn tại. Cụ thể để tiến hành đề tài thực hiện các bước như sau :

2.3.4.1. Giá trị thủy sản

a. Giá trị thủy sản khai thác bãi triều (TS1)

Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này đề tài tiến hành đánh giá như sau :

- Bước 1: Điều tra x (người) trong tổng số y (người) đi khai thác bãi triều - Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của y (người) trong năm. Để xác định sản lượng khai thác trung bình của 1 người/năm và tổng sản lượng đánh bắt của y (người)/năm đi khai thác bãi, ta tính theo công thức :

44

Trong đó : qi là tổng khối lượng đánh bắt loài i của x người theo ngày (kg/người/ngày).

SLi là khối lượng đánh bắt loài i của 1 người theo năm (kg/người/năm).

n là số ngày đánh bắt trong năm. x là số người được điều tra

Và để tính tổng sản lượng khai thác của y (người) trong năm ta tính như sau :

Qi= SLi * y

Trong đó : Qi là khối lượng đánh bắt loài thứ i trong 1 năm (kg/năm) y là tổng số người đi khai thác bãi triều tại khu vực nghiên cứu - Bước 3 : Thông qua giá thị trường khi đi tiến hành nghiên cứu thực tế ta sẽ xác định tổng doanh thu trung bình trong 1 năm theo công thức :

Trong đó: z là số loài mà khai thác.

i là số thứ tự của các loài thủy sản đánh bắt được. Pi là giá tương ứng của loài thứ i (VNĐ).

Qi là khối lượng đánh bắt của loài thứ i trong năm (kg). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DT là tổng doanh thu thủy sản đánh bắt được trong 1 năm (VNĐ). Từ đó ta tính được giá trị thủy sản của khai thác bãi triều (TS1).

b. Giá trị thủy sản thu hoạch trong đầm nuôi (TS2)

Ngoài giá trị thuỷ sản đánh bắt tự nhiên thì giá trị thuỷ sản được nuôi trồng cũng có giá trị đáng kể đối với người dân của vùng. Giá trị này được tiến hành như sau:

- Bước 1: Điều tra, thu thập số liệu và thông tin về số hộ, diện tích nuôi

trồng thủy sản trong vùng.

- Bước 2: Tính năng suất thu hoạch được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các đầm nuôi.

45

Năng suất của các loài thuỷ sản trên 1 ha rừng ngập mặn sẽ được tính như sau:

Trong đó: NSi là năng suất thu hoạch được đối với từng loài (kg/ha) Qi là sản lượng thu hoạch được của loài thứ i (kg)

Si là diện tích tương ứng có chứa loài i (ha).

Và doanh thu của thủy sản trên 1 ha rừng ngặp mặn được tính theo công thức :

Trong đó: Pi là giá thành của loài i (VNĐ).

DT là tổng doanh thu thủy sản trên 1 ha (VNĐ/ha). h là số loài có trong đầm.

- Bước 3 : Tính tổng chi phí nuôi thủy sản trên 1 ha trong 1 năm.

CP = Chi phí con giống + Chi phí thuê đầm + Chi phí tu sửa đầm hàng năm + Chi phí nhân công + Chi phí thức ăn

- Bước 4: Giá trị kinh tế trong 1 năm từ các đối tượng thuỷ sản trên toàn bộ diện tích đầm nuôi là:

TS2 = ( DT – CP)* Tổng diện tích đầm Vậy giá trị thủy sản TS= TS1+TS2 2.3.4.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)

Để xác định được giá trị của mật ong trong khu rừng ngập mặn thuộc xã Nam Hưng chúng tôi tiến hành các bước sau :

- Bước 1: Xác định sản lƣợng mật ong trung bình trong 1 năm

Trong đó xác định : Số lượng tổ

Số lần lấy mật trong năm

Lượng mật lấy trong 1 lần trong năm

- Bước 2: Tính tổng doanh thu trung bình trong 1 năm.

- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi ong trong 1 năm.

46

2.3.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để xác định giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. dạng sinh học.

Giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm hai nhóm là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền. Đây là những giá trị nằm trong cảm nhận, tri thức và độ thỏa mãn của một cá nhân khi biết rằng một tài nguyên đang tồn tại hoặc được lưu truyền cho thế hệ tiếp sau ở một trạng thái nhất định. Người dân ở đây sinh sống và có sinh kế gắn bó với tài nguyên rừng ngập mặn, được tận mắt chứng kiến giá trị đa dạng sinh học của vùng cũng như nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên RNM với cuộc sống của cá nhân và gia đình. Vì vậy, luận văn lựa chọn giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm KBTTN ĐNN Tiền Hải là giá trị phi sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế. Để xác định được giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm KBTTN ĐNN Tiền Hải đề tài tiến hành theo các bước:

- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi

Trong bảng hỏi, đề tài đã giả sử sẽ hình thành nên một quỹ: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại và trong tương lai của người dân sống tại vùng đệm KBTTN ĐNN Tiền Hải.

Bảng hỏi đã xây dựng các mức tiền phù hợp để đóp góp cho quỹ và một vài thông tin cá nhân khác đối với người được hỏi (cụ thể xem tại bảng hỏi trong phần phụ lục), mục đích để xác định được WTP trung bình của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu.

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra gồm dân cư của xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.

Sau khi xác định được đối tượng và cách thức thu thập số liệu thì yêu cầu đặt ra là phải xác định được số mẫu điều tra. Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:

47

Trong đó: N là kích cỡ của tổng thể. n là kích cỡ mẫu.

e là mức sai số chấp nhận.

- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được. - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy.

+ Xác định giá trị :

GT = WTP trung bình * Tổng số hộ dân trong vùng * Tỷ lệ % người đồng ý trả lời

- Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP.

2.3.6. Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của rừng.

Để lượng giá được giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn tại 3 xã vùng đệm, luận văn sử dụng phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method). Phương pháp chi phí thay thế giả thiết rằng các chi phí phải gánh chịu để thay thế các tài sản môi trường đã mất có thể được ước lượng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ nhận được từ tài sản môi trường đó. Một cách cơ bản, giả thiết rằng một lượng tiền mà xã hội phải chi trả để thay thế cho những tài sản môi trường là tương đương với những lợi ích những tài sản đó đem lại bị mất đi.

Cụ thể để tính toán cho giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn tại 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh luận văn tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm KBTTN ĐNN Tiền Hải

Giá trị quan trọng mà hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp là chắn sóng, bão và ổn định đường bờ biển.

- Bước 2:Xác định vật thay thế

Giá trị của dịch vụ này có thể được ước lượng thông qua tính toán các chi phí thay thế rừng ngập mặn bằng việc nâng cấp chiều cao đê biển tại khu vực nghiên cứu.

48

- Bước 3:Tính toán giá trị thay thế

Để đánh giá được giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn, chúng tôi đưa ra một bài toán giả định về việc nâng cấp chiều cao một con đê lên khoảng 1 (m) tại khu vực nghiên cứu. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành tính giá trị của việc nâng cấp chiều cao lên đến 1 (m) cho 1 (km) đê trong trường hợp có rừng ngập mặn và không có rừng ngập mặn. Cụ thể giá trị phòng hộ của rừng ngập mặn được tính như sau:

B = Kt * C B: Là giá nâng cấp chiều cao đê của một km đê C: Chi phí cho việc nâng cấp chiều cao đê Kt: Cao trình đê

Tiếp theo để lượng giá được giá trị phòng hộ chúng tôi tiến hành như sau: Bphòng hộ= Bnâng cấp chiều cao đê khi không có rừng – Bgiảm thiểu chiều cao dê khi có rừng

2.3.7. Phương pháp xử lý thống kê.

Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft excel 2010 đối với các số liệu về hiện trạng RNM, diện tích rừng,…Ngoài ra đề tài còn sử dụng phần mềm Eview 8 để xác định giá trị WTP

- Các bước tiến hành phần mềm Eview 8

+ Bước 1 : Xử lý số liệu , kiểm tra độ sai lệch khi nhập dữ liệu + Bước 2 : Kiểm tra độ tin cậy

+ Bước 3 : Chạy phân tích nhân tố + Bước 4 : So sánh theo nhóm đối tượng

+ Bước 5 : Chạy tương quan : Tương quan thuận, tương quan nghịch

+ Bước 6 : Chạy hồi quy phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý.

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng và công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải

3.1.1. Hiện trạng khai thác và sử dựng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

3.1.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Theo số liệu điều tra và tổng hợp từ tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì kể từ năm 1993 cho đến nay các hoạt động cũng như các dự án trồng rừng ngập mặn tại huyện Tiền Hải nói chung và ba xã vùng đệm: Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh nói riêng vẫn luôn được duy trì và phát triển, những dự án trồng rừng này đã mang lại hiệu quả to lớn và lợi ích thiết thực, góp phần quan trọng cải thiện môi trường, bảo vệ hệ sinh thái cũng như đê biển, đê sông, giúp phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực. Cụ thể những dự án này bao gồm:

- Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1993 đến năm 1998 đã đạt được những kết quả nhất định, đã trồng thành rừng 2.590 ha trên địa bàn huyện Tiền Hải, đã làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp cho người tham gia trồng rừng như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhưng hạn chế của chương trình là vốn đầu tư trồng rừng thấp, phương thức trồng rừng chủ yếu là thuần loại nên rất hạn chế đến mục đích phòng hộ. [18]

- Chương trình 661 (Dự án 5 triệu ha rừng), kế tiếp chương trình 327 được triển khai từ năm 1999 đến năm 2010, kết quả trồng rừng thực tế của 10 xã ( trong đó có Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh), hai huyện vùng ven biển cho thấy rừng trồng hỗn giao nhiều loài cây có chất lượng cao và tác dụng phòng hộ tốt hơn so với rừng trồng thuần loại. Chương trình 661 đã trồng thành rừng được 3.090,0 ha, trong đó trồng xen vào rừng thuần loài của các chương trình cũ tạo thành rừng hỗn giao 2.426,0 ha; trồng mới lấn biển được 2.033,0 ha, tỷ lệ thành rừng đạt 30%. Do vậy diện tích rừng thực tế lấn biển được 664 ha. Bước đầu đã thực hiện trồng cây sú, vẹt trong một số đầm NTTS với (mật độ gần 1.000 cây/ha). Tạo nên mô hình lâm, ngư

50

kết hợp có hiệu quả, cây trồng sinh trưởng tốt, năng xuất NTTS cao hơn và ổn định hơn so với nuôi quảng canh. [18]

- Chương trình của hội Chữ thập đỏ thực hiện từ năm 1994 đến năm 2005, hoạt động trên cơ sở vốn tài trợ của tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế. Kết quả đã trồng được 2.069,0 ha rừng lấn biển; 807,0 ha rừng hỗn giao. Chương trình đã đầu tư cho công tác trồng rừng và bảo vệ rừng khá cao nên khuyến khích được đông đảo nhân dân tham gia. Ngoài ra chương trình đã hỗ trợ một số trang thiết bị cho công tác bảo vệ rừng, tổ chức cho các hoạt động tuyên truyền giúp nhân dân nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 53)